Chính sách mới về lương hưu, BHXH có hiệu lực tháng 01/2022

Trải qua năm 2021 đầy khó khăn, người lao động càng mong chờ những chuyển biến có lợi về chính sách lương hưu và bảo hiểm xã hội (BHXH) trong thời gian sắp tới. Cùng LuatVietnam điểm qua những quy định nổi bật về lương hưu, BHXH có hiệu lực tháng 01/2022.


1/ Tăng 7,4% lương hưu từ ngày 01/01/2022

Đây là tin vui dành cho hơn 03 triệu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng. Bởi tại Nghị định 108/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết định tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/01/2022 cho các đối tượng:

- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động hưởng lương hưu hằng tháng.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng…

Xem chi tiết 07 nhóm đối tượng được tăng lương hưu, BHXH tại đây.

Sau điều chỉnh mức tăng 7,4% mà mức hưởng của người nghỉ hưu trước năm 1995 vẫn thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng thì còn được tăng thêm:

- Tăng 200.000 đồng/tháng: Nếu mức hưởng từ 2,3 triệu đồng/tháng trở xuống.

- Tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/tháng: Nếu mức hưởng từ 2,3 - dưới 2,5 triệu đồng/ tháng.

Xem thêm: 2 điều cần biết về tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 2022


2/ Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 với tuổi cao hơn

Bước sang tháng 01/2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tiếp tục tăng theo đúng lộ trình được quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 sẽ thiệt thòi hơn người nghỉ hưu ở năm 2021 bởi độ tuổi nghỉ hưu đã bị tăng thêm:

- Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 06 tháng.

- Lao động nữ: Từ đủ 55 tuổi 08 tháng.

Trong khi đó, nếu nghỉ hưu vì các lý do như: Suy giảm khả năng lao động; làm việc trong hầm lò; làm công việc độc hại, nguy hiểm,..., người lao động sẽ được nghỉ hưu sớm hơn độ tuổi nói trên từ 05 đến 10 tuổi.

Xem thêm: Tuổi nghỉ hưu năm 2022 thay đổi như thế nào? 

chinh sach moi ve bao hiem thang 01/2022


3/ Tăng hơn gấp đôi mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu

Theo Điều  87 Luật BHXH năm 2014, mức thu nhập tối thiểu được chọn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích 22% mức thu nhập đã chọn để đóng BHXH tự nguyện.

Sang đến năm 2022, mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn đã tăng từ 700.000 đồng/tháng lên thành 1,5 triệu đồng/tháng (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP).

Tương ứng với đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất sẽ tăng từ 154.000 đồng/tháng lên thành 330.000 đồng/tháng.

Như vậy có thể thấy, từ ngày 01/01/2022, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu sẽ tăng hơn gấp đôi so với trước đó.


4/ Người nước ngoài bắt đầu phải đóng quỹ hưu trí - tử tuất

Ngày 01/01/2022 cũng là thời điểm bắt đầu áp dụng quy định đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài.

Cụ thể, Điều 12 và Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP đã nêu rõ:

Điều 12. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Điều 13. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Như vậy, từ ngày 01/01/2022, người lao động nước ngoài sẽ phải trích thêm 8% tiền lương để đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn doanh nghiệp phải đóng thêm số tiền tương đương 14% tiền lương của người lao động.

Trước đây, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng đóng BHXH chỉ phải đóng tiền bảo hiểm y tế, còn doanh nghiệp sử dụng những người lao động này chỉ phải dùng 3% tiền lương để đóng quỹ ốm đau, thai sản; 0,3% hoặc 0,5% đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 3% vào quỹ bảo hiểm y tế.

Xem thêm: Chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

Trên đây là một số chính sách mới về bảo hiểm tháng 01/2022. Nếu có những thắc mắc liên quan đến các nội dung trên, bạn đọc gọi ngay 1900.6199 để gặp các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam và được hỗ trợ giải đáp chi tiết vấn đề mà bạn quan tâm.

>> Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 01/2022

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Ốm đau là một trong những chế độ thuộc bảo hiểm xã hội. Khi người lao động ốm đau nhập viện sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định. Vậy khi nào người bệnh được xuất viện và người bệnh cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm trong thời gian nằm viện?

Lao động nước ngoài có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?

Lao động nước ngoài có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?

Lao động nước ngoài có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?

Trong bối cảnh hội nhập, việc người Việt nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài hoặc người nước ngoài đến Việt Nam làm việc là rất phổ biến. Vậy khi làm việc tại Việt Nam mà mang thai và sinh con, người nước ngoài có được hưởng chế độ thai sản không?