Có thể bạn chưa biết: 10 số cuối của mã thẻ BHYT là gì?

Thẻ bảo hiẻm y tế (BHYT) là căn cứ để người bệnh được giải quyết thanh toán một số chi phí khi đi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết 10 số cuối của mã thẻ BHYT là gì?


10 số cuối mã thẻ BHYT là mã số BHXH?

Việc quy định mã số trên thẻ BHYT giúp phân biệt được rõ ràng các đối tượng tham gia BHYT đồng thời cũng xác định được quyền lợi của người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh.

Theo quy định tại Quyết định 1351 năm 2015, mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự được chia thành 04 ô:

XX

X

XX

XXXXXXXXXX

Trong đó:

- Ô đầu tiên: Gồm 02 ký tự ký hiệu bằng chữ theo bảng chữ cái latinh. Đây là mã đối tượng tham gia BHYT: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng, nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng, nhóm đóng BHYT theo hộ gia đình.

- Ô thứ hai: Gồm 01 ký tự là ký hiệu bằng số theo thứ tự từ 01 - 05. Đây là ký hiệu thể hiện mức hưởng BHYT gồm các mức 100%, 95%, 80%.

- Ô thứ ba: Gồm 02 ký tự bằng số từ 01 - 99, là mã tỉnh, nơi phát hành thẻ BHYT.

- Ô thứ tư: Gồm 10 ký tự là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT.

Đồng thời, theo quy định tại điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Đây cũng là giải thích được Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 3 Quyết định 515/QĐ-BHXH:

Mã số BHXH là số định danh do cơ quan BHXH cấp cho mỗi người tham gia một mã số duy nhất và được quản lý trên toàn quốc.

Như vậy, từ quy định trên, 10 số cuối trên thẻ BHYT là số định danh cá nhân cũng là số sổ BHXH của người tham gia bảo hiểm.

Xem thêm…

Đáng chú ý, tại điểm g khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, chậm nhất đến 01/01/2020, cơ quan BHXH phải thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia. Đồng thời, tại Công văn 4173, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu thẻ BHYT điện tử phải gắn chip điện tử.

10 số cuối của mã thẻ BHYT là gì
Có thể bạn chưa biết: 10 số cuối của mã thẻ BHYT là gì? (Ảnh minh họa)


3 cách nhanh nhất để tra cứu mã số thẻ BHYT

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là làm sao tra cứu mã số BHYT để biết mình thuộc đối tượng nào, mức hưởng, mức đóng, quá trình đóng BHYT thế nào…

Dưới đây là 03 cách cơ bản, nhanh chóng để tra cứu gồm:

Cách 1: Tra ngay trên thẻ BHYT

Như phân tích ở trên, mã số trên thẻ BHYT thể hiện mã đối tượng tham gia BHYT, mức hưởng, mã tỉnh nơi cấp thẻ cũng như mã số định danh cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế.

Do đó, cách nhanh chóng nhất để tra mã số thẻ BHYT là căn cứ vào dãy số trên chính thẻ BHYT đó.

Cách 2: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại

Căn cứ Công văn 815/CNTT-PM, từ ngày 16/4/2019, người tham gia BHYT có thể sử dụng cú pháp sau đây để tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT với cước phí là 1.000 đồng/tin nhắn.

BH THE {mã thẻ BHYT} gửi 8079.

Cách 3: Tra cứu trên mạng

Ngoài 02 cách nêu trên, người tham gia BHYT còn có thể tra cứu trực tiếp trên website của BHXH Việt Nam:

Bước 1: Truy cập trang web của BHXH Việt Nam tại đây

bước 1 tra cứu mã số bhyt qua mạng

Bước 2: Thực hiện đầy đủ các bước sau đây:

- Điền đầy đủ thông tin về mã thẻ, họ và tên, ngày và năm sinh.

- Tích chọn “Tôi không phải là người máy”

- Chọn “Tra cứu”.

Bước 3: Hệ thống sẽ trả kết quả về thông tin BHYT của người tra cứu gồm: Họ tên, ngày sinh, giá trị thẻ BHYT và quyền lợi được hưởng.

Xem thêm...

Trên đây là thông tin về 10 số cuối của mã thẻ BHYT mà chưa hẳn tất cả mọi người đều biết. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về thẻ BHYT, độc giả có thể xem thêm bài viết dưới đây:

>> Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất qua mạng

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Công ty cũ không chốt sổ BHXH, người lao động phải làm gì?

Công ty cũ không chốt sổ BHXH, người lao động phải làm gì?

Công ty cũ không chốt sổ BHXH, người lao động phải làm gì?

Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) là căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, khi chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều doanh nghiệp cố tình không chốt sổ BHXH cho người lao động. Vậy trong trường hợp này, người lao động phải làm gì?