Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 247/KH-UBND Hà Nội 2023 phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 247/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 247/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Vũ Thu Hà |
Ngày ban hành: | 12/10/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự |
tải Kế hoạch 247/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI __________ Số: 247/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _________________________ Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó
với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
_____________
Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 03/6/2021 của UBND Thành phố về thực hiện Chiến lược quốc gia bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Công văn số 4076/LĐTBXH-BĐG ngày 27/9/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động), với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tháng hành động là điểm nhấn, tạo nên chiến dịch truyền thông vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố; thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa bạo lực cho phụ nữ và trẻ em; kiến thức, kỹ năng phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em cho các thành viên gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và trẻ em.
- Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Yêu cầu
- 100% các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động hưởng ứng trong Tháng hành động, đảm bảo an toàn và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.
- Tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động an toàn, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; lồng ghép với các sự kiện khác tạo hiệu ứng về truyền thông trong toàn xã hội; chú trọng các hoạt động ở cấp cộng đồng, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc miền núi.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM
1. Chủ đề Tháng hành động năm 2023
“Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”
2. Thời gian: Từ ngày 15/11/2023 đến ngày 15/12/2023.
3. Bộ nhận diện và các thông điệp truyền thông
a. Bộ nhận diện truyền thông: (phụ lục 1 kèm theo)
Đối với các hình ảnh của các sản phẩm truyền thông: do là bộ nhận diện của Tháng hành động, đề nghị các cơ quan, đơn vị lựa chọn sử dụng hình ảnh theo mẫu cho các hoạt động truyền thông nhằm đảm bảo tính thống nhất về nhận diện hình ảnh.
b. Khẩu hiệu, thông điệp truyền thông: Đây là các thông điệp để tham khảo, các cơ quan, đơn vị có thể linh hoạt trong việc sử dụng thông điệp hoặc sáng tạo thông điệp phù hợp với mục tiêu truyền thông và lĩnh vực triển khai.
- Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023!
- Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai.
- Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
- Tăng quyền năng cho phụ nữ là tăng vị thế của quốc gia.
- Giới tính không quyết định năng lực và trình độ.
- Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.
- Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc.
- Mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là vi phạm pháp luật.
- Mọi hình thức bạo lực đều vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm minh.
- Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
- Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
- Hãy chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em.
- Hãy lên tiếng khi bị bạo lực.
- Hãy hành động vì cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn và không bạo lực.
- Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và người bị xâm hại.
- Đồng tình với bạo lực là bạn đang cổ súy cho hành vi sai trái!
- Không đổ lỗi cho người bị bạo lực!
- Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay.
4. Nội dung hoạt động
- Ban hành Kế hoạch và tổ chức Lễ phát động Tháng hành động năm 2023:
+ Cấp Thành phố: dự kiến tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vào ngày 10/11/2023 tại huyện Mê Linh.
+ Cấp quận, huyện, thị xã: Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và địa phương xây dựng Kế hoạch và lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp như: Tổ chức Lễ phát động, tổ chức mít tinh, biểu diễn nghệ thuật, thắp sáng một số địa điểm bằng ánh đèn màu cam, diễu hành, treo băng rôn, khâu hiệu, pano áp phích ... tại trụ sở cơ quan, trường học, các trục đường chính, nơi công cộng, khu vực trung tâm và đông dân cư.
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động với các hình thức phù hợp, hiệu quả; tăng cường tuyên truyền về chủ đề, thông điệp, các hoạt động của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiêu hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình hình thực tế như: truyền thông trực tiếp; tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình; hệ thống thông tin cơ sở ở các xã, phường, thị trấn; các trang thông tin điện tử, báo điện tử và mạng xã hội.
- Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, hội thảo, giao lưu văn nghệ, thể thao, tập huấn,... với các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động năm 2023; tuyên truyền các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung, phụ nữ, trẻ em nói riêng, vai trò của việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới; tổ chức hoạt động hỗ trợ các nạn nhân, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em nói chung và công tác triển khai Tháng hành động năm 2023 nói riêng.
- Tăng cường thực hiện số hóa trong truyền thông thông qua mạng xã hội (fanpage, facebook,...) nhằm tiếp cận tới nhiều người dân hơn, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên,., .để lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái; sản xuất các sản phẩm truyền thông về các chính sách an sinh xã hội, vai trò của phụ nữ, bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt, chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tăng cường truyền thông, tứ vấn, hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
- Đẩy mạnh huy động các nguồn lực để triển khai Tháng hành động, tăng cường xã hội hóa các hoạt động truyền thông và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị xâm hại, bạo lực, mua bán, bóc lột.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra việc thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong Tháng hành động. Xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội.
- Gửi tin bài về hoạt động triển khai Tháng hành động năm 2023 tại các Sở, ban, ngành, đoàn thế Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã để đăng trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố, trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và các cơ quan thông tấn báo chí khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai, hướng dẫn thực hiện Tháng hành động năm 2023.
- Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh tổ chức Lễ phát động cấp Thành phố dự kiến vào ngày 10/11/2023 (Thứ sáu).
- Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng; xây dựng phóng sự tuyên truyền trong Tháng hành động; in ấn và cấp phát tờ gấp tuyên truyền về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; căng treo khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động tại trụ sở cơ quan.
- Tiếp tục tổ chức tập huấn, truyền thông cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên, phụ nữ tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố kiến thức về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kịp thời, đầy đủ chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng thuộc phạm vi ngành được phân công, trong đó có phụ nữ và trẻ em.
- Chỉ đạo Trung tâm công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội tăng cường tuyên truyền số điện thoại hotline 0243.2233.111, công tác tư vấn, hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực với phụ nữ và trẻ em kịp thời, hiệu quả; huy động nguồn lực hỗ trợ các nạn nhân, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Tổng hợp kết quả hoạt động Tháng hành động trên địa bàn Thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội
- Tổ chức triển khai thực hiện Tháng hành động và các hoạt động hưởng ứng tạo sức lan tỏa tới hội viên Hội Phụ nữ các cấp, đặc biệt tại cộng đồng dân cư; chỉ đạo các cấp Hội tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Huy động nguồn lực, trợ giúp phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tổ chức các hoạt động phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.
3. Sở Văn hóa và Thể thao
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 đến các phòng Văn hóa Thể thao cơ sở.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước các hoạt động quảng cáo ngoài trời; chỉ đạo lồng ghép các nội dung về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong Tháng hành động; chỉ đạo tăng cường tuyên truyền chủ đề, thông điệp của Tháng hành động; tổ chức treo băng rôn, khâu hiệu, pano, áp phích và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hưởng ứng Tháng hành động tại các địa điểm công cộng, đầu mối giao thông đúng quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, phối hợp các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em trong Tháng hành động năm 2023.
5. Công an thành phố Hà Nội
Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tăng cường phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp, xử lý kịp thời, nghiêm các vụ bạo lực trên cơ sở giới, xâm hại đối với phụ nữ, trẻ em, buôn bán người, môi giới hôn nhân bất hợp pháp và bảo vệ nạn nhân theo đúng quy định của pháp luật.
6. Các Sở, ban, ngành khác của Thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 thiết thực, hiệu quả, an toàn.
7. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể thành viên hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức, tích cực tham gia thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
8. Các cơ quan báo, đài: Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô Thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, cổng Thông tin điện tử Thành phố
- Tích cực đăng tin, bài viết về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong đợt cao điểm từ ngày 15/1 1-15/12/2023.
- Phát hiện, tuyên truyền các gương điển hình, tiêu biểu thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phê phán những hành động bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Ban hành kế hoạch Tháng hành động, tổ chức Lễ phát động, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo an toàn, hiệu quả, có sức lan tỏa rộng.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thực hiện bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em; xây dựng chuyên đề tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường thời lượng, tin bài tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở theo chủ đề Tháng hành động năm 2023; tăng cường ứng dụng, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông trên nền tảng số.
- Tiếp tục thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội theo quy dinh của Trung ương, Thành phố, trong đó quan tâm đến đối tượng phụ nữ và trẻ em.
- Quan tâm đầu tư nguồn lực và vận động xã hội hóa để triển khai Tháng hành động, các hoạt động truyên thông và hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em xảy ra tại gia đình và cộng đồng, địa phương; kiểm tra và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm; gặp mặt, biểu dương những điển hình, điểm sáng và cá nhân tiêu biểu trong thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
10. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị địa điểm và các điều kiện liên quan đến tổ chức thành công Lễ phát động Tháng hành động cấp Thành phố năm 2023.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể chính trị xã hội Thành phố; yêu cầu các Sở, ban,ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; thực hiện chế độ thông tin báo cáo về cơ quan thường trực - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Kế hoạch triển khai thực hiện Tháng hành động gửi trước ngày 31/10/2023; há cảo kết quả thực hiện trước ngày 20/12/2023 theo phụ lục 2) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định./.
Nơi nhận: - Bộ LĐTB&XH; - T.Trực: Thành uỷ, HĐND Thành phố; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Vụ Bình đẳng giới - Bộ LĐTB&XH; - UBMTTQVN thành phố Hà Nội; - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Đài PT&TH Hà Nội, Báo Hànộimới, Báo Kinh tế và Đô thị, cổng TTĐT TP; - VPUB: CVP, PCVP P.T. r.Huyền, phòng KGVX, TH; - Lưu: VT, KGVXNgọc. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Thu Hà |
PHỤ LỤC 1
Bộ nhận diện truyền thông Tháng hành động
vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới
(Kèm theo Kế hoạch số 247/KH-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2023)
1. HÌNH ẢNH:
| - Nhìn thoáng là l trái tim. - Ngắm kỹ là một con người được ghép từ 2 hình người đang ôm nhau, hòa nhập thành một. - Hình ảnh biểu đạt cảm xúc yêu thương, gắn kết khăng khít, gần gũi. - Hai cánh tay ôm nhau kết thành hình ảnh chiếc ruy băng trắng - là biểu tượng của chiến dịch toàn cầu lớn nhất của nam giới, bắt đầu từ năm I991, nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới. Hiện nay, chiến dịch đã được thực hiện tại hơn 57 quốc gia trên thế giới.
|
2. MÀU SẮC:
- Màu cam là màu đã được Liên hiệp quốc lựa chọn là màu biểu tượng cho chiến dịch toàn cầu về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Ruy băng màu trắng là biểu tượng của chiến dịch truyền thông của nam giới nhằm kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.
PHỤ LỤC 2
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới
và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023
(Kèm theo Kế hoạch sổ 247/KH-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2023)
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai
2. Phát động Tháng hành động
3. Nội dung hoạt động đã triển khai
4. Kinh phí tổ chức
a. Nguồn ngân sách nhà nước
b. Nguồn vận động
(Bảng tổng hợp số liệu kèm theo)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đã đạt được, bài học kinh nghiệm
2. Những khó khăn, tồn tại
3. Kiến nghị, đề xuất
III. TỔNG HỢP SỐ LIỆU
Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống
bạo lực trên cơ sở giới năm 2023
1. Tổ chức phát động và các hoạt động hưởng ứng, kiểm tra, giám sát...
STT | Hoạt động | Số cuộc/ Đoàn | Số người tham gia | Cấp triển khai | |
Nam | Nữ | ||||
2. Kết quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông
tin cơ sở
STT | Nội dung | Số lượng | Số người tiếp cận | Cấp triển khai | |
Nam | Nữ | ||||
3. Sản xuất, phát hành các sản phẩn truyền thông
STT | Sản phẩm | Số lượng | Số người tiếp cận | Cấp triển khai | |
Nam | Nữ | ||||
4. Các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em
STT | Hoạt động | Số phụ nữ | Số lần/số tiền | Số Trẻ em | Số lần/số tiền |
| Tư vấn,.... |
|
|
|
|
| Thăm tặng quà,.... |
|
|
|
|
Người tổng hợp | Lãnh đạo đơn vị (ký tên, đóng dấu)
|