Chế độ thai sản khi sinh mổ: Mức hưởng và thủ tục nhận tiền

Chế độ thai sản khi sinh mổ là một trong những điều lao động nữ vô cùng quan tâm khi sinh con. Mức hưởng chế độ bảo hiểm đối với trường hợp này được quy định như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập trong bài biết sau đây.


1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh mổ?

Dù sinh mổ hay sinh thường thì lao động nữ cũng phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014. Cụ thể bao gồm 02 điều kiện:

(1) Lao động nữ có tham gia BHXH bắt buộc mà sinh con.

(2) Đã có đủ thời gian tham gia BHXH bắt buộc theo quy định:

- Trường hợp lao động nữ sinh con thông thường: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

- Trường hợp lao động nữ sinh con mà trong thời gian mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Phải có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên, đồng thời tích lũy từ đủ 03 tháng đóng BHXH trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

Lưu ý: Người lao động mang thai mà đã nghỉ việc trước thời điểm sinh con nhưng vẫn đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng chế độ thai sản thì vẫn được giải quyết hưởng chế độ thai sản.

Chế độ thai sản cho người sinh mổ được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh mổ

Căn cứ Điều 34 và Điều 41 Luật BHXH năm 2014, khi sinh con, lao động nữ sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản và nghỉ dưỡng sức sau sinh với thời gian nghỉ như sau:;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản:

Lao động nữ sinh mổ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, lao động nữ sẽ  được nghỉ thêm 01 tháng/con.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh:

Ngay sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản và quay trở lại làm việc mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc, sức khoẻ người lao động chưa phục hồi thì người này sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ với thời gian như sau:

- Sinh một con mà phải sinh mổ: Nghỉ tối đa 07 ngày.

- Sinh đôi trở lên phải sinh mổ: Nghỉ tối đa 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ của lao động nữ sinh mổ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.


3. Cách tính tiền chế độ thai sản khi sinh mổ

Tiền chế độ thai sản cho lao động nữ sinh mổ bao gồm các khoản sau:

(1) Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con.

Theo Điều 38 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con được hưởng tiền trợ cấp 1 lần như sau:

Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

(2) Tiền chế độ thai sản.

Căn cứ Điều 39 Luật BHXH năm 2014, tiền chế độ thai sản được tính như sau:

Mức hưởng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

x

6 tháng

(3) Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức được Điều 41 Luật BHXH quy định như sau:

Mức hưởng mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Tiền chế độ thai sản khi sinh mổ tính thế nào? (Ảnh minh họa)

4. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh mổ

Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh mổ mà lao động nữ cần chuẩn bị bao gồm:

- Trường hợp mang thai bình thường:

Chuẩn bị bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.

- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai:

  • Trường hợp phải điều trị nội trú: Có thêm bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
  • Trường hợp phải điều trị ngoại trú: Có thêm Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
  • Trường hợp phải giám định y khoa: Có thêm biên bản giám định y khoa.

Thủ tục hưởng hưởng chế độ thai sản khi sinh mổ được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ.

Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ kể trên, người lao động nộp lại cho doanh nghiệp nơi mình đang làm việc hoặc nếu đã nghỉ việc thì chủ động nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Thời hạn nộp:

- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp: Thời hạn nộp là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

- Người lao động đã thôi việc trước khi sinh con: Không có quy định về thời hạn nộp.

Bước 2: Chờ người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH.

Bước này chỉ áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp phải lập hồ sơ (bao gồm hồ sơ của người lao động và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản) để nộp cho cơ quan BHXH.

Bước 3: Nhận tiền chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả.

Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động trong thời gian như sau:

- 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp

- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động thôi việc trước khi sinh con.

Trên đây là thông tin về chế độ thai sản khi sinh mổ của lao động nữ. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?