Trường hợp nào vợ sinh con, chồng được nhận gần 3 triệu đồng?

Gần đây, một bộ phận người dân đang khá thắc mắc về thông tin chồng được hưởng gần 03 triệu khi có vợ sinh con. Vậy đây là chế độ gì? Trường hợp nào vợ sinh con thì chồng được nhận tiền?


Vợ sinh con chồng được hưởng gần 3 triệu đồng trong trường hợp nào?

Thông tin chồng được nhận gần 03 triệu khi vợ sinh con không phải là chế độ mới. Thực chất đây là tiền trợ cấp 1 lần mà người chồng sẽ được nhận khi vợ sinh con do cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả.

Căn cứ Điều 38 Luật BHXH năm 2014, tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con được tính như sau:

Mức trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở =  2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng

Để được nhận số tiền trợ cấp gần 03 triệu đồng này, người chồng có vợ sinh con phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ sinh con.

(2) Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

(3) Cả vợ và chồng cùng tham gia BHXH nhưng vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con, còn người chồng đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Căn cứ: Khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.

Lưu ý: Thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con được xác định như sau:

- Trường hợp sinh trước ngày 15 của tháng: Tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.

- Trường hợp sinh từ ngày 15 trở đi của tháng:

+ Tháng đó có đóng BHXH: Tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.

+ Tháng đó không đóng BHXH: Tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh. 

chong duoc nhan gan 3 trieu dong khi vo sinh con


Hồ sơ, thủ tục nhận tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con

Theo hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH, hồ sơ đề nghị nhận tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Trường hợp thông thường: Nộp bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

- Trường hợp con chết sau sinh chưa được cấp Giấy chứng sinh: Nộp trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Để được chi trả tiền trợ cấp 1 lần, người chồng có thể tham khảo hướng dẫn thủ tục hưởng sau đây:

Bước 1: Nộp đầy đủ 01 bộ hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.

Thời hạn nộp: 45 ngày kể từ ngày lao động nam trở lại làm việc.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động, đơn vị sử dụng lao động phải lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo mẫu 01B-HSB.

Bước 2: Nhận tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con.

Nếu hồ sơ mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH là hợp lệ thì sau tối đa 06 ngày làm việc, cơ quan BHXH sẽ giải quyết chi trả chế độ cho người lao động.

Hình thức nhận tiền phổ biến:

- Trả tiền mặt thông qua đơn vị sử dụng lao động.

- Chuyển tiền về tài khoản ngân hàng cá nhân của người lao động.

Trên đây là thông tin về các trường hợp chồng được nhận gần 3 triệu đồng khi vợ sinh con. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Chế độ thai sản cho nam: Cập nhật những quy định mới nhất
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?