Bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thế nào?

Người lao động nghỉ việc không chỉ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp mà còn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để chờ hưởng lương hưu. Vậy từ năm 2021, việc bảo lưu này được thực hiện thế nào?


Khi nào được bảo lưu thời gian đóng BHXH?

Sau khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu thì người lao động có thể lựa chọn bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc nhận BHXH một lần.

Riêng việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng BHXH gồm:

- Nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH 01 lần (Điều 61);

- Người lao động dừng đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa nhận BHXH 01 lần (Điều 78).

Trong đó để được bảo lưu, người lao động cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Thời gian đóng BHXH: Là thời gian tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Đặc biệt, nếu thời gian này không liên tục thì được cộng dồn và tính tổng thời gian đã đóng BHXH.

- Điều kiện hưởng lương hưu từ năm 2021: Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường: Nam đủ 60 tuổi 03 tháng; nữ đủ 55 tuổi 04 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với nam và 04 tháng với nữ (theo Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).

- Điều kiện hưởng BHXH 01 lần: Người lao động thuộc một trong các trường hợp như đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, ra nước ngoài định cư, đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như HIV chuyển sang AIDS… theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH.

Như vậy, từ 2021, người lao động sau khi nghỉ việc thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH nếu thuộc một trong hai trường hợp nêu trên như quy định hiện nay. Có chăng thay đổi chỉ là thay đổi về điều kiện hưởng lương hưu.

Xem thêm

Bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu
Bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thế nào? (Ảnh minh họa)


Bảo lưu thời gian đóng BHXH có bị giảm lương không?

Như phân tích ở trên, trong trường hợp người lao động không muốn tiếp tục tham gia BHXH nữa nhưng vẫn muốn hưởng lương hưu thì có thể thực hiện bảo lưu thời gian tham gia BHXH và chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Theo đó tại Điều 59 Luật BHXH, thời điểm hưởng lương hưu của người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Đồng thời, thời gian đóng BHXH có thể không liên tục và sẽ được cộng dồn cho đến thời điểm hưởng lương hưu.

Do đó, việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH không ảnh hưởng đến việc hưởng lương hưu cũng như không làm giảm tỷ lệ % lương hưu của người lao động.

Khi đến đủ tuổi nghỉ hưu, người lao động sẽ thực hiện theo các trình tự, thủ tục sau đây để hưởng lương hưu:

Bước 1: Trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động nộp hồ sơ theo điểm 1.2.2 khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH cho cơ quan BHXH cấp tỉnh gồm:

- Sổ BHXH;

- Đơn đề nghị;

- Một số giấy tờ khác tùy vào từng đối tượng như: Người suy giảm khả năng lao động thì có biên bản giám định mức suy giảm, người đang chấp hành hình phạt từ ngày 01/01/2016 trở đi thì có thêm giấy ủy quyền…

Bước 2: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ và tổ chức chi trả lương hưu cho người lao động. Nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là quy định về bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu. Để theo dõi thêm về chế độ bảo hiểm của người lao động, độc giả theo dõi thêm tại đây:

>> Cách nào để không đi làm vẫn được hưởng lương hưu?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?