Những điểm mới về chế độ hưu trí từ ngày 01/7/2025

So với Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hành 2014, chế độ hưu trí trong Luật BHXH năm 2024 có nhiều điều chỉnh mới từ 01/7/2025 mà người lao động cần phải lưu ý.

1. Giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu

chế độ hưu trí từ ngày 01/7/2025

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có nhiều điểm mới so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đặc biệt trong đó có nhiều quy định giúp mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH, trong đó có quy định về việc sẽ giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm để được hưởng lương hưu hàng tháng.

Hiện nay, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng BHXH tối thiểu để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí của hầu hết các trường hợp đều là đủ 20 năm.

Thời gian này được đánh giá còn khá dài dẫn tới nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, từ 01/7/2025, theo Điều 64 Luật BHXH năm 2024, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì cũng sẽ được hưởng lương hưu.

Với quy định điều kiện về thời gian đóng BHXH tối thiểu chỉ còn 15 năm thì cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động cũng sẽ tăng cao hơn so với trước kia.

2. Bổ sung cách tính mức hưởng lương hưu hằng tháng

Hiện nay, tỷ lệ lương hưu hằng tháng của người lao động đang được quy định tại Điều 56 Luật BHXH năm 2014 như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

- Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng

Tuy nhiên, từ 01/7/2025, người lao động có 15 năm tham gia BHXH cũng sẽ được hưởng lương hưu nên Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã bổ sung thêm cách tính mức hưởng lương hưu với lao động nam có thời gian tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 20 năm tại điểm b Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH năm 2024 như sau:

1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được tính như sau:

a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Như vậy, từ 01/7/2025, người lao động nghỉ hưu được hưởng mức lương hưu như sau:

Mức hưởng lương hưu theo Luật BHXH 2014

Mức hưởng lương hưu theo Luật BHXH 2024

Thời gian đóng BHXH

Nam (% mức lương bình quân)

Nữ (% mức lương bình quân)

Nam (% mức lương bình quân)

Nữ (% mức lương bình quân)

15 năm

45

40

45

16 năm

47

41

47

17 năm

49

42

49

18 năm

51

43

51

19 năm

53

44

53

20 năm

45

55

45

55

21 năm

47

57

47

57

22 năm

49

59

49

59

23 năm

51

61

51

61

24 năm

53

63

53

63

25 năm

55

65

55

65

26 năm

57

67

57

67

27 năm

59

69

59

69

28 năm

61

71

61

71

29 năm

63

73

63

73

30 năm

65

75

65

75

31 năm

67

67

32 năm

69

69

33 năm

71

71

34 năm

73

73

35 năm

75

75

3. Tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Hiện hành, người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu được hưởng lương hưu và trợ cấp một lần.

Khi đó, mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Tuy nhiên, từ 01/7/2025, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

Điều 68. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định tại khoản 1 Điều này bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.

Có thể thấy, từ 01/7/2025, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được chia thành 2 trường hợp:

(1) Người lao động hưởng chế độ hưu trí tại thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu: Mức hưởng trợ cấp một lần bằng 0,5 lần bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho mỗi năm đóng cao hơn quy định cho tới tuổi nghỉ hưu.

(2) Người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu mà tiếp tục đóng BHXH: Mức trợ cấp bằng 02 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định.

Việc sửa đổi, bổ sung quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ 01/7/2025 nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc, đóng BHXH sau tuổi nghỉ hưu.

4. Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội với người không có lương hưu

chế độ hưu trí từ ngày 01/7/2025
Bổ sung trợ cấp hưu trí cho người không có lương hưu (Ảnh minh họa)

Đây là một sự bổ sung cần thiết trong tương lai để góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 giải thích trợ cấp hưu trí xã hội là loại hình bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm cho người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định.

Theo đó, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

(1) Từ đủ 75 tuổi trở lên;

(2) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

(3) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Ngoài ra, công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm (2) và điểm (3) thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

5. Giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trợ cấp hưu trí xã hội là loại hình BHXH do ngân sách nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.

Theo đó, từ 01/7/2025, độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội của người lao động sẽ được giảm xuống còn 75 tuổi theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (hiện hành là 80 tuổi).

Riêng đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì từ đủ 70 - dưới 75 tuổi sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

6. Bổ sung quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung

Nếu như tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ giải thích định nghĩa quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung thì Luật BHXH 2024 đã dành hẳn Chương 8 (từ Điều 124 - Điều 127) để nói về loại hình bảo hiểm này.

Điều 126 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mục đích sử dụng của quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung như sau:

Điều 126. Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung

1. Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước; được hạch toán, kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về kiểm toán.

2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung bao gồm đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và tiền sinh lời của hoạt động đầu tư của quỹ.

3. Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung được sử dụng để chi trả chế độ hưu trí bổ sung cho người lao động, chi phí tổ chức và hoạt động quản lý.

Theo đó, quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung được sử dụng để chi trả chế độ hưu trí bổ sung cho người lao động, chi phí tổ chức và hoạt động quản lý nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về "Những điểm mới về chế độ hưu trí từ ngày 01/7/2025".

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 07 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.