Năm 2019, 7 trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trong một số trường hợp, người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo.


Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp được ví như cái phao cứu sinh khi khó khăn cho những người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai tham gia bảo hiểm thất nghiệp đều được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mà chỉ những người đáp ứng đủ 04 điều kiện dưới đây mới được hưởng khoản trợ cấp này:

1. Đã chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp:

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp:

- Từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn;

- Từ đủ 12 tháng trở lên trong 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ 06 trường hợp:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc;

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

- Ra nước ngoài định cư, làm việc theo hợp đồng;

- Chết.

(Điều 49 Luật Việc làm 2013)

trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là gì? (Ảnh minh họa)


Các trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm 2013, hiện nay, có 07 trường hợp người lao động được bảo lưu thời gian đóng để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện, cụ thể:

- Đã tìm được việc làm;

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học với thời gian từ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc;

- Bị tòa án tuyên bố mất tích;

- Bị tạm giam;

- Chấp hành hình phạt tù.

Lưu ý: Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng trừ đi thời gian đóng đã hưởng, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng tương ứng 12 tháng đã đóng.

Với việc đặt ra quy định bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm, pháp luật đã và đang bảo vệ thu nhập cho người lao động một cách toàn diện nhất, đảm bảo cho họ một cuộc sống cơ bản nhất.

Trên đây là trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?