Cách tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu mới nhất

Khi có đủ năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu, người lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng. Bên cạnh đó, nhiều người lao động còn được nhận thêm khoản trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu. Vậy điều kiện và cách tính khoản tiền này như thế nào?

Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu

Khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đã chỉ rõ:

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Theo đó, để được hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu, người lao động phải có số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng 75%. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% là khác nhau.

Căn cứ Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH 2014, người lao động tham gia BHXH (cả bắt buộc và tự nguyện) đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (xem chi tiết tuổi nghỉ hưu) muốn được hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa 75% thì cần đóng BHXH với số năm như sau:

Đối tượng

Thời gian nghỉ hưu

Số năm đóng BHXH

Lao động nữ

Từ năm 2021

30 năm

Lao động nam

Từ năm 2021

34 năm

Từ năm 2022

35 năm

Như vậy, để được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, từ năm 2021, lao động nữ phải có trên 30 năm đóng BHXH, lao động nam phải có trên 34 năm đóng BHXH (nếu nam nghỉ hưu từ 2022 thì cần đóng BHXH trên 35 năm).

Cách tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu theo quy định mới nhất (Ảnh minh họa)


Cách tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu

Mức hưởng trợ cấp 01 lần khi về hưu được quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật BHXH như sau:

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

- Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH

:

Tổng số tháng đóng BHXH

- Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động tham gia BHXH tự nguyện:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

=

Tổng mức thu nhập chọn đóng BHXH của các tháng đóng BHXH

:

Tổng số tháng đóng BHXH

Từ quy định trên, để tính mức hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu, người lao động có thể áp dụng theo công thức sau:

* Lao động nữ:

Mức trợ cấp từ năm 2021

=

(Tổng số năm đóng BHXH - 30)

x

0,5

x

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Ví dụ:

Bà X tham gia BHXH với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH là 5 triệu đồng/tháng. Đến hết tháng 8/2021, bà X đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm này, bà X có 34 năm 10 tháng đóng BHXH. Như vậy, ngoài lương hưu hàng tháng, bà X còn được hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu:

- Bà X có 34 năm 10 tháng đóng BHXH được làm tròn thành 35 năm.

- Trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu = (35 - 30) x 0,5 x 05 triệu đồng = 12,5 triệu đồng.

* Lao động nam:

Mức trợ cấp từ năm 2021

=

(Tổng số năm đóng BHXH - 34)

x

0,5

x

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Mức trợ cấp từ năm 2022

=

(Tổng số năm đóng BHXH - 35)

x

0,5

x

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Ví dụ:

Ông A nghỉ hưu vào tháng 6/2021, bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 07 triệu đồng/tháng. Tính đến thời điểm nghỉ, ông A có 40 năm 5 tháng đóng BHXH. Theo quy định trên, ngoài việc được hưởng lương hưu hàng tháng, ông A còn được nhận trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu như sau:

- Ông A có 40 năm 5 tháng đóng BHXH được làm tròn thành 40,5 năm.

- Trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu = (40,5 - 34) x 0,5 x 07 triệu đồng= 22,5 triệu đồng. 
Trên đây là hướng dẫn cách tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu giúp người lao động chủ động trong việc tính toán khoản tiền trợ cấp 1 lần mà mình được nhận thêm khi nghỉ hưu. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 .6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Chủ nhà có phải mua bảo hiểm y tế cho người giúp việc?

Chủ nhà có phải mua bảo hiểm y tế cho người giúp việc?

Chủ nhà có phải mua bảo hiểm y tế cho người giúp việc?

Hiện nay, việc sử dụng người giúp việc gia đình đang có xu hướng gia tăng. Đây cũng là một trong những đối tượng được pháp luật lao động bảo vệ. Trong khi doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động thì chủ nhà có phải đóng các khoản này cho người giúp việc không?

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Bất kì ai cũng mong muốn có nguồn thu nhập ổn định lúc về già, đặc biệt là người lao động tự do như người nội trợ, bán hàng online,... Để đạt được điều này, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện để hưởng lương hưu. Vậy những người nội trợ, bán hàng online,… có thể mua BHXH tự nguyện ở đâu?