Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên theo quy định mới nhất

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên đã được pháp luật quy định rõ ràng trong chế độ nghỉ thai sản cho các lao động nữ. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều giáo viên chưa rõ về các chế độ nghỉ thai sản và lỡ mất những quyền lợi mình đáng có. 


1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ thai sản của giáo viên

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên cũng giống với điều kiện nghỉ thai sản của người lao động nữ. Vậy nên theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản của giáo viên như sau:

- Giáo viên phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (khoản 2 Điều 31 Luật BHXH). Nếu phải nghỉ dưỡng thai theo yêu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm ít nhất 03 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con.

- Trường hợp nữ giáo viên không đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận con nuôi thì sẽ được hưởng các chế độ khi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý hoặc mẹ chết sau khi sinh dựa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trên đây là một vài điều kiện hưởng chế độ nghỉ thai sản của giáo viên theo Điều 31, Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến điều kiện hưởng chế độ thai sản và cách tính bảo hiểm xã hội đối với giáo viên, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633705 để được tư vấn miễn phí.

>> Tư vấn cách tính bảo hiểm theo chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên liên hệ ngay 1900 633705

che do nghi thai san cua giao vien


2. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội chế độ thai sản

Trong thời gian nghỉ thai sản, giáo viên được nhận một số khoản tiền trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Vậy cách tính tiền bảo hiểm xã hội của chế độ nghỉ thai sản như thế nào ? Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một số thông tin như sau:

- Theo quy định của pháp luật hiện nay chế độ nghỉ thai sản của giáo viên sẽ được tính bao gồm khoản phụ cấp và trợ cấp cụ thể như trợ cấp thai sản một lần, chế độ thai sản phụ cấp đứng lớp (tùy từng trình độ giảng dạy, các ngành khác nhau mà giáo viên nghỉ thai sản có thể nhận phụ cấp đứng lớp từ 25-50%).

- Theo chế độ thai sản của giáo viên, khi nghỉ sinh con, giáo viên không được nhận lương nhưng sẽ được hưởng mức trợ cấp thai sản một lần. Mức trợ cấp này sẽ bằng hai lần mức hưởng lương cơ sở hàng tháng của lao động nữ

(Theo quy định của Chính phủ thì hiện mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng). 

Mức trợ cấp này theo chế độ nghỉ của giáo viên sẽ được tính riêng cho từng con, nếu sinh 02 con sẽ tính gấp đôi, 03 con sẽ tính gấp ba…

-  Trong thời gian nghỉ thai sản, giáo viên được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi giáo viên đó nghỉ thai sản.

Trong trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng trong thời gian nghỉ khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý được tính bằng bình quân tiền lương của tháng đóng bảo hiểm xã hội (theo điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

- Trong vòng 30 ngày đầu quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi, giáo viên còn được nghỉ dưỡng sức. Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ từ 05 - 10 ngày, mức tiền trợ cấp dưỡng sức mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở .

Bên cạnh đó giáo viên sẽ nhận thêm phụ cấp đứng lớp trong thời gian mang thai. Mức tính phụ cấp đứng lớp này sẽ được tính dựa trên mức lương được nhận.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách tính tiền bảo hiểm xã hội theo chế độ nghỉ thai sản của giáo viên thì bạn có thể liên hệ về số hotline 1900 633705 để được tư vấn thêm. 

che do nghi thai san cua giao vien


3. Thủ tục hưởng chế độ thai sản của giáo viên 

Căn cứ theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 9 Quyết định 166/QĐ-BHXH, giáo viên và nhà trường cần chuẩn bị những thủ tục hồ sơ sau để nhận đầy đủ  mức hưởng chế độ thai sản đối với giáo viên:

Hồ sơ làm thủ tục hưởng thai sản khi sinh con: 

- Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;

- Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau sinh không đủ sức khỏe để chăm con;

- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết;

- Bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh mẹ chết;

- Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện biện pháp tránh thai

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nếu điều trị ngoại trú;

- Giấy ra viện nếu điều trị nội trú.

Hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi

- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

- Hồ sơ hưởng chế độ đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con

- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;

- Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con phải mổ, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Thời gian nộp hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ thai sản

- 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc giáo viên phải nộp hồ sơ cho nhà trường;

- 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của giáo viên, phải nộp cho cơ quan bảo hiểm;

- Cơ quan bảo hiểm xã hội tất toán tiền thai sản cho người lao động trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động và 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.

>> Hướng dẫn thủ tục nhận trợ cấp chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên liên hệ ngay 1900 633705

Tóm lại, kể từ ngày nhận hồ sơ, tối đa trong vòng 20 ngày người lao động sẽ nhận được tiền thai sản nếu nộp đủ hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ nghỉ thai sản lên cơ quan bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy trên đây là những giải đáp của chúng tôi về chế độ nghỉ thai sản của giáo viên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về chế độ nghỉ thai sản đối với giáo viên hãy liên hệ ngay về số hotline 1900 633705 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng dễ dàng. 

Nguồn: Tongdaiphapluat 

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.