Công ty chậm đóng BHYT, người lao động thiệt thế nào?

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc theo nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng. Trường hợp công ty chậm đóng BHYT, người lao động thiệt thế nào?


Công ty được chậm đóng BHYT gần 1 tháng?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên sẽ thuộc nhóm do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng BHYT.

Theo đó, hàng tháng, người lao động chỉ phải trích 1,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để đóng vào Qũy BHYT. Trong khi đó, doanh nghiệp phải đóng 3% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động.

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp có trách nhiệm đóng khoản tiền trên cho cơ quan BHXH.

Vậy doanh nghiệp có được chậm đóng BHYT không? Khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định số 595/QĐ-BHXH đã quy định:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Điều 49 Luật BHYT. Đồng nghĩa với đó, doanh nghiệp được phép chậm đóng BHYT đến 29 ngày.  

cham dong bhyt

Công ty chậm đóng BHYT, người lao động được thanh toán thế nào? (Ảnh minh họa)


Công ty chậm đóng BHYT, người lao động bị thiệt thế nào?

Như đã phân tích, doanh nghiệp được chậm đóng BHYT đến gần 01 tháng. Việc chậm đóng này sẽ ảnh hưởng phần nào đến quyền lợi của người lao động khi đi khám chữa bệnh BHYT.

Bởi lẽ, nếu công ty chậm đóng BHYT, người bệnh sẽ không được cấp thẻ BHYT hoặc đã có thẻ thì sẽ không được gia hạn. Khi đó, thẻ BHYT đã cấp sẽ không có giá trị sử dụng. Trong thời gian này, nếu không may bị ốm đau, tai nạn mà phải đi khám chữa bệnh, người lao động sẽ phải tự mình thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể đòi hỏi quyền lợi về BHYT từ phía người sử dụng lao động. Nội dung này được quy định cụ thể tại điểm b khoản 3 Điều 49 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014, như sau:

Người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Theo đó, người sử dụng lao động phải hoàn trả toàn bộ chi phí trong phạm vi hưởng BHYT trong thời gian người lao động đi khám không có thẻ BHYT.

Bên cạnh đó người sử dụng lao động còn buộc phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Ngoài ra, với việc chậm đóng BHYT thì tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt hành chính lên đến 40 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Nặng hơn nữa, người sử dụng lao động có thể bị xử lý hình sự về Tội trốn đóng BHYT được quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến việc công ty chậm đóng BHYT. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Đi khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT?

Đi khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT?

Đi khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT?

Cơ sở y tế tư nhân thường được người dân đánh giá cao về chất lượng phục vụ bệnh nhân. Do đó, để không mất nhiều thời gian chờ đợi, không ít người đã lựa chọn khám tại bệnh viện tư nhân. Vậy trường hợp đi khám chữa bệnh (KCB) tại bệnh viện tư có được thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT)?