Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 86/2022/QĐ-UBND Ninh Thuận quy chế phối hợp giải quyết tình hình an ninh, trật tự ở vùng giáp ranh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 86/2022/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 86/2022/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Quốc Nam |
Ngày ban hành: | 31/12/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự |
tải Quyết định 86/2022/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2022/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 31 tháng 12 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế phối hợp giải quyết tình hình an ninh, trật tự ở vùng giáp ranh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
__________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Thực hiện Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 25/TTr-CAT ngày 27/12/2022; Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 3007/BC-STP ngày 13/12/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giải quyết tình hình an ninh, trật tự ở vùng giáp ranh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gồm 03 Chương, 10 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2023 và thay thế Quyết định số 133/2006/QĐ-UBND ngày 12/6/2006 của UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy chế phối hợp giải quyết tình hình an ninh, trật tự ở vùng giáp ranh.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
Phối hợp giải quyết tình hình an ninh, trật tự ở vùng giáp ranh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/2022/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
_____________
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này điều chỉnh công tác phối hợp giải quyết tình hình an ninh, trật tự (ANTT) ở vùng giáp ranh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Đối tượng áp dụng
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
b) Công an cấp huyện, cấp xã.
c) Tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác giải quyết tình hình ANTT ở vùng giáp ranh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Vùng giáp ranh quy định trong Quy chế này là khu vực ranh giới giữa các khu dân cư, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và các thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh hoặc các khu dân cư, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc các tỉnh lân cận có chung địa giới hành chính với tỉnh Ninh Thuận.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Mọi hành vi vi phạm về ANTT ở vùng giáp ranh phải được phát hiện và phối hợp giải quyết kịp thời, kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Công tác phối hợp giải quyết tình hình ANTT ở vùng giáp ranh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được giải quyết theo Quy chế này; đối với vùng giáp ranh giữa cấp huyện của tỉnh Ninh Thuận với cấp huyện của các tỉnh lân cận, tùy thuộc tình hình ANTT cụ thể có thể xây dựng Quy chế phối hợp riêng nhưng không trái với nội dung Quy chế này và Quy chế phối hợp của tỉnh lân cận. Trường hợp chưa có Quy chế phối hợp chung thì điều chỉnh theo Quy chế này và Quy chế phối hợp của tỉnh lân cận đó, đảm bảo phù hợp trên cơ sở trao đổi, thống nhất biện pháp giải quyết.
Chương II
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT TÌNH HÌNH AN NINH, TRẬT TỰ Ở VÙNG GIÁP RANH
Điều 4. Trách nhiệm tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở vùng giáp ranh
1. Công tác quản lý nhà nước về ANTT tại vùng giáp ranh phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt; công tác quản lý nhà nước về ANTT được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thống nhất của chính quyền các cấp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng vùng giáp ranh an toàn về ANTT thuộc địa bàn quản lý; tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố các mô hình quần chúng tự quản về ANTT và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Công dân sinh sống, cư trú tại vùng giáp ranh phải chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
Điều 5. Trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã
Chính quyền cấp huyện, cấp xã có vùng giáp ranh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương; phân công trách nhiệm cụ thể cho các các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội có trách nhiệm chủ động trong công tác phối hợp để giải quyết nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả tình hình liên quan đến ANTT ở vùng giáp ranh.
Điều 6. Trách nhiệm của lực lượng Công an
1. Công an các địa phương (cấp huyện, cấp xã) có vùng giáp ranh chủ động tham mưu cho chính quyền cùng cấp đề ra các biện pháp thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp giải quyết và tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới giải quyết tình hình ANTT ở vùng giáp ranh; thực hiện tốt công tác quản lý cư trú và quản lý các loại đối tượng theo quy định.
2. Trưởng Công an cấp xã:
- Phối hợp Trưởng thôn/Trưởng khu phố, các ban, ngành, đoàn thể nghiên cứu, tham mưu chính quyền cùng cấp những nội dung, biện pháp về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm ANTT ở địa phương; kịp thời trao đổi, thông báo thông tin về tình hình, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm đến cán bộ và Nhân dân để nâng cao ý thức cảnh giác, tự quản, tự phòng, tích cực tham gia phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện và đấu tranh chống các âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình”, phá hoại gây rối, bạo loạn, khủng bố,… nhằm giữ vững an ninh, trật tự địa phương;
- Phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp cụ thể hóa nội dung thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh, trật tự”; phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình quần chúng tự quản về an ninh, trật tự trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; định kỳ tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp tiến hành sơ, tổng kết để đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác trong thời gian tiếp theo;
- Thực hiện tốt công tác quản lý cư trú, quản lý các loại đối tượng trên địa bàn, đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo thực hiện tốt việc lập hồ sơ đưa đối tượng vào diện quản lý, giáo dục tại cộng đồng dân cư; đẩy mạnh công tác phòng ngừa nghiệp vụ đối với các đối tượng thường xuyên vi vi phạm pháp luật ở cơ sở; duy trì công tác trao đổi thông tin để phối hợp giải quyết tốt các vụ việc về ANTT xảy ra.
Điều 7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp
1. Thực hiện các chương trình, nghị quyết, kế hoạch liên tịch, liên ngành về bảo đảm ANTT.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp quản lý, giáo dục, giúp đỡ người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư theo quy định.
3. Tham gia hòa giải, giải quyết các vụ việc, mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ Nhân dân, góp phần giữ vững tình hình ANTT ở địa bàn giáp ranh nói riêng và địa phương cơ sở nói chung.
Điều 8. Công tác phối hợp giải quyết tình hình ANTT
1. Trường hợp xảy ra vụ việc liên quan đến tình hình ANTT ở vùng giáp ranh thuộc phạm vi cấp xã thì Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn/Khu phố (nơi xảy ra vụ việc) thụ lý, giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ được giao; những vụ việc vượt thẩm quyền giải quyết, phải báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp để được chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền. Việc giải quyết các vụ việc liên quan đến ANTT phải nhanh chóng, dứt điểm và đúng quy định của pháp luật.
2. Trường hợp xét thấy vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, yếu tố nước ngoài hoặc vượt thẩm quyền giải quyết của cấp xã, phải kịp thời báo cáo lên Công an và Ủy ban nhân dân cấp huyện để được chỉ đạo, giải quyết.
3. Trong quá trình giải quyết vụ việc liên quan đến ANTT, lực lượng Công an chủ trì tham mưu, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia giải quyết, nhất là các vụ việc phát sinh do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, những vụ việc liên quan đến dân tộc, tôn giáo, khiếu kiện đông người,… trái pháp luật.
4. Trường hợp xảy ra vụ việc liên quan đến nhiều xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là đơn vị) thì giải quyết như sau:
a) Vụ việc xảy ra ở địa bàn thuộc phạm vi quản lý của đơn vị nào thì đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho đơn vị có liên quan tham gia phối hợp giải quyết.
b) Trường hợp cần thiết phải có sự phối hợp giữa các đơn vị và các ban, ngành, đoàn thể để giải quyết, Công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, thông báo cho đơn vị có liên quan và các ban, ngành, đoàn thể cử thành phần tham gia phối hợp giải quyết.
c) Vụ việc xảy ra ở vùng giáp ranh chưa xác định thuộc thẩm quyền đơn vị nào giải quyết, thì đơn vị nhận được thông tin hoặc biết về vụ việc trước phải kịp thời nắm tình hình và giải quyết bước đầu; khi xác định được thẩm quyền thuộc đơn vị nào, thì thông báo cho đơn vị đó biết để giải quyết; đồng thời phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật nếu có liên quan.
Điều 9. Chế độ giao ban
1. Đối với vùng giáp ranh thuộc phạm vi cấp xã: Tùy vào tình hình thực tế, Công an cấp xã thuộc vùng giáp ranh có thể tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức giao ban luân phiên định kỳ 01 tháng/lần hoặc tập hợp tình hình, kết quả công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT ở địa phương mình để báo cáo Trưởng Công an và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.
2. Đối với vùng giáp ranh thuộc phạm vi cấp huyện: Công tác giao ban được thực hiện định kỳ 01 quý/lần, vào tuần đầu của quý kế tiếp. Công an cấp huyện thuộc vùng giáp ranh tập hợp tình hình, kết quả công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT ở địa phương mình, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và trao đổi với đơn vị chủ trì giao ban để tập hợp tình hình chung, phục vụ công tác giao ban.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có vùng giáp ranh luân phiên chủ trì tổ chức giao ban; Công an cấp huyện nơi chủ trì giao ban có trách nhiệm tham mưu tổ chức việc giao ban và tập hợp tình hình liên quan ANTT để phục vụ công tác giao ban.
4. Nội dung giao ban: Tập hợp và trao đổi thông tin về tình hình liên quan đến ANTT; đánh giá kết quả công tác phối hợp giải quyết, những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại trong thời gian tới. Tập trung thông tin về hoạt động của số đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác nổi lên ở vùng giáp ranh để các đơn vị trong Cụm biết, phối hợp theo dõi, quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giao ban có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung và kết quả khi tổ chức giao ban vùng giáp ranh của cấp huyện giữa các tỉnh lân cận.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Công tác theo dõi, hướng dẫn thực hiện Quy chế
Công an tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện; đề xuất khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện kịp thời phản ánh về Công an tỉnh để tổng hợp, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý kịp thời, đúng quy định hoặc xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.