Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 đã mở rộng thêm nhiều đối tượng được hưởng chế độ ốm đau so với Luật hiện hành. Cùng tìm hiểu chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ thời điểm Luật mới có hiệu lực.

1. Người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025 cũng được hưởng chế độ ốm đau

Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, đối tượng hưởng chế độ ốm đau là những đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 khi họ nghỉ việc trong một số trường hợp.

Theo đó, các đối tượng thuộc các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bao gồm các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện như:

(1)  Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

(2) Cán bộ, công chức, viên chức;

(3) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

(4) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

(5) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiền lương;

(6) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

(7) Đối tượng quy định tại (1) mà làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;

...

Có thể thấy, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã mở rộng thêm nhiều đối tượng được hưởng chế độ ốm đau so với Luật hiện hành, trong đó bao gồm cả người làm việc bán thời gian có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu cũng sẽ được hưởng chế độ ốm đau từ ngày 01/7/2025 nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025
Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025 (Ảnh minh họa)

3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bán thời gian

Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, những đối tượng thuộc các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, bao gồm người lao động bán thời gian được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp:

(1) Điều trị khi mắc bệnh mà không phải bệnh nghề nghiệp;

(2) Điều trị khi bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động;

(3) Điều trị khi bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

(4) Điều trị, phục hồi chức năng lao động khi thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc do bị tai nạn quy định tại điểm c khoản này;

(5) Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

(6) Chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau.

Như vậy, khi người thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau nếu thuộc một trong 06 trường hợp kể trên mà phải nghỉ việc thì sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau.

3. Mức hưởng trợ cấp ốm đau cho người lao động bán thời gian

Trợ cấp ốm đau được quy định tại Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Theo đó, mức hưởng trợ cấp ốm đau được tính theo tháng và căn cứ vào tiền lương tháng đóng BHXH của tháng gần nhất trước tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Trong trường hợp phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên tham gia BHXH hoặc tháng đầu tiên tham gia BHXH trở lại thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp ốm đau là tiền lương đóng BHXH của tháng đầu tiên.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức hưởng trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một nửa mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày.

Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày đến dưới một ngày được tính là một ngày.

Cụ thể, mức hưởng chế độ ốm đau được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
------------

24 ngày

x

75%

x

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

Ví dụ: Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm là 6.300.000 đồng thì mức hưởng chế độ ốm đau dưới nửa ngày tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=

6.300.000

------------

24 ngày

x

75%

x

1

-----
2

Như vậy mức hưởng chế độ ốm đau với người có mức đóng BHXH 6.300.000 đồng/tháng là 98.437,5 đồng nếu nghỉ dưới nửa ngày.

Nếu nghỉ từ nửa ngày thì được tính là một ngày, mức hưởng sẽ là: 98.437,5 x 2 = 196.875 đồng.

4. Người lao động bán thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau ở đâu?

Căn cứ theo Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau như sau:

- Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điều 47 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cho người sử dụng lao động. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Điều 47 Luật BHXH 2024 đã quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với:

* Người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú là bản chính hoặc bản sao của 01 trong các giấy tờ sau đây:

- Giấy ra viện;

- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;

- Giấy tờ khác chứng minh quá trình điều trị nội trú.

* Người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú là 01 trong các giấy tờ sau đây:

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú;

- Bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.

* Đối với người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài

Là các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh thể hiện tên bệnh, thời gian điều trị bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có bản dịch tiếng Việt được công chứng/chứng thực

- Được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác)

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau kèm theo hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, người lao động bán thời gian để được hưởng chế độ ốm đau cần nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo quy định trên cho người sử dụng lao động.

Trên đây là thông tin về Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục