Luật sư Nguyễn Vũ Quân

Luật sư Nguyễn Vũ Quân

Cộng tác viên
Đánh giá tác giả:
(4 lượt đánh giá)
Đơn vị công tác

KENFOX IP & Law Office  - Chức danh Giám đốc 

KENFOX IP & LAW OFFICE, một trong những công ty cung cấp dịch vụ SHTT chuyên nghiệp với sự phát triển vượt bậc và mạnh nhất về dịch vụ sáng chế, cung cấp đầy đủ các dịch vụ SHTT tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và các nước Châu Á khác.

Năm 2019, KENFOX lọt vào danh sách 10 Công ty nộp đơn sáng chế hàng đầu trước Cục SHTT.

Năm 2020 và 2021, KENFOX lọt vào danh sách 20 Công ty đơn sáng chế hàng đầu Việt Nam. KENFOX vinh dự liên tục được các tổ chức uy tín quốc tế bình chọn là “Boutique Trademark Law Firm of the Year in Vietnam” (Công ty cung cấp dịch vụ nhãn hiệu hàng đầu của năm tại Việt Nam) bởi Global Law Experts trong năm 2021-2022 và “Laos IP Firm of the Year for the 2021 Asia IP Awards” (Công ty Sở hữu Trí tuệ của năm tại Lào) bởi Asia IP.

Trình độ chuyên môn 

Luật sư Sở hữu Trí tuệ; Cử nhân chuyên ngành tiếng Anh

Lĩnh vực chuyên môn

Luật Sở hữu trí tuệ (Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, quyền tác giả, xử lý tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ)

Kinh nghiệm thực tế 

18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ với những vụ việc nổi bật như:

1. Xử lý tranh chấp, cạnh tranh không lành mạnh cho thương hiệu thuốc ho “PROSPAN” - phân phối bởi Công ty Cổ phần tập đoàn dược phẩm và Thương mại SOHACO, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Công ty Cổ phần Đầu tư Vinh An Thăng Long trong việc sử dụng bao bì hàng hóa cho sản phẩm thực phẩm chức năng “PROSTIBAME”. 
2. Xử lý tranh chấp, cạnh tranh không lành mạnh cho thương hiệu “HAICNEAL” chống lại Công ty Công ty Cổ phần ASEM VINA. 
 
3. Xử lý hàng nhập khẩu mang thương hiệu “SPY” cho Công ty Cổ phần MASSCO. MASSCO nhà sản xuất hóa mỹ phẩm nổi tiếng tại Việt Nam, là chủ sở hữu nhãn hiệu “SPY” từ việc phát hiện quảng cáo sản phẩm trên ứng dụng Zalo. KENFOX đã tiến hành điều tra thị trường và phát hiện 1 Công ty tại Hà Tĩnh là Công ty Cổ phần DAHACHI đã nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam số lượng lớn các sản phẩm nước giặt mang nhãn hiệu SPY. KENFOX đã nộp hồ sơ yêu cầu Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ giám định xâm phạm, sau đó, gửi đơn yêu cầu các cơ quan chức năng Việt Nam vào cuộc như: Tổng Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường, Chi Cục Hải quan Hải Phòng, yêu cầu tiến hành hậu kiểm và xử lý Công ty DAHACHI.
 
4. Xử lý hành vi quảng cáo bán hàng trên mạng cho thương hiệu “RULE 1” – một thương hiệu nổi tiếng của Mỹ về sản phẩm sữa tăng cơ cho người tập thể thao. Bên vi phạm, Công ty Cổ phần Muscle Up, thực chất là một nhà phân phối trước đây của RULE ONE, và hiện nay không còn là nhà phân phối. Tuy nhiên, Muscle Up vẫn tiếp tục sử dụng các bài viết, hình ảnh sản phẩm để quảng cáo trên 2 website của Công ty này. KENFOX đã gửi yêu cầu giám định lần tới Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ yêu cầu cơ quan này ra kết luận giám định về việc: Liệu hành vi quảng cáo sản phẩm “RULE 1” của Công ty Muscle Up có cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “RULE 1” của Mỹ hay không?
 
5. Xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu “Cleo, Exclusive Synthetic Leather, picture” cho chủ nhãn hiệu là Công ty Nhà Việt.
 
6. Tư vấn cho hãng phần mềm trò chơi RAGNAROG của Hàn Quốc chống lại xâm phạm bản quyền tại Việt Nam.
 
7. Đại diện, tư vấn các biện pháp xử lý xâm phạm bản quyền cho thương hiệu nước hoa vùng kín “Foellie” tại Việt Nam.
 
8. Đại diện cho EVELINE Cosmetics, một công ty mỹ phẩm nổi tiếng tại Ba Lan, đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối nhãn hiệu tại Việt Nam.
Xem thêm

Bài viết của tác giả

(25)
Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

KENFOX IP & Law Office cung cấp các thông tin hữu ích dưới đây để giúp các nhà đầu tư Trung Quốc hiểu rõ về thị trường, hệ thống pháp luật và văn hóa kinh doanh tại Việt Nam để tận dụng tối đa cơ hội và ứng phó hiệu quả với những thách thức có thể phát sinh trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
5 bí mật pháp lý để bảo vệ hiệu quả giải pháp hữu ích mà bạn cần biết

5 bí mật pháp lý để bảo vệ hiệu quả giải pháp hữu ích mà bạn cần biết

Bạn có ý tưởng đột phá hoặc giải pháp kỹ thuật mới mẻ tại Việt Nam và muốn bảo vệ chúng mà không bị vướng mắc bởi các yêu cầu nghiêm ngặt của bảo hộ sáng chế thông thường? Cân nhắc việc đăng ký bảo hộ dưới hình thức "Giải pháp hữu ích (GPHI)" có thể là giải pháp lý tưởng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của bạn.
Vai trò và cách thức giám định xâm phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Vai trò và cách thức giám định xâm phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Intellectual Property Research Institute được viết tắt là VIPRI) là cơ quan nghiên cứu trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, cung cấp ý kiến chuyên môn về các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật thương mại, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Các nhà xuất khẩu Hàn Quốc hoạch định sở hữu trí tuệ tại Việt Nam như thế nào?

Các nhà xuất khẩu Hàn Quốc hoạch định sở hữu trí tuệ tại Việt Nam như thế nào?

Trong bối cảnh mà tài sản trí tuệ chính là huyết mạch của doanh nghiệp, trong khi, các hành vi xâm phạm, đánh cắp tài sản trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Bởi vậy, việc hoạch định sở hữu trí tuệ là điều vô cùng cần thiết. Vậy, các nhà xuất khẩu Hàn Quốc hoạch định sở hữu trí tuệ tại Việt Nam như thế nào?
Xác định nhãn hiệu mang tính mô tả hay chỉ mang tính gợi ý tại Việt Nam, Lào và Campuchia

Xác định nhãn hiệu mang tính mô tả hay chỉ mang tính gợi ý tại Việt Nam, Lào và Campuchia

Việc đăng ký nhãn hiệu có thể gặp nhiều khó khăn khi khó xác định đó là nhãn hiệu thuần túy mang tính “mô tả” hay chỉ mang tính “gợi ý”. Ở Việt Nam, Lào và Campuchia, cũng như ở nhiều quốc gia khác, nhãn hiệu được coi là “mô tả” thuần túy sẽ không được bảo hộ theo luật định, nhưng nếu nhãn hiệu chỉ mang tính “gợi ý”, nó hoàn toàn có thể được bảo hộ.

Sử dụng nhãn hiệu trên website có được coi là bằng chứng hợp lệ?

Sử dụng nhãn hiệu trên website có được coi là bằng chứng hợp lệ?

Nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu sử dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày đăng ký, bất kỳ bên nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đó. Song không có quy định cụ thể về hành vi “sử dụng nhãn hiệu”, điều này có thể làm vô hiệu hóa chế định chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu với lý do không sử dụng.

Bài viết của tác giả khác

Xem thêm
loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật