Mức đóng BHYT từ 01/7/2024: Có 3 thay đổi lớn người dân cần biết

Từ 01/7/2024, việc điều chỉnh mức lương cơ sở và lương tối thiểu vùng kéo theo có 3 thay đổi về mức đóng BHYT từ 01/7/2024 mà người dân cần phải lưu ý ngay.

1. Tăng mức đóng bảo hiểm y tế tối đa

Tăng mức đóng BHYT tối đa (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2014 số 46/2014/QH13, mức lương tháng tối đa để tính số tiền đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở được quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng, thời điểm áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế từ 01/7/2024 là 46.800.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, do có sự thay đổi về lương cơ sở vào ngày 01/7/2024 nên mức đóng BHXH tự nguyện tối đa từ sau 01/7/2024 cũng có sự điều chỉnh như sau:

Đối tượng

Mức đóng tối đa

Hộ nghèo

10.197.000 đồng/tháng

Hộ cận nghèo

10.213.500 đồng/tháng

Đối tượng khác

10.263.000 đồng/tháng

2. Tăng mức đóng BHYT hộ gia đình

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình hàng tháng sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở. Cụ thể:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

- Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng người thứ nhất.

- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng người thứ nhất.

Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình theo năm từ ngày 01/7/2024 được quy định như sau:

Thành viên

Tỷ lệ đóng BHYT hộ gia đình

Mức đóng BHYT hộ gia đình trước 01/7/2024

 (Đơn vị: đồng/năm)

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2024

 (Đơn vị: đồng/năm)

Người thứ nhất

4,5%

972.000

1.263.600

Người thứ hai

70% mức đóng người thứ nhất

680.400

884.520

Người thứ ba

60% mức đóng người thứ nhất

583.200

758.160

Người thứ tư

50% mức đóng người thứ nhất

486.000

631.800

Người thứ năm trở đi

40% mức đóng người thứ nhất

388.800

505.440

3. Tăng mức thanh toán trực tiếp cho đối tượng có thẻ BHYT

Tăng mức thanh toán trực tiếp cho đối tượng có thẻ BHYT (Ảnh minh họa)

Theo mục 2 Công văn 3687/BYT-BH năm 2024, mức thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp người bệnh vào viện/bắt đầu đợt điều trị từ trước 01/7/2024 nhưng ra viện/kết thúc điều trị từ 01/7/2024 hoặc từ sau 01/7/2024 được quy định như sau:

STT

 Trường hợp

Mức tăng thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT

1

Khám, chữa bệnh tại cơ sở tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu)

KCB ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh.

Tăng từ 270.500 đồng lên 351.000 đồng.

KCB nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

Tăng từ 900.000 đồng lên 1.170.000 đồng.

2

Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: Tối đa không quá 01 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

Tăng từ 1.800.000 đồng/tháng lên 2.340.000 đồng/tháng

3

Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến trung ương hoặc tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

Tăng từ 4,5 triệu đồng lên 5,85 triệu đồng.

4

Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định

Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh.

Tăng từ 270.000 đồng lên 351.000 đồng.

Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

Tăng từ 900.000 đồng lên 1.170.000 đồng.

Ngoài ra, theo điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, chi phí cho một lần khám chữa bệnh mà thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người tham gia BHYT sẽ được thanh toán 100% chi phí.

Theo đó, trước 01/7/2024, nếu người dân khám bệnh dưới 270.000 sẽ được BHYT chi trả 100% chi phí thì từ ngày 01/7/2024, khi khám bệnh mà mức chi trả dưới 351.000 đồng sẽ được BHYT chi trả chi phí toàn bộ.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về 3 thay đổi về mức đóng BHYT từ 01/7/2024 mà người dân cần phải lưu ý.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(22 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?