Chính sách BHYT năm 2023 thay đổi như thế nào?

Mặc dù Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và các văn bản hướng dẫn chưa có dấu hiệu sửa đổi, bổ sung nhưng với sự kiện tăng lương cơ sở vào ngày 01/7/2023 thì chính sách BHYT năm 2023 sẽ có sự thay đổi đáng kể.


1. Tăng mức đóng BHYT

1.1. Tăng mức đóng BHYT tối đa của người lao động, công chức, viên chức

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo mức sau

Mức đóng BHYT

=

1,5%

x

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó, khoản 5 Điều 14 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 nêu rõ, mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

Do đó, khi lương cơ sở chính thức được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng lên thành 1,8 triệu đồng vào ngày 01/7/2023 thì mức đóng BHYT tối đa của các nhóm đối tượng kể trên sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng.

1.2. Tăng mức đóng BHYT hộ gia đình

Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT theo diện hộ gia đình được tính dựa trên lương cơ sở với cách tính như sau:

Thành viên hộ gia đình

Số tiền đóng/tháng

Người thứ nhất

4,5% mức lương cơ sở

Người thứ hai

70% mức đóng của người thứ nhất

Người thứ ba

60% mức đóng của người thứ nhất

Người thứ tư

50% mức đóng của người thứ nhất

Người thứ năm trở đi

40% mức đóng của người thứ nhất

Trong năm 2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2023 sẽ được điều chỉnh tăng lên như sau:

Thành viên hộ gia đình

Tiền đóng BHYT  hộ gia đình

Đến hết ngày 30/6/2022

Từ 01/7/2023

Người thứ nhất

804.600 đồng/năm

972.000 đồng/năm

Người thứ hai

563.220 đồng/năm

680.400 đồng/năm

Người thứ ba

482.760 đồng/năm

583.200 đồng/năm

Người thứ tư

402.300 đồng/năm

486.000 đồng/năm

Người thứ năm trở đi

321.840 đồng/năm

388.800 đồng/năm

1.3. Tăng mức đóng BHYT học sinh, sinh viên

Căn cứ khoản 11 Điều 18 và điểm 4.2 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân khi tham gia BHYT sẽ phải đóng theo mức sau:

Mức đóng BHYT

tối đa/tháng

=

70%

x

4,5%

x

Mức lương cơ sở

Do lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng nên từ ngày 01/7/2023, mức đóng BHYT của nhóm đối tượng học sinh, sinh viên sẽ tăng như sau:

Học sinh, sinh viên

Tiền đóng BHYT  hộ gia đình

Đến hết ngày 30/6/2022

Từ 01/7/2023

563.220 đồng/năm

680.400 đồng/năm

1.4. Tăng mức đóng BHYT hộ nghèo, cận nghèo

Căn cứ khoản 10 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2019, thành viên thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều tham gia BHYT chỉ phải đóng với mức sau:

Mức đóng BHYT

tối đa/tháng

=

30%

x

4,5%

x

Mức lương cơ sở

Từ 01/7/2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ thay đổi như sau:

Hộ nghèo, hộ cận nghèo

Tiền đóng BHYT

Đến hết ngày 30/6/2022

Từ 01/7/2023

241.380 đồng/năm

291.600 đồng/năm




2. Thay đổi điều kiện để nghệ sĩ nhân dân được cấp thẻ BHYT miễn phí

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, những người được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do ngân sách nhà nước đóng.

Nói cách khác, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú sẽ được cấp thẻ BHYT nếu thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân/người thấp hơn lương cơ sở.

Từ ngày 01/7/2023, khi lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng lên thành 1,8 triệu đồng thì điều kiện để nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú được cấp thẻ BHYT cũng sẽ thay đổi.

Chỉ cần họ thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1,8 triệu đồng là đã có thể được xét cấp thẻ BHYT miễn phí.


3. Điều chỉnh điều kiện để được thanh toán 100% BHYT

Theo điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được qũy bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí trong phạm vi được hưởng nếu:

- Khám, chữa bệnh mà chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

- Trường hợp người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Khi lương cơ sở tăng, mức chi phí khám, mức chi phí đồng chi trả hai trường hợp trên  sẽ có sự điều chỉnh. Theo đó, từ ngày 01/7/2023, người bệnh sẽ được thanh toán 100% BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến nếu:

- Chi phí cho 01 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 270.000 đồng (trước đó là 223.500 đồng).

- Người bệnh đã BHYT 05 năm liên tục trở lên mà có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 10,8 triệu đồng (trước đó là 8,94 triệu đồng).


4. Tăng mức thanh toán BHYT trực tiếp

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hiện nay mức thanh toán BHYT trực tiếp cũng được xác định dựa trên lương cơ sở. Do đó, tới đây, khi lương cơ sở tăng thì mức thanh toán BHYT trực tiếp từ ngày 01/7/2023 cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo. Cụ thể như sau:

STT

Trường hợp

Mức thanh toán BHYT trực tiếp

Cách tính

Đến hết ngày 30/6/2023

Từ ngày 01/7/2023

1

Đi khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT

1.1.

Ngoại trú

Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở

Tối đa 223.500 đồng

Tối đa 270.000 đồng

1.2.

Nội trú

Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở

Tối đa 745.000 đồng

Tối đa 900.000 đồng

2

Khám, chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh mà không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT

Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở

Tối đa 1,49 triệu đồng

Tối đa 1,8 triệu đồng

3

Khám, chữa bệnh nội trú tại bệnh viện trung ương mà không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT

Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở

Tối đa 3,725 triệu đồng

Tối đa 4,5 triệu đồng

4

Đi khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu nhưng không xuất trình được thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân

4.1

Ngoại trú

Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở

Tối đa 223.500 đồng

Tối đa 270.000 đồng

Nội trú

Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở

Tối đa 745.000 đồng

Tối đa 900.000 đồng


5. Được đăng ký tham gia BHYT online

Đây là nội dung đáng chú được đề cập tại Quyết 3510/QĐ-BHXH ngày 21/11/2022 của BHXH Việt Nam.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2023, người dân chỉ tham gia BHYT thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Nhờ cách này, người dân có thể tự thao tác các thủ tục đăng ký tham gia và đóng tiền BHYT tại nhà mà không cần đến trực tiếp cơ quan BHXH, Ủy ban nhân dân cấp xã, trạm y tế,…

Trước đó, Cổng Dịch vụ công quốc gia chỉ hỗ trợ người dân làm thủ tục gia hạn thẻ BHYT online, tức hỗ trợ đóng tiền BHYT tại nhà mà không cần đến trực tiếp các địa điểm thu.

Việc bổ sung thêm dịch vụ đăng ký tham gia BHYT online không chỉ giúp đơn giản hóa thủ tục mà giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức đi lại khi có nhu cầu tham gia BHYT.

Lưu ý, theo Điều 2 Quyết 3510/QĐ-BHXH, dịch vụ đăng ký BHYT online chỉ áp dụng đối với các nhóm đối tượng sau:

- Người tham gia BHYT thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều.

+ Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

- Người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Trên đây là những thay đổi của chính sách BHYT năm 2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?