Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Thông tư Danh mục công trình xây dựng trong trại giam
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tải về
thuộc tính Thông tư
Lĩnh vực: | An ninh trật tự | Loại dự thảo: | Thông tư |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Công an | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định Danh mục các công trình xây dựng trong trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bao gồm:
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ lao động, học tập, học nghề, điều trị, khám chữa bệnh cho phạm nhân, trại viên, học sinh;
- Công trình xây dựng trong khu Trung tâm chỉ huy điều hành và các công trình xây dựng trong phân trại giam, phân khu trại viên, phân hiệu quản lý học sinh.
Tải Thông tư
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG AN ----------- Số: /2019/TT-BCA DỰ THẢO 2 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
THÔNG TƯ
Quy định danh mục các công trình xây dựng trong trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng
----------------------
Căn cứ Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP, ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định danh mục các công trình xây dựng trong trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng như sau:
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định danh mục các công trình xây dựng trong trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bao gồm: Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ lao động, học tập, học nghề, điều trị, khám chữa bệnh cho phạm nhân, trại viên, học sinh; công trình xây dựng trong khu Trung tâm chỉ huy điều hành và các công trình xây dựng trong phân trại giam, phân khu trại viên, phân hiệu quản lý học sinh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý thi hành án hình sự, các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, trại viên, học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 3. Quy mô áp dụng
Mỗi trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có một khu Trung tâm chỉ huy điều hành và các phân trại giam, phân khu quản lý trại viên, phân hiệu quản lý học sinh. Tại các phân trại giam, phân khu quản lý trại viên, phân hiệu quản lý học sinh có khu doanh trại cán bộ, chiến sĩ và khu giam giữ, quản lý phạm nhân, trại viên, học sinh.
Quy mô đầu tư được tính trên quy mô giam giữ, quản lý phạm nhân, trại viên, học sinh theo quy định của Bộ Công an và biên chế cán bộ quản lý tính theo quy mô quản lý, giam giữ.
Điều 4. Quy hoạch, thiết kế xây dựng
1. Các công trình xây dựng trong trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng phải được lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về nghiệp vụ, quản lý giam giữ và yêu cầu sử dụng, phù hợp với quy hoạch phát triển nghành, quy hoạch phát triển của địa phương nơi trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng đóng quân; phù hợp với khả năng ngân sách, điều kiện địa chất, khí hậu vùng, miền nơi xây dựng và các quy định, tiêu chuẩn của Nhà nước.
2. Cục Quản lý Xây dựng và Doanh trại chủ trì, thống nhất với Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng quy hoạch xây dựng tiêu chuẩn diện tích, thiết kế mẫu đối với một số danh mục công trình cụ thể trình lãnh đạo Bộ Công an quyết định và ban hành.
CHƯƠNG II
CÁC CÔNG TRÌNH ÁP DỤNG CHUNG ĐỐI VỚI TRẠI GIAM, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC, TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 5. Các công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Hệ thống cấp điện, chiếu sáng bảo vệ, cấp thoát nước ngoài nhà.
2. Hệ thống sân, đường nội bộ, khuôn viên, cây xanh.
3. Hệ thống chống sét.
4. Hệ thống xử lý vệ sinh môi trường.
5. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
6. Hệ thống giám sát, kiểm soát an ninh.
7. Hệ thống thông tin liên lạc.
Điều 6. Các công trình phục vụ đào tạo, hướng nghiệp và dạy nghề, lao động, học tập, học nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh
1. Các công trình phục vụ đào tạo, hướng nghiệp và dạy nghề: Bao gồm diện tích nhà quản lý điều hành, nhà xưởng, phòng học lý thuyết, kho vật tư, kho thành phẩm, sân bãi, chòi gác, cổng và tường rào.
2. Các công trình phục vụ tổ chức lao động, học tập, học nghề: Tuy theo địa bàn nơi đơn vị đóng quân để xây dựng hệ thống công trình nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hệ thống nhà kho, nhà xưởng, nhà lô và các công trình khác phục vụ lao động, học tập, học nghề cho phù hợp.
Điều 7. Các công trình phục vụ điều trị, khám chữa bệnh, cai nghiện ma túy cho phạm nhân, trại viên, học sinh và các danh mục công trình khác
1. Mỗi trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng được xây dựng ít nhất một trung tâm cai nghiện và phục hồi chức năng cho phạm nhân, trại viên, học sinh nghiện ma túy. Căn cứ vào quy mô quản lý, giam giữ, điều kiện địa lý, số lượng phạm nhân, trại viên, học sinh cần cai nghiện ma túy, các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về quy mô của trung tâm cai nghiện và phục hồi chức năng cho phạm nhân, trại viên, học sinh nghiện ma túy.
2. Mỗi phân trại giam, phân khu quản lý trại viên, phân hiệu quản lý học sinh được xây dựng một nhà y tế, nhà điều trị cách ly để phục vụ điều trị, khám, chữa bệnh cho phạm nhân, trại viên, học sinh. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng khu điều trị, khám chữa bệnh cho phạm nhân, trại viên, học sinh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước từ tuyến huyện đến Trung ương nơi đơn vị đóng quân theo từng đơn vị hoặc một số đơn vị.
3. Mỗi trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng được xây dựng một khu nghĩa trang để mai táng người chết là phạm nhân, trại viên, học sinh.
CHƯƠNG III
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TRẠI GIAM
Điều 8. Các công trình xây dựng thuộc khu Trung tâm chỉ huy điều hành
1. Nhà làm việc: Bao gồm diện tích bảo đảm làm việc, sinh hoạt của giám thị, các phó giám thị phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ, các đội chuyên môn nghiệp vụ, phòng họp giao ban, phòng tiếp khách, thông tin, cơ yếu, kho hồ sơ, vệ sinh chung và các diện tích phụ trợ.
2. Nhà ở doanh trại: Bao gồm diện tích đáp ứng nơi ở, sinh hoạt tập thể cho cán bộ chiến sĩ, khu tắm, vệ sinh chung và các diện tích phụ trợ.
3. Nhà ở công vụ: Bao gồm diện tích ở cho cán bộ chiến sĩ có gia đình riêng thuê ở trong thời gian công tác tại trại giam mà chưa có nhà ở, đất ở thuộc sở hữu của mình và không có điều kiện thuê, thuê mua nhà ở. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ được thuê nhà công vụ có các thành viên gia đình cùng sinh sống (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con có tên trong sổ hộ khẩu với người thuê) thì được cộng thêm diện tích thuê nhà công vụ theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ.
Các trại giam có nhu cầu xây dựng nhà ở công vụ phải căn cứ vào tình hình thực tế để tính toán số lượng, quy mô, vị trí xây dựng phù hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt, đầu tư xây dựng.
4. Nhà ăn, bếp: Bao gồm diện tích phòng ăn, bếp nấu, gia công chế biến, kho lương thực, thực phẩm, chất đốt và các diện tích phụ trợ.
5. Nhà kho hậu cần: Bao gồm diện tích kho hậu cần, kho chứa vật tư, thiết bị phục vụ công tác của đơn vị.
6. Nhà bệnh xá: Bao gồm diện tích làm việc của y, bác sĩ, diện tích đặt thiết bị, kho dược phẩm, phòng khám, điều trị bệnh cho cán bộ chiến sĩ.
7. Nhà xe: Bao gồm diện tích bảo quản phương tiện của cơ quan, đơn vị, phương tiện của tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác và của cán bộ, chiến sĩ.
8. Nhà kho vũ khí: Bao gồm diện tích đáp ứng bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phục vụ chiến đấu của đơn vị.
9. Nhà khách cơ quan: Đảm bảo diện tích đáp ứng nơi nghỉ cho khách đến công tác và thân nhân gia đình cán bộ chiến sĩ đến thăm.
10. Nhà hội trường: Bao gồm diện tích bảo đảm sinh hoạt, hội họp, hội thảo của đơn vị và các diện tích phụ trợ.
11. Nhà truyền thống: Bao gồm diện tích đảm bảo công tác trưng bày, lưu giữ kỉ vật, diện tích thư viện, phòng đọc và các diện tích phụ trợ.
12. Nhà thường trực: Bao gồm diện tích phòng trực của cán bộ, phòng tiếp dân và chờ của khách đến liên hệ công tác.
13. Cổng, tường rào.
14. Các công trình rèn luyện thể chất, văn hóa, thể dục thể thao, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ.
Điều 9. Các công trình thuộc phân trại giam
1. Khu doanh trại cán bộ chiến sĩ:
a) Nhà làm việc: Bao gồm diện tích làm việc, ở của Phó giám thị phụ trách phân trại, các phòng làm việc của các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, y tế, kho hồ sơ, phòng họp giao ban, hội trường phân trại, phòng tiếp khách và các diện tích phụ trợ;
b) Nhà ở doanh trại: Bao gồm diện tích nơi ở và một số phòng khách phân trại, diện tích sinh hoạt tập thể cho cán bộ chiến sĩ, sinh hoạt và sinh hoạt các trung đội, khu tắm, vệ sinh chung và các diện tích phụ trợ;
c) Nhà ở công vụ cho đối tượng là cán bộ, chiến sĩ có gia đình riêng thuê ở trong thời gian công tác tại phân trại giam: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
d) Nhà ăn, bếp: Bao gồm diện tích phòng ăn, bếp nấu, gia công chế biến, kho lương thực, thực phẩm, chất đốt và các diện tích phụ trợ;
đ) Nhà kho: Bao gồm diện tích kho hậu cần, kho chứa sản phẩm lao động học nghề, kho chứa vật tư, thiết bị, kho lưu trữ đồ vật cấm, kho lưu ký của phân trại;
e) Nhà xe: Bao gồm diện tích bảo quản phương tiện của cơ quan, đơn vị, phương tiện của tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác và của cán bộ, chiến sĩ phân trại giam;
f) Chuồng chó nghiệp vụ, bãi huấn luyện: Bao gồm diện tích phục vụ chăm sóc và huấn luyện chó nghiệp vụ theo quy định;
g) Nhà thường trực: Bao gồm diện tích phòng trực của cán bộ, phòng tiếp dân và khu vực chờ của khách đến liên hệ công tác;
h) Nhà thăm gặp: Bao gồm các diện tích chờ thăm gặp, phòng thăm gặp chung, thăm gặp riêng, phòng trực của cán bộ, phòng kiểm soát thông tin và các buồng phục vụ liên lạc bằng điện thoại của phạm nhân, phòng kiểm soát đồ gửi của gia đình, người thân phạm nhân và các diện tích phụ trợ. Khu thăm gặp riêng cho lãnh sự và các tổ chức nước ngoài đối với phân trại giam có quản lý, giam giữ phạm nhân là người nước ngoài và các diện tích phụ trợ;
i) Nhà khai thác nghiệp vụ: Bao gồm các diện tích phòng làm việc, khai thác nghiệp vụ đối với phạm nhân của các cơ quan chức năng;
j) Nhà trẻ: Bao gồm diện tích nơi học tập, vui chơi, ăn, nghỉ cho trẻ em là con của cán bộ, chiến sĩ và trẻ em là con của phạm nhân nữ theo mẹ vào trại giam;
k) Nhà căng tin: Bao gồm các diện tích phục vụ nhu cầu cải thiện ăn, uống cho cán bộ, chiến sĩ;
l) Nhà đặt thiết bị an ninh: Bao gồm diện tích lắp đặt các thiết bị kiểm soát an ninh ngoài cổng trại gồm: Thiết bị soi chiếu, cổng từ.v.v.
l) Cổng, tường rào;
m) Các công trình rèn luyện thể chất, văn hóa, thể dục thể thao, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ.
2. Khu giam giữ phạm nhân: Khu giam giữ phạm nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự số 41/2019/QH14. Các công trình xây dựng trong Khu giam giữ phạm nhân được xây dựng theo thiết kế mẫu của Bộ Công an ban hành hoặc có thiết kế riêng đối với một số trại giam đặc thù.
a) Nhà giam chung: Bao gồm diện tích các buồng giam chung theo đội phạm nhân, vệ sinh chung và các diện tích phụ trợ.
b) Nhà giam riêng: Bao gồm các buồng giam riêng phục vụ giam giữ đối tượng phải giam riêng và các diện tích phụ trợ. Các đối tượng phải giam riêng được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự số 41/2019/QH14;
c) Nhà học tập trung: Bao gồm diện tích đảm bảo sinh hoạt, học tập cho phạm nhân; diện tích các phòng trực của cán bộ, chiến sĩ, phòng gặp gỡ giáo dục riêng cho phạm nhân; phòng khai thác, xử lý vi phạm, phòng hội đồng tự quản của phạm nhân, thư viện phòng đọc và các diện tích phụ trợ;
d) Nhà y tế: Bao gồm diện tích làm việc của bác sĩ, y sĩ, nhân viên y tế, diện tích đặt thiết bị, kho dược phẩm, các phòng khám, phòng điều trị các bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân HIV/AIDS, khám nghiệm tử thi, phòng để xác phạm nhân chết và các diện tích phụ trợ;
đ) Nhà điều trị cách ly: Bao gồm diện tích phòng điều trị các bệnh cần áp dụng biện pháp điều trị cách ly và các diện tích phụ trợ;
e) Nhà bếp: Bao gồm các diện tích bếp nấu, gia công chế biến, chia và cấp phát đồ ăn cho phạm nhân, kho lương thực, thực phẩm, chất đốt và các diện tích phụ trợ;
f) Nhà ăn, nhà tắm vệ sinh: Bao gồm các diện tích các phòng ăn theo đội, diện tích chứa đồ ăn, diện tích tắm và vệ sinh chung;
g) Nhà căng tin: Bao gồm các diện tích phục vụ nhu cầu cải thiện ăn, uống cho phạm nhân;
h) Nhà kỷ luật: Bao gồm các phòng giam phạm nhân vi phạm kỷ luật và các diện tích phụ trợ.
i) Nhà cổng trại: Bao gồm diện tích phục vụ công tác trực trại, phòng ở của cán bộ trực trại, phòng tiếp nhận phạm nhân mới nhập trại, kiểm soát đồ trước khi nhập trại, làm thủ tục cho phạm nhân ra trại sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù, phòng lắp đặt thiết bị điều khiển, quản lý hệ thống giám sát an ninh, thông tin liên lạc và các diện tích phụ trợ;
j) Nhà học văn hoá: Bao gồm diện tích các phòng học văn hoá cho phạm nhân, phòng nghỉ giữa giờ của giáo viên, khu vệ sinh và các diện tích phụ trợ;
k) Nhà kho: Bao gồm các diện tích chứa lương thực, thực phẩm, dụng cụ, công trang của phạm nhân;
l) Chòi gác;
m) Tường rào: Bao gồm hàng rào cấm, hàng rào phân khu, tường rào bảo vệ khu giam giữ;
n) Các công trình phục vụ vui chơi, giải trí và hoạt động thể thao cho phạm nhân.
CHƯƠNG IV
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC
Điều 10. Các công trình thuộc khu Trung tâm chỉ huy điều hành
1. Nhà làm việc: Bao gồm diện tích đảm bảo nơi làm việc, sinh hoạt của giám đốc, các phó giám đốc phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ, các đội chuyên môn, nghiệp vụ; phòng họp giao ban; phòng tiếp khách; thông tin cơ yếu và các diện tích phụ trợ.
2. Nhà ở doanh trại: Bao gồm diện tích đáp ứng nơi ở, sinh hoạt tập thể cho cán bộ chiến sĩ, khu tắm, vệ sinh và các diện tích phụ trợ.
3. Nhà ở công vụ cho đối tượng là cán bộ, chiến sĩ có gia đình riêng thuê ở trong thời gian công tác tại cơ sở giáo dục bắt buộc: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
4. Nhà ăn, bếp: Bao gồm diện tích phòng ăn, bếp nấu, gia công chế biến, kho lương thực, thực phẩm, chất đốt và các diện tích phụ trợ.
5. Nhà kho hậu cần: Bao gồm diện tích kho hậu cần, kho chứa vật tư, thiết bị phục vụ công tác của đơn vị.
6. Nhà bệnh xá: Bao gồm diện tích làm việc của bác sĩ, y sĩ, nhân viên y tế, diện tích đặt thiết bị, kho dược phẩm, phòng khám, điều trị bệnh cho cán bộ, chiến sĩ.
7. Nhà xe: Bao gồm diện tích bảo quản phương tiện của cơ quan, đơn vị, phương tiện của tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác và của cán bộ chiến sỹ.
8. Nhà kho vũ khí: Bao gồm diện tích bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phục vụ công tác, chiến đấu của đơn vị.
9. Nhà khách cơ quan: Bao gồm diện tích nơi nghỉ cho khách đến công tác và gia đình thân nhân cán bộ, chiến sĩ đến thăm.
10. Nhà hội trường: Bao gồm diện tích bảo đảm sinh hoạt, hội họp, hội thảo của đơn vị và các diện tích phụ trợ.
11. Nhà truyền thống: Bao gồm diện tích đảm bảo công tác trưng bày, lưu giữ kỉ vật, diện tích thư viện, phòng đọc và các diện tích phụ trợ
12. Nhà thường trực: Bao gồm diện tích phòng trực của cán bộ, phòng tiếp dân và phòng chờ của khách đến liên hệ công tác.
13. Cổng, tường rào.
14. Các công trình rèn luyện thể chất, văn hóa, thể dục thể thao, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ.
Điều 11. Các công trình thuộc phân khu quản lý trại viên
1. Khu doanh trại cán bộ, chiến sĩ:
a) Nhà làm việc: Bao gồm diện tích làm việc, sinh hoạt của phó giám đốc phụ trách phân khu; diện tích làm việc của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, y tế, họp giao ban, hội trường phân khu; phòng tiếp khách và các diện tích phụ trợ;
b) Nhà ở doanh trại: Bao gồm diện tích đáp ứng nơi ở và một số phòng khách phân khu, các diện tích sinh hoạt tập thể cho cán bộ, chiến sĩ và sinh hoạt các trung đội, khu tắm, vệ sinh và các diện tích phụ trợ.
c) Nhà ở công vụ cho đối tượng là cán bộ, chiến sĩ có gia đình riêng thuê ở trong thời gian công tác tại phân khu quản lý trại viên: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
d) Nhà ăn, bếp: Bao gồm diện tích phòng ăn, bếp nấu, gia công chế biến, kho lương thực, thực phẩm, chất đốt và các diện tích phụ trợ;
đ) Nhà kho: Bao gồm diện tích kho hậu cần, kho chứa sản phẩm lao động học nghề, kho chứa vật tư thiết bị, kho lưu trữ vật chứng, kho lưu ký, lưu giữ đồ vật cấm của phân khu;
e) Nhà xe: Bao gồm diện tích bảo quản phương tiên của cơ quan, đơn vị, phương tiện của tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác và của cán bộ, chiến sĩ phân khu quản lý trại viên;
f) Chuồng chó nghiệp vụ, bãi huấn luyện: Bao gồm diện tích phục vụ chăm sóc và huấn luyện chó nghiệp vụ theo quy định;
g) Nhà thường trực: Bao gồm diện tích phòng trực của cán bộ, phòng tiếp dân và khu vực chờ của khách đến liên hệ công tác.
h) Nhà thăm gặp: Bao gồm diện tích chờ thăm gặp, phòng thăm gặp chung, thăm gặp riêng, phòng trực cán bộ, phòng kiểm soát thông tin và các buồng phục vụ liên lạc bằng điện thoại của trại viên, phòng kiểm soát đồ gửi của gia đình, thân nhân trại viên và các diện tích phụ trợ;
i) Nhà trẻ: Bao gồm diện tích nơi học tập, vui chơi, ăn, nghỉ cho trẻ em là con của cán bộ, chiến sĩ và trẻ em là con của trại viên nữ theo mẹ vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
j) Nhà căng tin: Bao gồm các diện tích phục vụ nhu cầu cải thiện ăn, uống cho cán bộ chiến sĩ;
k) Cổng, tường rào;
l) Các công trình phục vụ rèn luyện thể chất cho cán bộ, chiến sĩ.
2. Khu trại viên:
a) Nhà ở trại viên: Gồm diện tích các buồng ở chung cho trại viên theo đội, vệ sinh chung và các diện tích phụ trợ;
b) Nhà quản lý riêng: Bao gồm diện tích các buồng quản lý riêng đối tượng theo quy định của pháp luật và các diện tích phụ trợ;
c) Nhà học tập trung: Bao gồm diện tích đảm bảo sinh hoạt, học tập cho trại viên, diện tích các phòng trực của cán bộ, chiến sĩ, diện tích phục vụ gặp gỡ giáo dục riêng, phòng khai thác và xử lí vi phạm, phòng hội đồng tự quản của trại viên, thư viện, phòng đọc và các diện tích phụ trợ;
d) Nhà y tế: Gồm diện tích làm việc của bác sĩ, y sĩ, nhân viên y tế, diện tích đặt thiết bị, kho dược phẩm, các phòng khám, phòng điều trị các bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân HIV/AIDS, phòng để xác trại viên chết, khám nghiệm tử thi và các diện tích phụ trợ;
đ) Nhà điều trị cách ly: Bao gồm diện tích phòng điều trị các bệnh cần áp dụng biện pháp điều trị cách ly và các diện tích phụ trợ;
e) Nhà bếp: Bao gồm các diện tích bếp nấu, gia công chế biến, chia và cấp phát đồ ăn cho trại viên, kho lương thực, thực phẩm, chứa chất đốt và các diện tích phụ trợ;
f) Nhà ăn, nhà tắm, vệ sinh: Bao gồm diện tích phòng ăn theo đội, kho để đồ, diện tích tắm và vệ sinh chung;
g) Nhà căn tin: Bao gồm diện tích phục vụ nhu cầu cải thiện ăn, uống cho trại viên;
h) Nhà kỷ luật: Bao gồm diện tích các phòng quản lý trại viên vi phạm kỷ luật và các diện tích phụ trợ;
i) Nhà cổng phân khu: Bao gồm diện tích phòng trực của cán bộ, tiếp nhận trại viên mới, kiểm soát đồ vật trước khi nhập cơ sở giáo dục bắt buộc, làm thủ tục cho trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc, phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống giám sát an ninh, thông tin liên lạc và các diện tích phụ trợ;
j) Nhà học văn hoá: Bao gồm diện tích các phòng học văn hoá cho trại viên, phòng nghỉ giữa giờ của giáo viên, khu vệ sinh và các diện tích phụ trợ;
k) Nhà kho: Bao gồm diện tích chứa lương thực, thực phẩm, dụng cụ, công trang của trại viên;
l) Chòi gác;
m) Tường rào: Bao gồm hàng rào cấm, hàng rào phân khu và tường rào bảo vệ khu trại viên;
n) Công trình phục vụ vui chơi, giải trí và hoạt động thể thao cho trại viên.
CHƯƠNG V
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 12. Các công trình thuộc khu Trung tâm chỉ huy điều hành
1. Nhà làm việc: Bao gồm diện tích đảm bảo làm việc, sinh hoạt của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ; các đội chuyên môn, nghiệp vụ; phòng họp giao ban; phòng tiếp khách; thông tin cơ yếu, kho hồ sơ và các diện tích phụ trợ;
2. Nhà ở doanh trại: Bao gồm diện tích ở, sinh hoạt tập thể, khu tắm, vệ sinh cho cán bộ, chiến sĩ và các diện tích phụ trợ;
3. Nhà ở công vụ cho đối tượng là cán bộ, chiến sĩ có gia đình riêng thuê ở trong thời gian công tác tại trường giáo dưỡng: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 thông tư này.
4. Nhà ăn, bếp: Bao gồm diện tích phòng ăn, bếp nấu, gia công chế biến, kho lương thực, thực phẩm, chất đốt và các diện tích phụ trợ.
5. Nhà kho hậu cần: Bao gồm diện tích kho hậu cần, kho chứa vật tư, thiết bị phục vụ công tác của đơn vị.
6. Nhà bệnh xá: Bao gồm diện tích làm việc của bác sĩ, y sĩ, nhân viên y tế và diện tích đặt thiết bị, dược phẩm, phòng khám, điều trị bệnh cho cán bộ, chiến sĩ.
7. Nhà xe: Bao gồm diện tích bảo quản phương tiện của cơ quan, đơn vị, phương tiện của tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác và của cán bộ, chiến sĩ.
8. Nhà kho vũ khí: Bao gồm diện tích bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phục vụ công tác, chiến đấu của đơn vị.
9. Nhà khách cơ quan: Bao gồm diện tích nơi nghỉ cho khách đến công tác và thân nhân gia đình cán bộ, chiến sĩ đến thăm.
10. Nhà hội trường: Bao gồm diện tích bảo đảm sinh hoạt, hội họp, hội thảo của đơn vị và các diện tích phụ trợ.
11. Nhà truyền thống: Bao gồm diện tích đảm bảo công tác trưng bày, lưu giữ kỉ vật, diện tích thư viện, phòng đọc và các diện tích phụ trợ
12. Nhà thường trực: Bao gồm diện tích phòng trực của cán bộ, phòng tiếp dân và phòng chờ của khách đến liên hệ công tác.
13. Cổng, tường rào.
14. Các công trình rèn luyện thể chất, văn hóa, thể dục thể thao, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ.
Điều 13. Các công trình thuộc phân hiệu quản lý học sinh
1. Khu doanh trại cán bộ, chiến sĩ:
a) Nhà làm việc: Bao gồm diện tích làm việc, sinh hoạt của phó hiệu trưởng phụ trách phân hiệu; diện tích làm việc của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, y tế, kho hồ sơ, họp giao ban, hội trường phân hiệu; phòng tiếp khách và các diện tích phụ trợ;
b) Nhà ở doanh trại: Bao gồm diện tích nơi ở và một số phòng khách phân hiệu, các diện tích phục vụ sinh hoạt tập thể cho cán bộ, chiến sĩ và sinh hoạt các trung đội; khu tắm, vệ sinh và các diện tích phụ trợ;
c) Nhà ở công vụ cho đối tượng là cán bộ, chiến sĩ có gia đình riêng thuê ở trong thời gian công tác tại phân hiệu quản lý học sinh: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
d) Nhà ăn, bếp: Bao gồm diện tích phòng ăn, bếp nấu, gia công chế biến, kho lương thực, thực phẩm, chất đốt và các diện tích phụ trợ;
đ) Nhà kho: Bao gồm diện tích kho hậu cần, kho chứa sản phẩm lao động học nghề, kho chứa vật tư, thiết bị, kho lưu trữ vật chứng, lưu trữ đồ vật cấm, kho lưu ký của phân hiệu;
e) Nhà xe: Bao gồm diện tích bảo quản phương tiện của cơ quan, đơn vị, phương tiện của tổ chức, cá nhân liên hệ công tác và cán bộ, chiến sĩ phân hiệu quản lý học sinh;
f) Nhà thường trực: Bao gồm diện tích phòng trực của cán bộ, phòng tiếp dân và khu vực chờ của khách đến liên hệ công tác;
g) Nhà thăm gặp: Bao gồm các diện tích chờ thăm gặp, phòng thăm gặp chung, thăm gặp riêng, phòng trực cán bộ, phòng kiểm soát thông tin và các buồng phục vụ liên lạc bằng điện thoại của học sinh, phòng kiểm soát đồ gửi của gia đình học sinh và các diện tích phụ trợ;
h) Nhà trẻ: Bao gồm diện tích học tập, vui chơi cho trẻ em là con của cán bộ, chiến sĩ;
i) Nhà căng tin: Bao gồm diện tích phục vụ nhu cầu cải thiện ăn, uống cho cán bộ, chiến sĩ;
j) Cổng, tường rào;
k) Các công trình phục vụ rèn luyện thể chất cho cán bộ, chiến sĩ.
2. Khu quản lý học sinh:
a) Nhà ở cho học sinh: Bao gồm diện tích các buồng ở theo đội cho học sinh, phòng giáo viên chủ nhiệm, diện tích vệ sinh chung và các diện tích phụ trợ;
b) Nhà học văn hóa: Bao gồm diện tích các phòng học văn hoá, phòng thực hành, phòng làm việc của tổ, bộ môn, phòng nghỉ giữa giờ cho giáo viên và các diện tích phụ trợ;
c) Nhà tu dưỡng: Bao gồm diện tích các buồng kỷ luật học sinh vi phạm nội quy và các diện tích phụ trợ;
d) Nhà đa năng: Bao gồm diện tích bảo đảm sinh hoạt tập trung, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và diện tích phụ trợ;
đ) Nhà y tế: Bao gồm diện tích làm việc của bác sĩ, y sĩ, nhân viên y tế, diện tích đặt thiết bị, kho dược phẩm, các phòng khám, phòng điều trị các bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân HIV/AIDS, khám nghiệm tử thi, phòng để xác học sinh chết và các diện tích phụ trợ;
e) Nhà điều trị cách ly: Bao gồm diện tích phòng điều trị các bệnh cần áp dụng biện pháp điều trị cách ly và các diện tích phụ trợ;
f) Nhà bếp: Bao gồm diện tích bếp nấu, gia công chế biến, chia và cấp phát đồ ăn cho học sinh; kho lương thực, thực phẩm, chứa chất đốt và các diện tích phụ trợ;
g) Nhà ăn, nhà tắm vệ sinh: Bao gồm các diện tích phòng ăn theo đội, kho để đồ, diện tích tắm và vệ sinh chung;
h) Nhà căn tin: Bao gồm các diện tích phục vụ nhu cầu cải thiện ăn, uống cho học sinh;
i) Nhà trực cổng khu học sinh: Bao gồm diện tích phòng trực của cán bộ, tiếp nhận học sinh mới, kiểm soát đồ vật trước khi nhập trường giáo dưỡng, làm thủ tục cho học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng, phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống giám sát an ninh, thông tin liên lạc và các diện tích phụ trợ;
j) Nhà kho: bao gồm các diện tích chứa lương thực, thực phẩm, dụng cụ, công trang của học sinh;
k) Nhà tư vấn: Bao gồm diện tích các phòng phục vụ tư vấn tâm lý, pháp luật, sức khỏe, giới tính, nghề nghiệp, kỹ năng sống cho học sinh;
l) Nhà truyền thống, thư viện phòng đọc: Bao gồm diện tích các phòng đọc, thư viện và phòng truyền thống, phòng họp Hội đồng đội;
m) Chòi gác;
l) Tường rào: Bao gồm hàng rào phân khu và tường rào bảo vệ khu quản lý học sinh;
n) Công trình phục vụ vui chơi, giải trí và hoạt động thể thao cho học sinh.
CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 và thay thế Thông tư số 33/2013/TT-BCA ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định danh mục các công trình xây dựng trong trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an quản lý.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Cục Quản lý xây dựng và doanh trại và Cục Kế hoạch và Tài chính căn cứ Thông tư này và các quy định hiện hành để thống nhất xây dựng tiêu chuẩn diện tích, nguồn vốn đầu tư áp dụng cụ thể cho từng hạng mục trình Bộ Công an phê duyệt ban hành.
2. Các đồng chí Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và doanh trại, Cục trưởng Cục Kế hoạch và Tài chính, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn, Giám thị các trại giam, Giám đốc các cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng các trường giáo dưỡng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện theo nội dung Thông tư này.
3. Quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc yêu cầu các đơn vị báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng) để xem xét, giải quyết và có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: - Các đ/c Thứ trưởng “để chỉ đạo”; - Các Cục, đơn vị trực thuộc Bộ; - Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các trại giam; cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; - Lưu: C10(P17). | BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Tô Lâm |
văn bản tiếng việt
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!