Có phải mọi trường hợp bị ung thư đều được lấy BHXH 1 lần?

Khi cần gấp một số tiền lớn, thay vì chờ đến khi đủ tuổi để hưởng lương hưu, nhiều người lao động đã lựa chọn rút bảo biểm xã hội (BHXH) một lần. Vậy trường hợp bị mắc ung thư có được lấy BHXH một lần không?


Cần điều kiện gì để được hưởng BHXH một lần?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

- Ra nước ngoài để định cư.

- Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

- Sau 01 năm nghỉ việc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Bị ung thư có được hưởng BHXH một lần không? (Ảnh minh họa)


Có phải cứ bị ung thư thì được lấy BHXH 1 lần?

Căn cứ điều kiện hưởng BHXH một lần nêu trên, có thể thấy, trường hợp mắc bệnh ung thư cũng thuộc các trường hợp được yêu cầu lấy BHXH một lần. Vậy có phải cứ bị ung thư là được lấy BHXH một lần hay không?

Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT đã hướng dẫn chi tiết các bệnh được hưởng chế độ BHXH một lần như sau:

1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Theo quy định này, người lao động mắc bệnh ung thư để được hưởng BHXH một lần cần đáp ứng thêm điều kiệnkhông tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Mặt khác, Quyết định 222/QĐ-BHXH quy định về thủ tục hưởng BHXH một lần cũng yêu cầu người mắc bệnh ung thư khi hưởng BHXH một lần cần chuẩn bị các các giấy tờ sau:

- Bản chính Sổ BHXH.

- Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB).

- Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.

Như vậy, có thể thấy không phải cứ bị ung thư thì đều được lấy BHXH một lần mà chỉ những trường hợp bị ung thư mà có xác nhận trong hồ sơ bệnh án về tình trạng không thể tự phục vụ mới được giải quyết chế độ.

Thực tế, hầu hết những người lao động mắc bệnh ung thư vẫn có thể sinh hoạt bình thường, chỉ khi mắc ung thư đến giai đoạn cuối hoặc bệnh trở nặng thì mới không thể tự kiểm soát hoặc không thể tự phục vụ. Do đó, quy định này hiện đang gây nhiều khó khăn đối với người lao động mắc bệnh ung thư mà cần số tiền lớn để điều trị.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc bị ung thư có được hưởng BHXH 1 lần không. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bảo hiểm xã hội 1 lần: Chi tiết cách tính và mức hưởng 

>> Đóng BHXH bao lâu thì được rút 1 lần?

>> Hồ sơ, thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?