Hướng dẫn cách tra cứu tiền thai sản trên VssID chi tiết nhất

VssID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số chứa các thông tin đóng và hưởng bảo hiểm  của người lao động. Sau đây là nội dung hướng dẫn cách tra cứu tiền thai sản trên VssID giúp bạn dễ dàng thực hiện.


1. Ai có thể tra cứu tiền thai sản trên VssID?

VssID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số do Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, phát hành và quản lý. VssID có chức năng đồng bộ các dữ liệu liên quan đến quá trình tham gia BHXH, BHYT để người dùng có thể tra cứu rõ ràng quyền lợi chính đáng của bản thân.

Thông qua VssID, người lao động có thể tự tra cứu thông tin đóng và hưởng chế độ thai sản của mình.

Tuy nhiên muốn tra cứu thông tin tại ứng dụng này, người dùng phải có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nói cách khác, người người lao động phải đăng ký tài khoản VssID để được cấp mật khẩu thì mới có thể đăng nhập và tra cứu thông tin trên ứng dụng VssID.

Thêm vào đó, ứng dụng VssID cũng chỉ hỗ trợ cũng cấp thông tin về tiền chế độ thai sản của người lao động khi hồ sơ hưởng đã được phê duyệt.

Do đó, người lao động có thể tra cứu tiền thai sản trên VssID nếu đáp ứng 02 điều kiện sau:

(1) Đã đăng ký tài khoản VssID.

(2) Cơ quan bảo hiểm xã hội đã phê duyệt hồ sơ hưởng chế độ thai sản.

Ai có thể tra cứu tiền thai sản trên VssID? (Ảnh minh họa)

2. Cách tra cứu tiền thai sản trên VssID đơn giản nhất

Để tra cứu tiền thai sản trên VssID, người lao động tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.

Nhập mã số bảo hiểm xã hội >> Nhập mật khẩu do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp.

Bước 2: Tại trang Quản lý cá nhân >> Chọn Thông tin hưởng.

Bước 3: Chọn mục “ODTS” để xem thông tin hưởng chế độ thai sản.

Nếu hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động đã được cơ quan bảo hiểm xã hội thì hệ thống sẽ tự động hiển thị thông tin về số tiền thai sản được nhận sẽ hiện thị tại đây.

Nếu hồ sơ hưởng chế độ thai sản chưa được phê duyệt thì trên VssID sẽ không hiển thị thông tin về số tiền thai sản.


3. VssID đã thông báo về tiền trợ cấp nhưng chưa nhận được, phải làm sao?

Trường hợp ứng dụng VssID đã hiển thị nội dung hưởng chế độ thai sản mà người lao động vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp thì người lao động cần chờ đợi thêm ít ngày.

Bởi hiện nay, hồ sơ thai sản được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết trên phần mềm nghiệp vụ nên thông tin về tiền thai sản sẽ sớm được cập nhật lên VssID.

Trong khi đó, tiền thai sản trả về cho người lao động được thực hiện bởi bộ phận chuyên môn nên sẽ được thực hiện sau đó. Do vậy mà thời gian nhận tiền sẽ chậm hơn so với thông tin kết quả giải quyết thủ tục thai sản.

Nếu đăng ký nhận tiền chế độ thai sản qua thẻ ATM, người lao động sẽ nhận được tiền sau vài ngày kể từ khi thấy thông báo trên VssID. Việc của bạn cần làm chỉ là chờ đợi tiền đổ về tài khoản.

Nếu đăng ký nhận tiền mặt tại cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động chủ động liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để sớm nhận tiền thai sản.

Nếu đăng ký nhận tiền mặt thông qua công ty, người lao động liên hệ công ty để xem công ty đã nhận được tiền chế độ từ cơ quan bảo hiểm xã hội chưa. Nếu công ty đã nhận được thì đề nghị thanh toán đầy đủ cho người lao động.

Nếu công ty chần chừ không chịu trả trợ cấp thai sản, người lao động có thể khiếu nại hoặc tố cáo người sử dụng lao động về hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.

Với hành vi vi phạm này, người sử dụng lao động có thể bị phạt hành chính từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Trên đây là hướng dẫn cách tra cứu tiền thai sản trên VssID. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?