Chế độ hưu trí năm 2023: Lương hưu, tuổi nghỉ hưu thay đổi thế nào?

Lương hưu, tuổi nghỉ hưu luôn là những vấn đề “nóng” được người lao động vô cùng quan tâm. Sang năm 2023, chế độ hưu trí của người lao động liệu có sự thay đổi nào không?


1. Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động

Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của người lao động đang được thực hiện theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động:

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhất định cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Như vậy, với quy định trên, tuổi nghỉ hưu vào năm 2023 của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được xác định như sau:

- Nam: Từ đủ 60 tuổi 09 tháng.

- Nữ: Từ đủ 56 tuổi.

Ngoài ra, người lao động còn có thể nghỉ hưu sớm hơn độ tuổi nói trên từ 05 đến 10 tuổi nếu có thêm các yếu tố như bị suy giảm khả năng lao động; có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,…

Xem chi tiết tuổi nghỉ hưu năm 2023.  

che do huu tri nam 2023 thay doi the nao


2. Tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu

Theo Điều 56 và Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, mức hưởng lương hưu của người lao động có thời gian tham gia BHXH bắt buộc sẽ được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH. Cụ thể công thức tính như sau:

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng (tính theo số năm đóng BHXH)

x

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

Mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc = Mức lương cơ sở

(Mức lương này không áp dụng với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn khi nghỉ hưu)

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP ghi nhận mức lương cơ sở mới áp dụng từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng.

Nhờ đó, từ tháng 7 tới, mức lương hưu tối thiểu của mọi người lao động đều sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng lên thành 1,8 triệu đồng.

Xem thêm: Tăng lương cơ sở: Khi nào thực hiện?


3. Tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp BHXH

Tại Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, Quốc hội cũng đồng ý việc tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm. Đồng thời hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.

Việc tăng lương hưu, trợ cấp BHXH nhằm thực hiện chủ trương “Quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ”.

Năm 2022, mặc dù không tăng lương cơ sở nhưng các đối tượng này đã được điều chỉnh tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH.

Sang năm 2023, cùng với việc tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng thì việc điều chỉnh tăng thêm mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH là phù hợp, bảo đảm được tương quan giữa các nhóm đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: "Chế độ hưu trí năm 2023 thay đổi thế nào?". Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?