1. BHXH tự nguyện gồm những chế độ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, BHXH (viết tắt của từ bảo hiểm xã hội) tự nguyện gồm có 02 chế độ là:
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Như vậy, có thể thấy người đóng BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ, hạn chế hơn so với BHXH bắt buộc (có 05 chế độ đó là: ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ).
2. Mức đóng BHXH tự nguyện 2024 là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BHXH Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện được quy định cụ thể như sau:
Người lao động hàng tháng đóng BHXH bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng để làm cơ sở cho việc đóng BHXH thấp nhất phải bằng với mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, và mức tối đa là bằng 20 lần của mức lương cơ sở. Cụ thể:
- Về mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất:
Theo quy định của Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất hiện nay là:
22% x 1.500.000 đồng = 330.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Mức này được áp dụng kể từ ngày 01/01/2022.
- Về mức đóng BHXH tối đa:
Căn cứ theo Nghị quyết 69/2022/QH15, mức lương cơ sở hiện nay đã tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng (mức lương cơ sở trước đây là 1,49 triệu đồng/tháng). Vì vậy, mức đóng BHXH tối đa hiện nay là:
22% x (20 x 1.800.000 đồng) = 7.920.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Mức đóng này được tính kể từ ngày 01/7/2023.
Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, người tham gia đóng BHXH tự nguyện cũng sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH theo tỷ lệ phần % dựa trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể như sau:
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo: Mức hỗ trợ bằng 30%.
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo: Mức hỗ trợ bằng 25%.
Đối với các đối tượng khác tham gia BHXH tự nguyện: Mức hỗ trợ bằng 10%.
Lưu ý: Việc hỗ trợ tiền để đóng BHXH của Nhà nước đối với những đối tượng trên được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018 theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Như vậy, theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện được tính dựa trên cơ sở là mức thu nhập mỗi tháng do người lao động lựa chọn.
3. Mức hưởng BHXH tự nguyện 2024 là bao nhiêu?
Người tham gia đóng BHXH tự nguyện sẽ được hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và BHXH một lần, cụ thể mức hưởng như sau:
Mức hưởng lương hưu:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng dành cho người tham gia BHXH tự nguyện được tính như sau:
Lương hưu được hưởng = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập của tháng đóng BHXH
Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp một lần cho người tham gia BHXH tự nguyện được tính như sau:
Với mỗi năm người tham gia BHXH tự nguyện đóng cao hơn so với số năm tương ứng tỷ lệ được hưởng lương hưu 75% sẽ được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân của thu nhập tháng mà người đó đóng BHXH tự nguyện.
Mức hưởng BHXH một lần:
Mức hưởng BHXH một lần cho người tham gia đóng BHXH tự nguyện sẽ được tính dựa theo số năm mà người này đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tham gia đóng sẽ được tính như sau:
- Đối với những người tham gia đóng BHXH tự nguyện trước năm 2014: Được tính bằng 1,5 tháng mức lương bình quân thu nhập tháng mà người đó đóng BHXH.
- Đối với những người tham gia đóng BHXH tự nguyện kể từ năm 2014 trở đi: Được tính bằng 2 tháng mức lương bình quân thu nhập tháng mà người đó đóng BHXH.
Trong trường hợp thời gian đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 01 năm thì sẽ được hưởng mức bằng số tiền mà người này đã đóng, với mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng mà người này đóng BHXH tự nguyện.
Trên đây là những thông tin về BHXH tự nguyện gồm những chế độ nào? Mức đóng, mức hưởng 2024.