3 điều cần biết về BHXH cho người nước ngoài

Với chính sách thu hút nhân tài nước ngoài, Nhà nước Việt Nam đảm bảo các chế độ cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia BHXH.

Ai phải tham gia BHXH?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi:

- Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Ngoại trừ:

- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện, và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước ít nhất 12 tháng;

- Đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

Mức đóng BHXH?

Thời điểm đóng

Người sử dụng lao động

Người lao động

Ốm đau, thai sản

TNLĐ, BNN

Hưu trí, tử tuất

Hưu trí, tử tuất

Từ 01/12/2018

3%

0,5%

0

0

Từ 01/01/2022

3%

0,5%

14%

8%

(Điều 12 và Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP)

BHXH cho người nước ngoài

Những điều cần biết về BHXH cho người nước ngoài (Ảnh minh họa)

Chế độ khi tham gia BHXH cho người nước ngoài?

Tương tự như lao động trong nước, khi tham gia BHXH bắt buộc, lao động nước ngoài được hưởng 05 chế độ. Cụ thể:

1. Chế độ ốm đau

* Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

- Tối đa 60 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;

- Tối đa 70 ngày nếu làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Tối đa 180 ngày nếu mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

- Trường hợp hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong năm mà chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

* Mức hưởng chế độ ốm đau:

Lao động nước ngoài ốm đau được hưởng tối đa 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

(Điều 6 Nghị định 143/2018/NĐ-CP)

2. Chế độ thai sản

* Thời gian hưởng chế độ thai sản:

- Khi có thai: nghỉ 05 ngày đi khám thai;

- Khi thai có vấn đề: Nghỉ tối đa 50 ngày;

- Khi sinh con: Nghỉ 06 tháng;

- Khi tránh thai: Nghỉ đến 15 ngày.

* Mức hưởng chế độ thai sản:

- Tiền trợ cấp một lần: 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

- Tiền thai sản hàng tháng: 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc.

(Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP)

3. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

* Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

- Trợ cấp một lần (suy giảm từ 5% - 30%): Suy giảm 5% được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

- Trợ cấp hàng tháng (suy giảm từ 31% trở lên): Suy giảm 31% được hưởng 30% mức lương cơ sở, cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

* Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Tùy theo tình trạng thương tật tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể.

* Trợ cấp phục vụ (ngoài khoản trợ cấp hàng tháng):

Mức hưởng bằng mức lương cơ sở nếu bị suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần.

* Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật:

- Được nghỉ tối đa 10 ngày;

- Được hưởng 25% mức lương cơ sở/ngày nếu nghỉ tại gia đình; 40% mức lương cơ sở/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

* Trợ cấp khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

(Điều 8 Nghị định 143/2018/NĐ-CP)

Quyền lợi BHXH của người nước ngoài

Quyền lợi khi tham gia BHXH của người nước ngoài (Ảnh minh họa)

4. Chế độ hưu trí

* Lương hưu hàng tháng:

Lương hưu

=

Tỷ lệ hưởng lương hưu

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

* Trợ cấp một lần (đối với người có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%):

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

* BHXH một lần (áp dụng với một số trường hợp nhất định):

Mức hưởng tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

(Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP)

5. Chế độ tử tuất

* Trợ cấp mai táng:

Mức trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết.

* Trợ cấp tuất hàng tháng (áp dụng đối với một số trường hợp nhất định):

Mức trợ cấp đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp bằng 70% mức lương cơ sở.

* Trợ cấp tuất một lần:

- Đối với người đang hưởng lương hưu chết:

+ Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì được 48 tháng lương hưu đang hưởng;

+ Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

- Đối với các trường hợp còn lại, cứ mỗi năm đóng BHXH tính bằng:

+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

(Điều 10 Nghị định 143/2018/NĐ-CP)

Không phân biệt đối xử, pháp luật hiện hành đang tạo điều kiện tốt nhất để lao động nước ngoài làm việc và cống hiến tại Việt Nam. Ngoài ra, để biết thêm thông tin, chế độ chính sách về BHXH, độc giả có thể tham khảo tại đây.

Xem thêm:

6 khoản trợ cấp về bảo hiểm xã hội sẽ tăng trong năm 2019

Năm 2019, chỉ còn 3 trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội tự nguyện 2019 - Tất cả thông tin quan trọng cần biết

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?