Chế độ thai sản 2019 khi chỉ có chồng tham gia BHXH

Thai sản là một trong những chế độ được quan tâm hàng đầu của chính sách bảo hiểm xã hội. Khi vợ sinh con, chế độ thai sản cho chồng được pháp luật quy định như thế nào?

Điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ, lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:

Được nghỉ việc tối đa 14 ngày

Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam sẽ được nghỉ từ 05 đến 14 ngày làm việc trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày người vợ sinh con:

- 05 ngày làm việc nếu sinh thường;

- 07 ngày làm việc nếu sinh phải phẫu thuật, sinh dưới 32 tuần tuổi;

- 10 ngày làm việc nếu sinh đôi; sinh ba trở lên thì cứ mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

- 14 ngày làm việc nếu sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con (Ảnh minh họa)


Được hưởng tiền thai sản

Điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nam khi vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản với mức hưởng theo ngày:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc : 24 x Số ngày nghỉ

Ngoài ra, người chồng còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con nếu đã đóng đủ BHXH từ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi người vợ sinh.

(Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

Để được hỗ trợ một cách tốt nhất, độc giả có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:

Hướng dẫn tính tiền thai sản 2019

Chế độ thai sản 2019: Thông tin cần biết khi sinh con

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?