Bị ốm, nên nghỉ phép năm hay nghỉ chế độ bảo hiểm?

Ốm đau, bệnh tật ảnh hưởng không ít tới công việc, thu nhập của người lao động. Để có thêm tiền khám, chữa bệnh, nhiều lao động đã phân vân không biết nên nghỉ phép năm hay nghỉ chế độ bảo hiểm có lợi hơn.

Nghỉ phép - Hưởng 100% lương

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép năm:

- 12 ngày với người làm việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày với người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; lao động chưa thành niên; người khuyết tật;

- 16 ngày với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

Riêng người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng thì được nghỉ phép năm tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

Lưu ý: Những ngày nghỉ nêu trên được tính vào ngày làm việc bình thường.

Điều đặc biệt tại quy định này đó là, trong những ngày nghỉ phép năm, người lao động sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Và như vậy, nếu bị ốm mà xin nghỉ phép, người lao động sẽ được hưởng 100% lương như những ngày đi làm.

Bị ốm, nên nghỉ phép hay nghỉ chế độ?

Bị ốm nên nghỉ phép năm hay nghỉ chế độ bảo hiểm?​ (Ảnh minh họa)

Nghỉ chế độ - Hưởng 75% lương

Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa trong 01 năm của người lao động như sau:

- Làm việc trong điều kiện bình thường:

+ 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm;

+ 40 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 - 30 năm;

+ 60 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

+ 40 ngày nếu đóng BHX dưới 15 năm;

+ 50 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 - 30 năm;

+ 70 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

Lưu ý: Thời gian nghỉ nêu trên không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần.

- Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày theo Danh mục bệnh do Bộ Y tế ban hành:

+ 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

+ Tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH nếu hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị.

Trong thời gian nghỉ này, người lao động sẽ được cơ quan BHXH chi trả chế độ với mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (mức hưởng tính theo ngày bằng mức hưởng tính theo tháng chia cho 24).

Với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày đã hưởng hết 180 ngày theo quy định vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng:

+ 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;

+ 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng BHXH từ đủ 15 - 30 năm;

+ 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng BHXH dưới 15 năm.

Có thể thấy, số tiền nghỉ ốm hưởng BHXH sẽ thấp hơn so với số tiền nghỉ ốm theo chế độ nghỉ phép, nhưng bù lại, thời gian nghỉ dài hơn rất nhiều.

Kết luận:

Khi nghỉ ốm đau theo chế độ bảo hiểm, ngoài việc được hưởng lương (mức thấp hơn so với lương của ngày làm việc bình thường), người lao động còn được giữ nguyên ngày phép năm.

Số ngày phép này có thể dự phòng cho những lý do khác như đi du lịch, bận việc riêng… Đặc biệt, chế độ này còn có ý nghĩa hơn đối với những lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.

Do đó, người lao động không nên vì cái lợi trước mắt là được nghỉ mà vẫn hưởng 100% lương để lạm dụng ngày phép khi bị ốm.

>> Điều kiện hưởng chế độ ốm đau năm 2020

>> 7 Mẫu Đơn xin nghỉ phép đơn giản, đúng luật mới nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.