Chế độ hưu trí 2020: Điều kiện và cách tính lương hưu

Ngoài ốm đau, thai sản… thì hưu trí luôn là chế độ được nhiều lao động quan tâm bởi đây là khoản để dành khi hết tuổi lao động. Bài viết dưới đây là những giải đáp liên quan đến chế độ hưu trí năm 2020.

Điều kiện hưởng lương hưu năm 2020

Điều kiện hưởng lương hưu cơ bản

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng lương hưu nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

* Với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức:

Tuổi

Số năm đóng BHXH

Điều kiện khác

Nam

Nữ

60

55

20 năm

55 - 60

50 - 55

20 năm

Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

50 - 55

20 năm

Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò

Không quy định

20 năm

Nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

* Với lực lượng quân đội, công an:

Tuổi

Số năm đóng BHXH

Điều kiện khác

Nam

Nữ

55

50

20 năm

50 - 55

45 - 50

20 năm

Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

Không quy định

20 năm

Nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

* Với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:

Tuổi

Số năm đóng BHXH

Điều kiện khác

55

15 - 20 năm

Điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động (Nghỉ hưu trước tuổi)

Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

* Với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức:

Tuổi

Số năm đóng BHXH

Điều kiện khác

Nam

Nữ

55

50

20 năm

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

50

45

20 năm

Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Không quy định

20 năm

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

* Với lực lượng quân đội, công an:

Tuổi

Số năm đóng BHXH

Điều kiện khác

Nam

Nữ

50

45

20 năm

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Không quy định

20 năm

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

chế độ hưu trí 2020

Chế độ hưu trí 2020: Điều kiện và mức lương hưu (Ảnh minh họa)

Cách tính lương hưu đơn giản nhất

Mức lương hưu cơ bản

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cách tính lương hưu của người lao động được xác định theo công thức:

Lương hưu

=

Tỷ lệ hưởng lương hưu

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 18 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

- Với lao động nữ: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Lưu ý:

- Mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75% mức bình quân lương tháng đóng BHXH.

- Mức lương hưu hàng tháng của lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

+ Đủ 15 năm đóng BHXH tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

+ Từ đủ 16 - 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

Mức lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Cũng tại Điều luật này, cụ thể khoản 3 có nêu, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi được tính như người nghỉ hưu đủ tuổi, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Xem thêm: Mức lương hưu được nhận khi về hưu trước tuổi năm 2020

Lưu ý:

Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu (kể cả trường hợp nghỉ hưu trước tuổi) bằng mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất là 1,49 triệu đồng/tháng. Từ 01/7/2020, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất là 1,6 triệu đồng/tháng.

Xem chi tiết cách tính lương hưu tại đây.

Ví dụ:

Bà A nghỉ hưu vào năm 2020 với 30 năm đóng BHXH.

Trường hợp 1: Bà nghỉ hưu đúng tuổi (55 tuổi).

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được xác định: 15 năm đầu = 45%; 15 năm sau = 15 x 2% = 30%. Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + 30% = 75%.

Như vậy, nếu đủ tuổi nghỉ hưu, hàng tháng, bà A sẽ được hưởng lương hưu với mức 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp 2: Bà A nghỉ hưu trước tuổi (4 tuổi) do bị suy giảm khả năng lao động 62%.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được xác định: 15 năm đầu = 45%; 15 năm sau = 15 x 2% = 30%. Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + 30% = 75%.

Tuy nhiên, do bà A nghỉ hưu trước 4 tuổi nên tỷ lệ bị giảm bằng 4 x 2% = 8%.

Do đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thực tế của bà A bằng 75% - 8% = 67%.

Và hàng tháng, bà A sẽ được nhận lương hưu với mức bằng 67% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Cách tính lương hưu năm 2020

Cách tính lương hưu năm 2020 (Ảnh minh họa)

Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí 2020

Theo điểm 1.2.2 khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH, tùy theo từng đối tượng, hồ sơ hưởng chế độ hưu trí sẽ khác nhau. Cụ thể:

Với người đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

- Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (mẫu số 04B-HBKV) đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin.

Với người tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH

(Gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích)

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Đơn đề nghị (mẫu số 14-HSB);

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

- Trường hợp đang chấp hành hình phạt từ ngày 01/01/2016 trở đi thì có thêm giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB);

- Trường hợp đã chấp hành xong hình phạt tù giam từ ngày 01/01/1995 đến trước ngày 01/01/2016 thì có thêm bản sao của một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn hoặc tạm hoãn chấp hành hình phạt tù;

- Trường hợp xuất cảnh trái phép trở về thì có thêm bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp;

- Trường hợp mất tích trở về thì có thêm bản sao quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích;

- Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (mẫu số 04B-HBKV) đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin.

- Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.

Với người có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu

- Quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu; trường hợp bị mất giấy tờ trên thì có thêm đơn đề nghị (mẫu 14-HSB) nêu rõ lý do bị mất;

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

- Trường hợp đang chấp hành hình phạt từ ngày 01/01/2016 trở đi thì có thêm giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB);

- Trường hợp đã chấp hành xong hình phạt tù giam từ ngày 01/01/1995 đến trước ngày 01/01/2016 thì có thêm bản sao của một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn hoặc tạm hoãn chấp hành hình phạt tù;

- Trường hợp xuất cảnh trái phép trở về thì có thêm bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp;

- Trường hợp mất tích trở về thì có thêm bản sao quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích;

- Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (mẫu số 04B-HBKV) đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin.

- Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.

Thủ tục hưởng lương hưu

Thủ tục hưởng lương hưu (Ảnh minh họa)

Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết chế độ hưu trí

Theo quy định tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

- Với người đang tham gia BHXH bắt buộc, trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, tham gia BHXH tự nguyện, trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm được hưởng lương hưu, người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

- Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ và tổ chức chi trả lương hưu cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm hưởng lương hưu

Cũng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 59 nêu rõ thời điểm hưởng lương hưu của người lao động như sau:

- Với người đang đóng BHXH bắt buộc, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

- Với người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương đang đóng BHXH bắt buộc, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH.

- Với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Trên đây là tổng hợp của LuatVietnam về chế độ hưu trí 2020. Người lao động dự kiến nghỉ hưu trong năm nay nên nắm chắc những quy định này bởi đây thực sự là một lợi thế so với năm sau.

>> Lợi thế với những người nghỉ hưu vào năm 2020

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.