Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn thời gian đóng không?

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Vậy khi đi làm ở nhiều nơi, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó có được cộng dồn?


Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Bởi vậy, dù đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục do chuyển nhiều nơi làm việc thì người lao động vẫn sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp trên tổng thời gian mà mình đã tham gia nếu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mặt khác, theo khoản 5, khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm 2013, trường hợp đã làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chưa nhận tiền hoặc chưa nhận đủ tiền trợ cấp mà còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng sẽ được cộng dồn để tính cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện.

Xem thêm: Cách tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp 

bao hiem that nghiep co duoc cong don


Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Một trong những điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp đó là phải đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013:

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

Trong đó, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm quy định về hợp đồng lao động có thời hạn và không xác định, còn điểm c khoản 1 Điều này quy định về hợp đồng theo mùa vụ (hợp đồng này đã bị xóa bỏ bởi Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ 01/01/2021).

Vì vậy, hiện nay, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chỉ cần có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động sẽ được tính thời gian hưởng trợ cấp như sau:

- Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng: Được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.

- Sau đó: Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì tính thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp.

- Thời gian tối đa hưởng trợ cấp: 12 tháng.

Căn cứ: Điều 50 Luật Việc làm năm 2013.

Lưu ý: Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có tháng lẻ không đủ năm thì số tháng lẻ đó sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).

Ví dụ: Anh A có 4 năm 02 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Với thời gian đóng như vậy, anh A sẽ được tính hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp, 02 tháng lẻ còn lại sẽ được bảo lưu trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp để tính cho lần hưởng sau.

Sau khi hưởng hết 04 tháng trợ cấp thất nghiệp, anh A tiếp tục đi làm và đóng thêm 11 bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp rồi nghỉ việc. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của anh A khi đó sẽ được tính là 13 tháng. Nếu đáp ứng các điều kiện khác, ông A sẽ được tính hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Xem thêm: Đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng trợ cấp?

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn hay không?” Nếu còn vướng mắc liên quan đến trợ cấp thất nghiệp và thủ tục hưởng, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Tra cứu để biết chính xác quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp

>> Bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng 

>> Hồ sơ, thủ tục nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.