3 thay đổi quan trọng về chính sách bảo hiểm xã hội từ năm 2020

Bước sang năm 2020, có nhiều thay đổi liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội mà người dân cần nắm rõ. Cụ thể như sau:

I. Thay đổi về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 

Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) căn cứ vào tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong khi tỷ lệ đóng BHXH năm 2020 không có gì thay đổi, thì mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu và tối đa thay đổi ít nhiều do mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 01/01/2020.

- Mức lương đóng BHXH tối thiểu: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

- Mức lương đóng BHXH tối đa: Bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Xem chi tiết: Mức đóng bảo hiểm xã hội 2020 


II. Thay đổi liên quan đến chế độ hưu trí

1. Thay đổi độ tuổi hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Theo điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

- Từ năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

- Từ năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở đi.

2. Thay đổi cách tính lương hưu hàng tháng đối với lao động nam

Theo điểm a khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội:

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo xã hội. Trong đó, với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì được tính là 18 năm (nếu nghỉ vào năm 2018 được tính là 16 năm, năm 2019 được tính là 17 năm).

Đối với lao động nữ, cách tính lương hưu năm 2020 không có gì thay đổi so với hiện nay.

5 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội từ năm 2020

Chính sách luật bảo hiểm xã hội năm 2020 có nhiều thay đổi (Ảnh minh họa)

3. Thay đổi mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Theo điểm e khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này, nếu tham gia BHXH từ năm 2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.


III. Thay đổi về các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội 

Từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở tăng lên 1,600,000 đồng/tháng thay vì 1,490,000 đồng/tháng như trước đó. Do vậy, nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng đồng loại tăng theo. Người tham gia bảo hiểm cũng vì thế mà hưởng lợi. 

Điển hình là một số khoản phụ cấp sau:

1. Trợ cấp một lần khi sinh con

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp 1 cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở.

Như vậy:

Năm 2020, mức trợ cấp bằng 2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng.

2. Mức trợ cấp dưỡng sức sau khi sinh, sau khi nghỉ ốm đau 

Điều 29, 41 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản được hưởng trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Năm 2020, mức trợ cấp bằng 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày.

3. Mức trợ cấp mai táng

Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.

Năm 2020, mức trợ cấp bằng 10 x 1,49 triệu đồng = 14,9 triệu đồng.

Xem thêm: Các khoản trợ cấp bảo hiểm tăng trong năm 2020


III. Thay thế về Sổ bảo hiểm xã hội và dữ liệu bảo hiểm xã hội

1. Sổ bảo hiểm xã hội được thay thế bằng Thẻ bảo hiểm xã hội điện tử

Theo khoản 2 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội, đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

Dù đã tới năm 2020, tuy nhiên hiện nay chưa có bất cứ thông tin nào về việc thay thế này.

2. Hoàn thành cơ sở dữ liệu điện tử về bảo hiểm xã hội

Theo khoản 2 Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội, đến năm 2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước.

Được biết, hiện nay, Chính phủ đã giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Thủ tướng Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với các CSDL quốc gia có liên quan.

Năm 2019, ngành bảo hiểm đang tiếp tục cập nhật mã số, đồng bộ thông tin định danh người tham gia BHXH; quản lý dữ liệu quá trình thu, chi trả BHXH, thông tin đơn vị tham gia BHXH...

>> Toàn bộ quy định liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội 


Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?

Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?

Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?

Sổ bảo hiểm xã hội bao lâu nay đã quá quen thuộc với người lao động, là cuốn sổ ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, cũng là “bằng chứng” để họ được hưởng mọi chế độ theo quy định. Thế nhưng, có thể cuốn sổ này sắp tới sẽ không còn tồn tại.