Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Thông tư về sử dụng kinh phí giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tải về
thuộc tính Thông tư
Lĩnh vực: | An ninh trật tự | Loại dự thảo: | Thông tư |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Tài chính | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Đối tượng áp dụng
Thông tư này này áp dụng đối với người được giám sát, giáo dục, người trực tiếp giám sát giáo dục, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Nghị định 37/2018/NĐ-CP.
Tải Thông tư
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: /2019/TT-BTC
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2019 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày 10/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (sau đây gọi là Nghị định số 37/2018/NĐ-CP).
2. Thông tư này này áp dụng đối với người được giám sát, giáo dục, người trực tiếp giám sát giáo dục, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Nghị định số 37/2018/NĐ-CP.
Điều 2. Nội dung và mức chi thực hiện việc giám sát, giáo dục
Nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 37/2018/NĐ-CP; Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung và mức chi như sau:
1. Chi cho công tác lập hồ sơ ban đầu; lập và quản lý hồ sơ thi hành biện pháp giám sát, giáo dục; làm thủ tục đề nghị chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn
a) Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, cước phí bưu chính, in ấn tài liệu, mẫu biểu phục vụ cho công tác lập hồ sơ ban đầu; lập kế hoạch giám sát, giáo dục; lập và quản lý hồ sơ thi hành biện pháp giám sát, giáo dục; làm thủ tục đề nghị chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chi công tác phí cho cán bộ đi thu thập thông tin, xác minh thông tin (nếu có) về nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh của người được giám sát, giáo dục để lập hồ sơ ban đầu hoặc thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ; chi công tác phí cho người trực tiếp giám sát đi gặp gỡ người được giám sát, giáo dục, cha, mẹ hoặc người giám hộ và những người khác để thu thập các thông tin liên quan đến nhân thân, sức khỏe, tâm lý, hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, quan hệ bạn bè và quá trình vi phạm pháp luật của người được giám sát, giáo dục: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây gọi là Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
2. Chi tổ chức các cuộc họp về triển khai thi hành biện pháp giám sát, giáo dục: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định về chế độ chi hội nghị quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
3. Chi tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm giáo dục, giúp đỡ người được giám sát, giáo dục cho người trực tiếp giám sát, giáo dục hoặc cử người trực tiếp giám sát, giáo dục tham gia các Chương trình tập huấn thích hợp do cấp huyện hoặc cấp tỉnh tổ chức để thực hiện nhiệm vụ: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
4. Chi cho đoàn công tác khảo sát, học tập kinh nghiệm về giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự ở trong nước: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày.
5. Chi chế độ làm đêm, thêm giờ: Thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức.
6. Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
7. Các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ hoạt động giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự: Thực hiện chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ và trong dự toán được phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện việc giám sát, giáo dục
1 . Kinh phí cho các hoạt động trong quá trình thực hiện các biện pháp giám sát, giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày do ngân sách địa phương bảo đảm và các nguồn kinh phí khác (nếu có).
2. Ngân sách trung ương chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách địa phương cho hoạt động giám sát, giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 37/2018/NĐ-CP theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách.
Điều 4. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí
Việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí đảm bảo công tác giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Thông tư này hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ thực hiện giám sát, giáo dục; căn cứ quy định tại Nghị định số 37/2018/NĐ-CP, quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức hỗ trợ người trực tiếp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và quy định tại Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo việc lập dự toán kinh phí cho các hoạt động thực hiện các biện pháp giám sát, giáo dục, tổng hợp chung vào dự toán chi của ngân sách cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn.
2. Các địa phương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện việc giám sát, giáo dục. Riêng đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách nhà nước:
a) Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán, căn cứ dự toán kinh phí thực hiện giám sát, giáo dục do ngân sách cấp dưới tổng hợp gửi Sở Tài chính để tổng hợp chung vào dự toán chi của địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn. Trường hợp các địa phương chưa tự cân đối ngân sách địa phương cho hoạt động giám sát, giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 37/2018/NĐ-CP, thì Sở Tài chính tỉnh tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của địa phương (phần dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương) để gửi Bộ Tài chính;
b) Ngân sách trung ương chỉ bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách địa phương cho hoạt động giám sát, giáo dục theo nội dung chi quy định tại Khoản 1Điều 5 Nghị định số 37/2018/NĐ-CP và theo mức tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 37/2018/NĐ-CP;
c) Căn cứ đề xuất của các địa phương, Bộ Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng 9 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cơ quan Trung ương các Hội, Đoàn thể; - Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp; - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc BTC; - Lưu: VT, Vụ HCSN (300 bản). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu |
văn bản tiếng việt
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!