Dự thảo Thông tư thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Lĩnh vực: An ninh trật tự Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công anTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phân cấp quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy trang bị, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@3.-du-thao-thong-tu-chi-tiet-mot-so-dieu-luat-pccc-va-cnch DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@3.1.-phu-luc-kem-theo-thong-tu-chi-tiet-mot-so-dieu-luat-pccc-va-cnch DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ CÔNG AN

 

Số:     /2025/TT-BCA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Hà Nội, ngày      tháng      năm 2025

 

DỰ THẢO LẦN 2

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngày 29 tháng 11 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

 

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phân cấp quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy trang bị, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Điều 2. Phân cấp quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy

Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ tổ chức, biên chế, địa bàn, số lượng cơ sở quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số …./2025/NĐ-CP để quyết định phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các cơ quan khác trong Công an nhân dân phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.

CHƯƠNG II

TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHUYÊN NGÀNH

Điều 3. Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho Đội dân phòng

1. Danh mục, tiêu chuẩn, định mức trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 Đội dân phòng theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Căn cứ đặc điểm địa bàn, yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy có thể trang bị thêm phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng dân phòng.

2. Căn cứ danh mục phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu cần trang bị, thực hiện mua sắm, trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho đội dân phòng theo quy định, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp  tổ chức quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quyết định loại, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho từng thành viên sử dụng và cho Đội dân phòng sử dụng chung.

Điều 4. Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành

1. Danh mục, tiêu chuẩn, định mức trang bị cho 01 Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

2. Danh mục, tiêu chuẩn, định mức trang bị cho 01 Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp cơ sở được trang bị phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thì việc trang bị loại, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng được thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động và yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở để xem xét, quyết định số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành bảo đảm theo khoản 1 và khoản 2 Điều này; xem xét, quyết định trang bị cụ thể loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho các chức danh của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

5. Ngoài danh mục phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy định tại Thông tư này, căn cứ đặc điểm của cơ sở có thể trang bị thêm phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.

Điều 5. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội dân phòng, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành

1. Nhà nước bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 6. Trách nhiệm, địa điểm quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ  

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp phải trang bị trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm quản lý, bảo quản, bảo dưỡng để duy trì chất lượng, tính năng hoạt động của phương tiện, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

2. Địa điểm quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là nhà, kho, bến, bãi, âu thuyền, bến cảng, trụ sở cơ quan hoặc địa điểm khác do người có thẩm quyền quyết định và phải bảo đảm điều kiện tương ứng theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

3. Nhà, kho, bãi để phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an ninh, trật tự, có hệ thống thiết bị chiếu sáng, được trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thông dụng và đáp ứng các điều kiện sau:

a) Nhà, kho để phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là công trình xây dựng có mái che, tường bao quanh, bảo đảm khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ;

b) Bãi để phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là nơi để phương tiện ngoài trời phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, có hệ thống hàng rào bảo vệ, bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng.

4. Bến, âu thuyền, bến cảng để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy; đối với bến thủy nội địa ngoài việc đáp ứng các yêu cầu trên phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra, vào bến, sắp xếp, neo đậu phương tiện.

5. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy phải được bố trí trong nhà; tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được bố trí tại bến bãi bảo đảm yêu cầu hoạt động của phương tiện. Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khác phải được bố trí ở nơi đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này hoặc trong các khoang chứa phương tiện của xe chữa cháy, xe chuyên dùng và quản lý an toàn, bảo đảm trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

6. Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chưa sử dụng phải được bảo quản trong kho hoặc nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản đúng quy định theo từng chủng loại.

Điều 7. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên

1. Thực hiện hằng ngày, trước, trong hoặc sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và do người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện.

2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng cụ thể đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các Phụ lục IV, V, VI, VII, VII, VIII, IX, X kèm theo Thông tư này.

3. Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục XI kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ

1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại địa điểm quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất, các bước trong quy trình bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải do thợ máy, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn phù hợp đảm nhận.

2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện, tổ chức đánh giá chi tiết chất lượng phương tiện, áp dụng quy định của nhà sản xuất về cấp bảo dưỡng, sửa chữa và tình hình thực tế tại cơ sở để có phương án bảo quản, bảo dưỡng phù hợp đối với từng loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

3. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sau khi thực hiện bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải được người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đánh giá, xác nhận và ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục XI kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, gồm:

a) Sổ theo dõi hoạt động xe chữa cháy, xe chuyên dùng, tàu, xuồng, ca nô, mô tô nước phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo Mẫu số 01, máy bơm chữa cháy và các loại phương tiện cơ giới khác theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục XI kèm theo Thông tư này;

b) Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức, cơ sở.

2. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập, lưu giữ và được bổ sung khi có thay đổi.

Điều 10. Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:

a) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);

b) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

c) Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

2. Trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được trang bị hư hỏng, cơ quan, tổ chức, cơ sở phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 11. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổ chức lập và quản lý hồ sơ về phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

3. Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, cơ sở học tập, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã trang bị.

4. Phân công người làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

5. Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

6. Kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

7. Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Điều 12. Trách nhiệm của người được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của nhà sản xuất và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

2. Thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; phát hiện kịp thời phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi bảo quản, bảo dưỡng không bảo đảm an toàn để báo cáo cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý có biện pháp xử lý, khắc phục.

3. Thống kê, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Điều 13. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục sau đây:

1. Phụ lục I: Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội dân phòng.

2. Phụ lục II: Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ sở.

3. Phụ lục III: Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.

4. Phụ lục IV: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

5. Phụ lục V: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng.

6. Phụ lục VI: Bảo quản, bảo dưỡng trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân.

7. Phụ lục VII: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện cứu người.

8. Phụ lục VIII: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ.

9. Phụ lục IX: Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc.

10. Phụ lục X: Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy; đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố; chất chữa cháy.

11. Phụ lục XI: Mẫu sổ theo dõi hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

a) Mẫu số 01: Sổ theo dõi hoạt động của xe chữa cháy, xe chuyên dùng; tàu, xuồng, ca nô, mô tô nước phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

b) Mẫu số 02: Sổ theo dõi hoạt động của máy bơm chữa cháy, phương tiện cơ giới khác.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm 2025.

 2. Các Thông tư sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

b) Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 55/2024/TT-BCA ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2020/TT-BCA ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư số 82/2021/TT-BCA ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư số 06/2022/TT-BCA ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Thông tư này.

2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Đề nghị Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc trang bị, quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức, cơ sở do bộ, ngành, địa phương mình quản lý.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn./.

 

Nơi nhận:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ;

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Công an;

- Lưu: VT, V03, C07.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi