Sinh thường, sinh mổ: Sinh nào lợi hơn?

Làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ, tuy nhiên, không ít người đang lăn tăn không biết nên sinh thường hay sinh mổ. Trong phạm vi bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ so sánh các chế độ bảo hiểm dành cho hai phương thức sinh này.

Sinh thường là gì?

Sinh thường là phương pháp sinh con phổ biến và truyền thống theo bản năng tự nhiên bằng đường âm đạo. Theo nghiên cứu, một ca sinh thường từ lúc chuyển dạ cho đến lúc sinh thường sẽ kéo dài từ 05 đến 06 tiếng đồng hồ, lâu hơn khá nhiều so với các ca sinh mổ.

Bằng việc sinh thường, người mẹ không phải chịu tổn hại từ các loại thuốc và có khả năng phục hồi nhanh hơn.

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ là hình thức phẫu thuật nhằm đưa thai nhi ra ngoài thay vì sinh thường qua đường âm đạo. Người mẹ được tiêm gây tê nên trong quá trình phẫu thuật vẫn giữ được tỉnh táo.

Sinh mổ thường được thực hiện trong trường hợp các bác sĩ thấy có khả năng xảy ra rủi ro cho người mẹ và em bé nếu người mẹ sinh thường. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người vẫn lựa chọn sinh mổ để có thể chọn được giờ sinh đẹp.

Mặc dù vậy, khi sinh mổ, người mẹ cần có thời gian phục hồi lâu hơn và trong quá trình phẫu thuật cũng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro.

Chế độ bảo hiểm khi sinh cho người tham gia bảo hiểm

Chế độ bảo hiểm khi sinh cho người tham gia bảo hiểm (Ảnh minh họa)

So sánh chế độ bảo hiểm sinh thường, sinh mổ

Với mục tiêu bảo vệ thiên chức làm mẹ của lao động nữ khi tham gia bảo hiểm, do vậy, dù sinh thường hay sinh mổ, pháp luật vẫn đảm bảo cho họ các chế độ khi sinh con.

Có thể thấy rõ những điểm giống và khác nhau về chế độ cho hai phương thức sinh này qua một số tiêu chí dưới đây:

* Giống nhau:

- Hưởng BHYT khi sinh:

Dù sinh thường hay sinh mổ, lao động nữ vẫn được BHYT hỗ trợ chi phí y tế. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào việc lao động nữ sinh con tại bệnh viện đúng tuyến hay trái tuyến.

(Điều 21 và Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014)

- Thời gian nghỉ sinh của người mẹ:

Tổng thời gian nghỉ trước và sau khi sinh là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

(khoản 1 Điều 34 Luật BHXH năm 2014)

- Trợ cấp một lần khi sinh:

Lao động nữ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

(Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

- Tiền thai sản:

Mỗi tháng được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

(Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

- Đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh:

Lao động nữ được đi làm sau khi nghỉ hưởng chế độ ít nhất 04 tháng.

Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời gian nghỉ sinh (06 tháng).

(Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh:

Ngay sau thời gian nghỉ sinh, trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Mỗi ngày nghỉ này được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở.

(Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

* Khác nhau:

Tiêu chí

Sinh thường

Sinh mổ

Thời gian nghỉ của chồng tham gia BHXH

- 05 ngày làm việc nếu sinh một;

- 10 ngày làm việc nếu sinh đôi;

- sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

(điểm a và c khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

- 07 ngày làm việc nếu sinh một;

- 14 ngày làm việc nếu sinh đôi trở lên.

(điểm b và d khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe sau sinh

Tối đa 05 ngày làm việc.

(điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Tối đa 07 ngày làm việc.

(điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)


Có thể thấy, không có quá nhiều khác biệt về các chế độ bảo hiểm sinh thường, sinh mổ. Chính vì vậy, lao động nữ nên cân nhắc tình trạng sức khỏe của mình và của thai nhi, đồng thời nghe theo lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn phương thức sinh an toàn nhất.


Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?