Bảo hiểm thất nghiệp bao lâu hết hạn? Quên lấy thì có mất không?

Bảo hiểm thất nghiệp được xem là giải pháp cứu cánh cho người lao động khi mất việc. Sau khi nghỉ việc, người lao động cần nhanh chóng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp không kẻo quá hạn. Vậy bảo hiểm thất nghiệp bao lâu hết hạn?


1. Thời hạn giải quyết bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm đúng hạn.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó, thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp được khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm quy định như sau:

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Theo đó, người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động cần nhanh chóng nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm vì bảo hiểm thất nghiệp chỉ có thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng để làm thủ tục hưởng.

Nếu quá thời hạn 03 tháng kể trên khi đi nộp hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trả lại hồ sơ. Điều này đồng nghĩa rằng người lao động sẽ không được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

bao hiem that nghiep bao lau het han


2. Quên lấy bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc có bị mất không?

Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 đã nêu rõ:

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định này, thời gian đóng bảo hiểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp là tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cộng dồn từ khi bắt đầu tham gia đến khi chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa hưởng trợ cấp.

Do đó, nếu để quá hạn nộp hồ sơ dẫn tới việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cũng không bị mất các khoảng thời gian đã đóng.

Thời gian này sẽ được tự động bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng sau khi người lao động đủ điều kiện hưởng theo quy định.


3. Làm thế nào để hưởng tiếp bảo hiểm thất nghiệp?

Trường hợp đã bỏ lỡ thời gian nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì lần nghỉ việc này của người lao động sẽ không được giải quyết hưởng trợ cấp.

Nếu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu ở mục 1. Nói cách khác, nếu muốn hưởng trọn thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp bị bỏ lỡ, người lao động phải quay trở lại làm việc và đóng tiếp bảo hiểm thất nghiệp.

Ở lần ký hợp đồng lao động này, người lao động chỉ cần đóng bảo hiểm trong thời gian ngắn, miễn sao có ghi nhận về việc tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp rồi sau đó nghỉ việc.

Sau khi nghỉ việc, người lao động cần nhanh chóng làm thủ tục hưởng trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động để được kịp thời giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Bảo hiểm thất nghiệp bao lâu hết hạn?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?