Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu phần trăm?

Mức đóng và mức hưởng là những vấn đề mà người lao động vô cùng quan tâm khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Vậy theo quy định hiện nay, mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu phần trăm?


Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu phần trăm?

Theo Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của các đối tượng này được xác định như sau:

- Người lao động đóng 1% tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người đó (theo Điều 58 Luật Việc làm 2013).

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được giới hạn ở mức tối thiểu và tối đa như sau:

+ Tối thiểu = Mức lương tối thiểu vùng

+ Tối đa = 20 x Mức lương tối thiểu vùng

Theo đó, mức đóng tối thiểu và tối đa của người lao động sẽ được xác định như sau:

- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu = 1% x Mức lương tối thiểu vùng

- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 1% x 20 x Mức lương tối thiểu vùng = 0,2 x Mức lương tối thiểu vùng

Tương ứng với từng vùng, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được giới hạn như sau:

Vùng

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa

Vùng I

46.800 đồng/tháng

936.000 đồng/tháng

Vùng II

41.600 đồng/tháng

832.000 đồng/tháng

Vùng III

36.400 đồng/tháng

728.000 đồng/tháng

Vùng IV

32.500 đồng/tháng

650.000 đồng/tháng

Xem chi tiết mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
bao hiem that nghiep bao nhieu phan tram


Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu phần trăm?

Điều 50 Luật Việc làm 2013 đã quy định cụ thể mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như  sau:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động là 60%. Tỷ lệ này được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp của người lao động.

Cũng từ quy định trên, có thể xác địnhmức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động như sau:

Vùng

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

Vùng I

23.400.000 đồng/tháng

Vùng II

20.800.000 đồng/tháng

Vùng III

18.200.000 đồng/tháng

Vùng IV

16.250.000 đồng/tháng

Ví dụ, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 06 tháng gần nhất của anh A trước khi nghỉ việc là 10 triệu đồng/tháng. Theo đó, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng mà anh A được nhận như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp/tháng = 60% x 10 triệu đồng = 06 triệu đồng/tháng.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu phần trăm?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?