Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì? Mức đóng, mức hưởng mới nhất

Với nhiều người, tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe khi không được Nhà nước, cơ quan, đơn vị hỗ trợ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những thông tin liên quan đến loại hình bảo hiểm này.

1. BHYT hộ gia đình là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Như vậy, có thể hiểu, bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

2. Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của năm này là:

Thành viên

Mức đóng

Người thứ 1

81.000 đồng/tháng

Người thứ 2

56.700 đồng/tháng

Người thứ 3

48.600 đồng/tháng

Người thứ 4

40.500 đồng/tháng

Từ người thứ 5 trở đi

32.400 đồng/tháng

3. Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Tuân theo nguyên tắc chung về việc đóng, hưởng bảo hiểm y tế, theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi đi khám, chữa bệnh, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng:

* Nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến:

- 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã;

- 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức là thấp hơn 270.000 đồng/lần);

- 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (tức là lớn hơn 10,8 triệu đồng);

- 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.

* Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến:

- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;

- 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;

- 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện. 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?