Tiêu chuẩn TCVN 9310-4:2012 Thiết bị chữa cháy

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9310-4:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9310-4:2012 ISO 8421-4:1990 Phòng cháy chữa cháy-Phần 4: Thiết bị chữa cháy
Số hiệu:TCVN 9310-4:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: An ninh trật tự, Khoa học-Công nghệ
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9310-4:2012

ISO 8421-4:1990

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - TỪ VỰNG - PHẦN 4: THIẾT BỊ CHỮA CHÁY

Fire protection - Vocabulary - Part 4: Fire extinction equipment

Lời nói đầu

TCVN 9310-4 : 2012 hoàn toàn tương đương với ISO 8421-4: 2000.

TCVN 9310-4 : 2012 được chuyển đi từ TCXDVN 216 : 1998 (ISO 8421- 4: 1990) theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Bộ TCVN 9310 dưới tiêu đề chung là “Phòng cháy chữa cháy - Từ vngbao gồm những phần sau:

- TCVN 9310-3:2012 (ISO 8421-3:1989) Phần 3: Phát hiện cháy và báo cháy.

- TCVN 9310-4:2012 (ISO 8421-4:1990) Phn 4: Thiết bị chữa cháy.

- TCVN 9310-8:2012 (ISO 8421-8:1990) Phần 8: Thuật ngữ chuyên dùng cho chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm.

Bộ ISO 8421 Fire protection - Vocabulary, còn có các phần sau:

- ISO 8421-1:1987 Part 1: General terms and phenomena of tire.

- ISO 8421-2:1987 Part 2: Structural fire protection.

- ISO 8421-5:1988 Part 5: Smoke control.

- ISO 8421-6:1987 Part 6: Evacuation and means of escape.

- ISO 8421-7:1987 Part 7: Explosion detection and suppression means.

TCVN 9310-4: 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - TỪ VỰNG - PHẦN 4: THIẾT BỊ CHỮA CHÁY

Fire protection - Vocabulary - Part 4: Fire extinction equipment

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa có liên quan tới:

- Các chất chữa cháy;

- Bình chữa cháy di động;

- Hệ thống chữa cháy cố định.

Các thuật ngữ chung được nêu trong ISO 8421-1. Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh. Thuật ngữ sắp xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh và tiếng Pháp được nêu phần chú dẫn

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4878 (ISO 3941), Phân loại cháy.

ISO 7201 : 1982, Fire protection - Fire extinguishing media - Halogenated hydrocarbons (Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy hydrocacbon halogenua).

ISO 8124-1 : 1987, Fire protection - Vocabulary - Part 1: General terms and phenomena of fire (Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Phần 1: Các thuật ngữ chung và các hiện tượng cháy).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Các chất chữa cháy

3.1.1. Chất tạo bọt đậm đặc chịu cồn

Chất tạo bọt đậm đặc sử dụng để dập các đám cháy từ nhiên liệu dễ tan trong nước (chất lỏng có điện cực) và các đám cháy của các nhiên liệu khác có khả năng phá hủy bọt chữa cháy thông thường.

3.1.2. Chất tạo bọt đậm đặc tạo màng nước mỏng

Cht tạo bọt đậm đặc tạo màng nước mỏng nổi trên bề mặt của các hydrocacbon trong những điều kiện nhất định.

3.1.3. Thời gian bắt cháy trở lại

Thời gian để cháy trở lại toàn bộ hoặc một phần đám cháy đã bị phủ bằng chất bọt.

3.1.4. Cacbon dioxyt

Hợp chất hóa học CO2 được sử dụng như một chất chữa cháy.

3.1.5. Bọt hóa học

Bọt chữa cháy được tạo ra do phản ứng giữa dung dịch muối kiềm với dung dịch axit có trộn thêm chất ổn định.

3.1.6. Tỷ lệ nồng độ (của một dung dịch tạo bọt)

Tỷ lệ giữa khối tích chất tạo bọt đậm đặc với khối tích của dung dịch tạo bọt.

3.1.7. Tỷ lệ sử dụng tới hạn của dung dịch tạo bọt

Cường độ phun (3.1.24) nhỏ nhất theo lý thuyết của dung dịch tạo bọt để dập tắt một đám cháy.

3.1.8. Ứng suất cắt tới hạn của bọt

ng suất cắt nhỏ nhất giữa trong khối bọt, giá trị của ứng suất này có liên quan đến độ nhớt của bọt, độ ổn định và tính lan tỏa.

3.1.9. Thời gian tiết nước của bọt

Thời gian cần thiết để có được một phần chất lỏng nhất định tiết ra từ khối bọt

3.1.10. Độ nở của bọt

Tỷ lệ giữa khối tích bọt thu được và khối tích dung dịch tạo bọt đã dùng.

3.1.11. Bọt chữa cháy

Chất chữa cháy bao gồm một khối lượng bọt tạo ra từ dung dịch tạo bọt bằng phương pháp cơ lý hay hóa học.

3.1.12. Bột chữa cháy

Cht chữa cháy tạo thành bởi các sản phẩm chất rắn đã được tán nhỏ.

CHÚ THÍCH: Các chữ cái (A, B, C hoặc D) thường đứng sau thuật ngữ “Bột chữa cháy" tương ứng với phân loại đám cháy được quy định trong TCVN 4878

3.1.13. Chất tạo bọt đậm đặc Fluoroprotein

Chất tạo bọt đậm đặc protein được trộn thêm hóa chất flo hoạt tính bề mặt.

3.1.14. Tính tương hợp của bọt

Khả năng duy trì tác dụng của bọt khi được sử dụng đồng thời với chất chữa cháy khác (ví dụ như bột chữa cháy) trong một đám cháy.

3.1.15. Chất tạo bọt đậm đặc

Chất khi trộn với nước nồng độ thích hợp thì tạo thành dung dịch tạo bọt.

3.1.16. Dung dịch tạo bọt

Hỗn hợp đồng nhất của nước và chất tạo bọt đậm đặc với t lệ thích hợp để tạo bọt.

3.1.17. Chất halon

Chất chữa cháy hydrocacbon được halogen hóa (xem ISO 7201).

CHÚ THÍCH: Hệ thống đánh s đứng sau được sử dụng đ đánh giá hydrocacbon được halogen hóa. Từ 'halon' thường đứng trước một số có 4 chữ số ch số nguyên tử cacbon, flo, clo và brôm. Không bao giờ tất cả các chữ số đó là số 0. Chẳng hạn: halon 1211 là bromochlorodifloromethan (CF2CIBr) và halon 1301 là bromotrifluoromenthan (CF3Br).

3.1.18. Bọt có độ nở cao

Bọt có độ nở (3.1.10) cao hơn 200 (thường vào khoảng 500)

3.1.19. Bọt có độ nở thp

Bọt có độ nở (3.1.10) thấp hơn 20 (thường vào khoảng 10).

3.1.20. Bọt cơ học (vật lý)

Bọt được tạo ra bằng cách đưa khí hoặc khí trơ vào một dung dịch tạo bọt.

3.1.21. Bọt có độ n trung bình

Bọt độ n (3.1.10) trong khoảng từ 20 đến 200 (thường vào khoảng 100).

3.1.22. T lệ sử dụng thực tế dung dịch tạo bọt

T lệ sử dụng bọt trên đơn vị diện tích theo như quy chuẩn về an toàn hoặc quy định của nhà sản xuất. Tỷ lệ sử dụng thực tế thường cao hơn tỷ lệ sử dụng tới hạn.

3.1.23. Chất tạo bọt protein đậm đặc

Chất tạo bọt đậm đặc có thành phần chính là các protein tự nhiên đã thủy phân.

3.1.24. Cường độ phun

Mức độ sử dụng dung dịch tạo bọt trên một đơn vị diện tích đám cháy trong một đơn vị thời gian, thường thể hiện bằng l/(m2 x min)

3.1.25. Cht tạo bọt đậm đặc tổng hợp

Chất tạo bọt đậm đặc được tạo ra trên cơ sở chất lỏng tổng hợp hoạt tính bề mặt (thường là chất ty rửa) với các chất ổn định thích hợp.

3.1.26. Chất tạo bọt đậm đặc đa dụng

Chất tạo bọt đậm đặc dùng để dập các đám cháy có các nhiên liệu hòa được với nước (là các chất lỏng có điện cực) và các hydrocacbon.

3.2. Bình chữa cháy di động (xách tay và di chuyển)

3.2.1. Áp suất nổ (của bình chữa cháy)

Áp lực bên trong của bình chữa cháy thể gây ra sự giảm áp do sự hư hại một bộ phận của bình.

3.2.2. Bình chữa cháy bằng cacbon dioxyt

Bình chữa cháy chứa cacbon_dioxyt dưới áp suất cao dùng làm chất chữa cháy.

3.2.3. Sự phun hết

Sự phun của bình chữa cháy khí áp suất bên trong cân bằng với áp suất bên ngoài, van điều khiển được mở hết cỡ.

3.2.4. Thời gian phun hiệu quả

Thời gian từ khi bắt đầu x chất chữa cháy đầu vòi phun cho đến khi kết thúc việc phun hết chất chữa cháy (nhưng không cần thiết phải phun sạch khí đẩy).

3.2.5. Mật độ nạp đy

Tỷ lệ giữa khối lượng của chất được nạp vào với th tích mà chất đó chiếm chỗ, nằm bên trong của một bình chữa cháy hoặc của chai chứa đầy khí CO2 hoặc các khí hóa lỏng khác.

3.2.6. Bình cha cháy

Bình chứa chất chữa cháy để phun vào đám cháy nh áp suất bên trong.

3.2.7. Bình chữa cháy hoạt động bằng chai khí nén

Bình chữa cháy trong đó áp suất để đy chất chữa cháy từ bên trong bình được tạo ra do m chai chứa khí nén hoặc khí hóa lỏng thời điểm sử dụng bình chữa cháy.

3.2.8. Bình chữa cháy bằng bọt (hóa học)

Bình chữa cháy phun bọt hóa chất khi các dung dịch hóa chất chứa bên trong bình được hòa trộn và tạo ra phản ứng.

3.2.9. Bình chữa cháy bằng bọt

Bình chữa cháy chứa chất chữa cháy là dung dịch tạo bọt.

3.2.10. Bình chữa cháy bằng khí halon

Bình chữa cháy chứa chất chữa cháy halon (3.1.17) như là một chất chữa cháy trung tính

3.2.11. Bình chữa cháy xách tay

Bình chữa cháy được thiết kế đ có thể mang và vận hành bằng tay.

3.2.12. Bình chữa cháy bằng bột

Bình chữa cháy chứa chất chữa cháy dạng bột.

3.2.13. Phần dư lại của chất chữa cháy

Khối lượng chất chữa cháy còn lại trong Bình sau khi phun hết (3.2.3).

3.2.14. Áp suất làm việc (của bình chữa cháy)

Áp suất cân bằng được tạo ra bên trong bình chữa cháy khi nó được nạp đầy chất chữa cháy và được đưa về điều kiện nhiệt độ lớn nhất cho phép.

3.2.15. Bình chữa cháy lưu trữ áp suất

Bình chữa cháy trong đó chất chữa cháy thường xuyên tiếp xúc với khí đẩy và do vậy thường xuyên chịu áp suất của khí đó.

3.2.16. Bình chữa cháy có xe đẩy

Bình chữa cháy được đặt trên bánh xe hoặc bánh trượt.

3.2.17. Bình chữa cháy bằng nước

Bình chữa cháy chứa chất chữa cháy là nước có hoặc không có chất phụ gia.

3.3. Các hệ thống chữa cháy cố định

3.3.1. Thuật ngữ chung

3.3.1.1. Hệ thống chữa cháy cố định

Hệ thống bao gồm một bộ phận cung cấp chất chữa cháy được nối với một hoặc nhiều lăng phun c định qua đó các chất chữa cháy được phun ra đ dập tắt đám cháy, điều khiển bằng tay hoặc tự động.

3.3.1.2. Thời gian duy trì

Khoảng thời gian trong đó chất chữa cháy phải lưu lại trên chỗ cháy để dập tắt cháy.

3.3.1.3. Hệ thống chữa cháy tại chỗ

Hệ thống chữa cháy c định bao gồm bộ phận cung cấp chất chữa cháy được bố trí để phun trực tiếp chất chữa cháy vào vật đang cháy hoặc vào chỗ nguy cơ cháy.

3.3.2. Hệ thống chữa cháy cố định bng nước và hơi

3.3.2.1. Khu vực hoạt động

Diện tích sàn theo tính toán được phun tràn đầy bằng hệ thống Sprinkler

3.3.2.2. Hệ thống phun hơi nước tự động

Hệ thống các ống dẫn được nối với bộ phận cung cấp hơi nước và lắp các đầu phun những khoảng cách và độ cao thích hợp. Khi có một đầu báo cháy hoạt động, hơi nước sẽ tự động phun ra qua các đầu phun đó.

3.3.2.3. Hệ thng ống nhánh

Hệ thống các ống gắn Sprinkler (3.3.2.10) được cấp nước chỉ từ một hướng bằng một ống phụ hoặc ống chính.

3.3.2.4. Hệ thống xối nước

Hệ thống các ống dẫn nước được gắn với các Sprinkler h những độ cao và khoảng cách thích hợp nhằm khng chế chữa cháy bằng cách xả nước. Các ống sẽ được làm đầy nước bằng kích hoạt thủ công hoặc bằng hệ thống phát hiện cháy tự động.

3.3.2.5. Đu phun Drencher

Đầu phun nước được gắn với một ống dẫn hay một hệ thống Drencher (3.3.2.6) nhằm phun nước lên một bề mặt được bo vệ chống lại sự tiếp xúc vi lửa.

3.3.2.6. Hệ thng Drencher

Hệ thng tự động gồm các ống dẫn nước có gắn với đầu phun Drencher ở những độ cao và khoảng cách thích hợp nhm phun nước lên một bề mặt được bảo vệ chống lại sự tiếp xúc với lửa.

3.3.2.7. B trí giữa

Việc bố trí hệ thống các ống dẫn có lắp Sprinkler, trong đó ống có gắn đầu phun Sprinkler (3.3.2.10) được lắp vào thành ống bên này hoặc bên kia của ống phân phi phụ.

3.3.2.8. Bố trí bên cạnh

Việc bố trí hệ thống các ống dẫn có lắp Sprinkler, trong đó ng gắn đầu phun Sprinkler (3.3.2.10) chỉ được lắp vào một bên thành ống của ng phân phối phụ.

3.3.2.9. Hệ thống mạng lưới ô bàn c

Hệ thống các ống dẫn có lp Sprinkler, trong đó ống gắn các đầu phun Sprinkler (3.3.2.10) được cấp nước từ cả đầu ống.

3.3.2.10. Ống có gắn các Sprinkler

ng có các đầu phun Sprinkler được gắn c định, trực tiếp hoặc qua các đoạn ống nối ngắn.

3.3.2.11. Hệ thống ống nối vòng

Hệ thống các ống dẫn có lắp Sprinkler, trong đó ống phân phối tạo thành vòng khép kín.

3.3.2.12. Sprinkler (đầu phun Sprinkler)

Thiết bị nhạy cm nhiệt khi đạt đến nhiệt độ nhất định sẽ tự động phun nước, phân phối nước với lưu lượng kiểu phun cụ thể vào khu vực cần bo vệ đã được n định sẵn

3.3.2.13. Sprinkler để khuất

Sprinkler đặt trong hốc có nắp đậy.

3.3.2.14. Sprinkler thông thường

Sprinkler phun thẳng nước theo dạng hình cầu lên trần nhà và xuống sàn và phun trực tiếp từ 40 % đến 60 % tổng lượng nước theo hướng đi xuống.

3.3.2.15. Sprinkler kiểu khô

Thiết bị bao gồm một đầu phun Sprinkler và một ống quay xuống dưới, có chứa khí nén và được nối với một thiết bị đóng.

3.3.2.16. Sprinkle kiểu phun tia thẳng

Sprinkler phun nước theo mặt parabôn xuống sàn, khi đó một phần nước được phun lên trần còn 60 % đến 80 % tổng lượng nước được phun theo hướng đi xuống.

3.3.2.17. Sprinkler lắp ngang mặt trần

Sprinkler có một bộ phận hoặc toàn bộ thiết bị, kể cả đầu ren được lắp phía trên của mặt phẳng dưới trần nhà.

3.3.2.18. Sprinkler có bộ phận d nóng cháy

Sprinkler được mở ra dưới ảnh hưởng nhiệt của bộ phận nóng chy.

3.3.2.19. Sprinkler có bầu thủy tinh

Sprinkler được m ra dưới ảnh hưởng nhiệt làm vỡ bầu thủy tinh do áp suất tạo thành nhờ sự giãn n của chất lỏng trong bầu thủy tinh.

3.3.2.20. Sprinkler nm ngang

Sprinkler được bố trí sao cho dòng nước hướng theo phương ngang dội vào tm phân phi.

3.3.2.21. Sprinkle hướng xuống dưới

Sprinkler được bố trí sao cho dòng nước hướng từ trên xuống phun vào tm phân phi.

3.3.2.22. Sprinkler hốc tường

Một bộ phận hoặc toàn bộ Sprinkler, trừ đầu ren, được đặt trong hốc tường

3.3.2.23. Sprinkler trên vách

Sprinkler chỉ phun theo một mặt (nửa parabôn) hướng xuống sàn.

3.3.2.24. Sprinkler kiu phun sương

Sprinkler phun nước theo mặt parabôn hướng xuống sàn và 80 % đến 100 % tổng lượng nước chy ra lúc ban đầu theo hướng xuống dưới. Đầu phun này có thể hướng xuống dưới hoặc hướng lên trên.

3.3.2.25. Sprinkler hướng lên trên

Sprinkler được thiết kế và lắp đặt sao cho dòng nước được hướng lên trên phun vào tấm phân phối.

3.3.2.26. Van báo cháy Sprinkler

Van chặn được thiết kế cho phép nước chảy đến hệ thống Sprinkler và để cung cấp tín hiệu báo cháy khi nước chảy.

3.3.2.27. Van xupap và cụm van xupap của van báo cháy Sprinkler

Một phần của van ngăn chặn nước chảy theo hướng ngược lại.

3.3.2.28. Thiết bị bù của van báo cháy Sprinkler (van một chiều phụ tr)

Thiết b bên ngoài hoặc bên trong được dùng đ cân bằng sự tăng ở mức độ nhỏ áp lực nước để hạn chế tối thiểu các báo động sai.

3.3.2.29. Buồng hãm của van báo cháy Sprinkler

Thiết bị đo thể tích được thiết kế để hạn chế đến mức tối thiểu các báo động sai do sự xộc nước và sự thay đổi thất thường trong hệ thống cấp nước cho Sprinkler.

3.3.2.30. Van báo cháy Sprinkler bằng động cơ thủy lực

Thiết bị khởi động cục bộ bằng thủy lực cung cấp điện để phát ra tín hiệu báo cháy bằng âm thanh khi dòng nước cháy qua van báo cháy Sprinkler.

3.3.2.31. Van báo cháy Sprinkle bằng bộ truyền động thủy lực

Thiết bị khởi động cục bộ bằng thủy lực phát ra điện để báo cháy từ xa khi có dòng nước chảy qua van báo cháy Sprinkler.

3.3.2.32. Hệ thống Sprinkler

Hệ thống cấp nước tự động nối với các đầu phun Sprinkler khoảng cách và độ cao thích hợp và được thiết kế để phát hiện, kiểm soát hoặc chữa cháy bằng cách phun nước.

3.3.2.33. Hệ thống Sprinkler kiểu luân phiên

Hệ thống Sprinkler trong đó các ống dẫn nước được:

- nạp đy nước trong suốt thời gian không có nguy cơ đóng băng;

- nạp đầy không khí trong suốt thời gian nguy cơ đóng băng.

3.3.2.34. Hệ thống Sprinkler kiểu ng khô

Hệ thống Sprinkler trong đó các ống dẫn đảm bảo được nạp không khí thường xuyên đ tránh nguy cơ nước b đóng băng hoặc bay hơi trong đường ống.

3.3.2.35. Hệ thống Sprinkle kiểu ống ướt

Hệ thống Sprinkler trong đó các ống dẫn thường xuyên lượng nước không đi trong đường ống.

3.3.2.36. Thiết bị đo lưu lượng

Loại thiết bị chạy điện hoặc cơ học dùng để đo lượng lượng dòng nước chy.

3.3.2.37. Thiết b phun nước kiểu tia

Lăng phun nối với ống nước và được thiết kế để phun nước thành tia ở áp suất cao.

3.3.2.38. Hệ thống thiết bị phun nước kiểu tia

Hệ thống đường ống nước nối với thiết bị phun nước kiểu tia (3.3.2.38) và các dụng cụ để thao tác chữa cháy.

3.3.3. Các hệ thống chữa cháy cố định (không dùng nước)

3.3.3.1. Thiết b phun từ đáy lên (phun dưới b mặt)

Thiết bị dẫn bọt vào dưới bề mặt của chất lỏng dễ cháy sao cho bọt dâng lên trên bề mặt và lan rộng để tạo lớp bọt chữa cháy.

3.3.3.2. Hệ thống chữa cháy bằng cacbon dioxyt (CO2)

Hệ thống chữa cháy cố định dùng chất chữa cháy là CO2

3.3.3.3. Hệ thống chữa cháy bằng hỗn hợp các chất chữa cháy

Hệ thống chữa cháy dùng nhiều hơn một chất để chữa cháy (chẳng hạn như bọt và bột chữa cháy) vận hành thủ công hay tự động.

3.3.3.4. Hệ thống chữa cháy bằng bọt

Hệ thống chữa cháy cố định dùng bọt để chữa cháy.

3.3.3.5. Thời gian trung chuyển dung dịch tạo bọt

Thời gian để dung dịch tạo bọt chảy qua mạng ống dẫn, từ lúc bơm nồng độ dung dịch bọt vào dòng nước đến lúc bơm không khí o dung dịch bọt để tạo bọt

3.3.3.6. Hệ thống chữa cháy bằng chất halon

Hệ thống chữa cháy cố định dùng chất halon để chữa cháy.

3.3.3.7. H thống chữa cháy bằng khí trơ

Hệ thống được thiết kế để tạo ra nồng độ khí trơ thích hợp nhằm ngăn ngừa sự bốc cháy của môi trường khí dễ cháy hoặc dễ nổ, bằng cách thay đi nồng độ môi trường khí thấp hơn các giới hạn cho phép về cháy và nổ của các chất khí đó.

3.3.3.8. Thiết bị hút cht tạo bọt đậm đặc

Thiết bị được thiết kế để đưa chất tạo bọt đậm đặc vào dòng nước, thường được bố trí giữa máy bơm và ống đẩy.

3.3.3.9. Thiết bị tạo bọt (thiết bị tạo bọt bằng phương pháp cơ học)

Thiết bị đưa chất tạo bọt đậm đặc vào dòng nước để tạo ra dung dịch tạo bọt, sau đó dùng áp suất đưa không khí vào để tạo bọt.

3.3.3.10. Hệ thống chữa cháy bằng bột

Hệ thống chữa cháy cố định dùng bột để chữa cháy.

3.3.3.11. Thiết bị tạo bọt tự hút

Thiết bị tạo bọt mà việc đưa không khí vào được thực hiện bằng cách phun dung dịch tạo bọt từ một lăng phun bằng một thiết bị. Sau đó không khí này được trộn lẫn với dung dịch tạo bọt bi động năng từ thiết bị tạo bọt.

3.3.3.12. Sự làm đầy toàn bộ chất chữa cháy

Việc tiến hành làm đầy một khối tích bằng chất chữa cháy (khí, bọt có độ n cao) để ngăn chặn đám cháy trong vòng khối tích đó.

3.3.3.13. Hệ thống chữa cháy bằng cách làm đầy toàn bộ chất chữa cháy

Hệ thống chữa cháy c định đ dập tắt các đám cháy trong một khu vực được bảo vệ

3.4. Các ng chữa cháy

3.4.1. Tang cuộn vòi chữa cháy

Kiu hộp đựng vòi cha cháy (3.4.2) trong đó có một cái tang để cuộn vòi với vòi chữa cháy nửa cứng.

3.4.2. Hộp đựng vòi chữa cháy

Hộp gồm một vòi chữa cháy gắn với một lăng phun và một van chặn để cấp nước và có giá đỡ thích hợp.

3.4.3. Trụ nước chữa cháy đặt ngầm

Trụ nước chữa cháy được lắp các thiết bị vận hành nằm dưới tấm đậy hay đĩa đậy ở ngang mặt đất và được nối cố định với đường ng chính cấp nước áp để sử dụng khi chữa cháy.

3.4.4. Trụ nước chữa cháy đặt nổi

Trụ nước chữa cháy gồm một hoặc một vài đầu ra đặt cao hơn mặt đất và được nối cố định với đường ống chính cấp nước có áp để sử dụng khi chữa cháy.

3.4.5. Ống đứng, khô

Đường ống cứng được lắp cố định bên trong tòa nhà và dùng để nối với đường ống chữa cháy để cấp nước chữa cháy tại thời điểm sử dụng

3.4.6. Ống đứng, ướt

Đường ng cứng được lắp c định bên trong tòa nhà và được nối với nguồn cấp nước để cấp nước cho các vòi phun.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và đnh nghĩa

3.1. Các chất chữa cháy

3.2. Bình chữa cháy di động (xách tay và di chuyn)

3.3. Các hệ thống chữa cháy cố định

3.3.1. Thuật ngữ chung

3.3.2. Hệ thống chữa cháy cố định bằng nước và hơi

3.3.3. Các hệ thống chữa cháy cố định (không dùng nước)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi