Địa chỉ làm Bảo hiểm thất nghiệp Bắc Giang [Cập nhật 2022]

Tiếp nối hệ thống bài viết về địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tại các tỉnh thành trên cả nước, trong bài viết sau đây, LuatVietnam sẽ thông tin tới bạn đọc các địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang.


1. Địa điểm làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Bắc Giang ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013, nơi tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động là trung tâm dịch vụ việc làm. Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 03 trung tâm dịch vụ việc làm, người lao động có thể tìm đến 01 trong 03 trung tâm này để làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp.

* Trung tâm dịch vụ việc làm thành tỉnh Bắc Giang

Địa chỉ: Lô số 05, đường Trần Quang Khải, phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Số điện thoại: 0204.3854344

Email: trungtamgtvlbacgiang@gmail.com

Website: http://vieclambacgiang.vn/

Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ, Tết

* Chi nhánh huyện Lục Nam của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang

Địa chỉ: Thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Số điện thoại: 0204.3632328

Website: http://vieclambacgiang.vn/

Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ, Tết.

* Chi nhánh huyện Tân Yên của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang

Địa chỉ: Xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Số điện thoại: 0204.3632328

Website: http://vieclambacgiang.vn/

Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ, Tết.


2. Không có hộ khẩu, nhận BHTN tại Bắc Giang được không?

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định này, người lao động được quyền tự do lựa chọn trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương mà mình muốn nhận trợ cấp thất nghiệp để nộp hồ sơ. Nói cách khác, người lao động thất nghiệp có thể nhận chọn làm hồ sơ tại bất kì trung tâm dịch vụ việc làm nào mà bản thân cho là thuận tiện nhất.

Mặt khác trong hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP chỉ yêu cầu phải có các giấy tờ sau:

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động như hợp đồng lao động hết hạn, quyết định thôi việc, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động,…

- Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.

Trong đó, không hề yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú tại nơi đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định, người lao động không có hộ khẩu tại tỉnh Bắc Giang cũng có thể làm hồ sở hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại đây. 


3. Đi làm ở nơi khác, về Bắc Giang nhận BHTN được không?

Như đã đề cập ở phần trước, theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động thất nghiệp có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp ở địa phương nào thì có thể nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm của địa phương đó.

Chính vì vậy, dù làm việc ở địa phương khác, nhưng sau đó chuyển đến tỉnh Bắc Giang để sinh sống, tìm kiếm việc làm mới thì người lao động vẫn có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại đây.

Người lao động có thể tùy chọn làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại một trong 03 trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh Bắc Giang bao gồm:

- Trung tâm dịch vụ việc làm thành tỉnh Bắc Giang.

Địa chỉ tại lô số 05, đường Trần Quang Khải, phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang,

tỉnh Bắc Giang.

- Chi nhánh huyện Lục Nam của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang

Địa chỉ tại thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Chi nhánh huyện Tân Yên của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang.

Địa chỉ tại xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.


4. Đang nhận BHTN ở tỉnh khác có được chuyển đến Bắc Giang?

Theo Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động hoàn toàn có thể chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tỉnh khác về Bắc Giang.

* Điều kiện chuyển nơi hưởng:

- Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp.

- Phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

* Thời gian giải quyết:

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, trung tâm dịch vụ việc làm nươi người lao động đang hưởng trợ cấp phải cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người đó và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến.

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người lao động thất nghiệp chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm ở nơi mới sẽ gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

Trên đây là thông tin về bảo hiểm thất nghiệp Bắc Giang. Nếu gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục hưởng trợ cấp, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?