Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 28/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về tăng cường quản lý trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị và vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Chỉ thị 28/CT-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 28/CT-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Thế Thảo |
Ngày ban hành: | 28/10/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Hành chính |
tải Chỉ thị 28/CT-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 28/CT-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG, TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG, CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thời gian qua, trên địa bàn Thành phố công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường đã được các cấp chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nên đã có nhiều chuyển biến tích cực: ý thức chấp hành kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng, giao thông đô thị, chỉnh trang đô thị và giữ gìn vệ sinh môi trường từng bước được tăng cường.
Tuy nhiên, tình hình trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông còn nhiều diễn biến phức tạp, công tác chỉnh trang đô thị chưa chuyển biến rõ rệt, ô nhiễm môi trường ngày càng bức xúc: hành vi đổ rác thải, phế thải bừa bãi vẫn diễn ra phổ biến, hàng ngày… một số quận, huyện, sở ngành chỉ đạo thiếu quyết liệt, hiệu quả thấp, công tác kiểm tra bị buông lỏng, công tác tuyên truyền chưa có chiều sâu, chưa vận động được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.
Để tập trung giải quyết, khắc phục tình trạng trên, đặc biệt để chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị của Thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện tốt một số công việc trọng tâm sau:
1. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng, trật tự đô thị:
- Tập trung đẩy nhanh công tác lập quy hoạch gắn với nâng cao chất lượng quy hoạch: Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, khẩn trương lập, hoàn chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các quận, huyện, thị xã, các điểm dân cư nông thôn; tăng cường phân cấp trong quản lý, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch và cấp phép xây dựng theo quy hoạch;
- Các Sở, Ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, tham mưu cho Thành phố trình Chính phủ về một số cơ chế đặc thù áp dụng trên địa bàn Hà Nội để đẩy nhanh đầu tư các công trình hạ tầng đô thị và tăng cường công tác quản lý đô thị.
- UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn và lực lượng thanh tra xây dựng quán triệt và thực hiện nghiêm các Quyết định 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ, các ý kiến chỉ đạo của Thành ủy, của UBND Thành phố về tăng cường công tác quản lý TTXD, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm; Kiện toàn tổ chức, đội ngũ làm công tác quản lý trật tự xây dựng, thanh tra xây dựng.
- Công an Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã, thị trấn phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về: quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, họp chợ, kinh doanh buôn bán lấn chiếm, sử dụng hè phố, lòng đường không đúng quy định … Tổ chức thực hiện nghiêm, liên tục Quyết định của UBND Thành phố về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường, quản lý hoạt động bán hàng rong; quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố theo Quyết định 94/2009/QĐ-UBND; Tổ chức tháo dỡ các biển quảng cáo, mái che, mái vẩy, xóa bỏ quảng cáo, rao vặt làm mất mỹ quan đô thị.
2. Đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị:
- Ban quản lý Chỉnh trang đô thị chủ động phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư các dự án chỉnh trang đô thị tập trung quyết liệt, chủ động phối hợp triển khai, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tăng cường nguồn lực xã hội hóa để đẩy nhanh tiến độ các dự án chỉnh trang đô thị đường phố, công viên, cây xanh, chiếu sáng, các dự án cải tạo, sắp xếp lại đường dây, cáp đi nổi, đảm bảo hoàn thành trong quý II/2010.
- Các cơ quan truyền thông của Thành phố chủ động mở các chuyên trang, chuyên mục đẩy mạnh tuyên truyền, huy động các tầng lớp nhân dân chủ động, tích cực tham gia chỉnh trang đô thị, làm đẹp phố phường, đường làng, ngõ xóm.
3. Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông:
- Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố:
+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm tai nạn và ùn tắc giao thông; tập trung giải tỏa hành lang đường bộ trên một số tuyến; nghiên cứu giải pháp đồng bộ quy định hoạt động các phương tiện ra vào Thành phố, tăng cường vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; đánh giá hiệu quả của việc phân luồng tổ chức giao thông vừa qua để có các phương án tổ chức giao thông hợp lý;
+ Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh tần suất hoạt động của phương tiện vận tải hành khách công cộng; đầu tư thêm số lượng và nâng cao chất lượng phương tiện; chấn chỉnh thái độ phục vụ hành khách của các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt;
+ Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông.
4. Tăng cường công tác chống ô nhiễm môi trường, thu gom, xử lý rác thải, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, cải tạo sông, hồ trên địa bàn:
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan:
+ Rà soát, bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; quy hoạch xử lý chất thải rắn; quy hoạch hệ thống nghĩa trang, vườn hoa, công viên;
+ Hoàn thiện, trình UBND Thành phố ban hành các quy định trong lĩnh vực quản lý khai thác hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; quản lý vườn hoa, cây xanh, hồ; quản lý chất thải rắn, nước thải và không khí (bụi và khí thải giao thông);
+ Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế phù hợp để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực quản lý, giữ gìn vệ sinh môi trường;
+ Đôn đốc các doanh nghiệp đã được giao dự án đẩy nhanh việc kiểm tra và sớm hoàn thành các dự án đầu tư khu xử lý rác tập trung của Thành phố và khu xử lý rác thải quy mô nhỏ trên địa bàn các huyện.
- Các đơn vị doanh nghiệp, đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường chủ động phối hợp với các quận, huyện, thị xã:
+ Tăng cường các biện pháp duy trì, đảm bảo vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, tuyến phố, khu dân cư; hàng ngày thu dọn, vận chuyển hết rác thải trong đô thị, không để rác thải tồn đọng, lưu cữu;
+ Khẩn trương thực hiện lắp đặt các thùng rác trên đường phố, nơi công cộng theo kế hoạch của UBND Thành phố. Mở rộng phạm vi lắp đặt thùng rác có phân loại rác ngay từ đầu nguồn, có chỉ dẫn để nhân dân thực hiện. Bố trí, lắp đặt các thùng rác lưu động, biển hướng dẫn điểm bỏ rác, nhắc nhở giữ vệ sinh môi trường tại các địa điểm tập trung đông người, tổ chức lễ hội;
+ Phối hợp với UBND các phường, xã, thị trấn: Đẩy mạnh phong trào tổng vệ sinh hàng tuần, tập trung vào khối các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; các khu tập thể, tổ dân phố, khu dân cư tập trung trên địa bàn; Kiểm tra, giám sát, yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình tuân thủ đúng các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, chống bụi bẩn. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không đổ rác ra đường, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “gọn nhà, sạch phố, đẹp Thủ đô”.
5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các đoàn thể tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, phê bình các hành vi vi phạm quy định về quản lý đô thị, trật tự xây dựng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm nhiệm vụ được giao. Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND Thành phố có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện, tổng hợp tình hình cùng với các Sở, ngành định kỳ thông báo kết quả, những vướng mắc với UBND Thành phố để xem xét, chỉ đạo; đề xuất biểu dương kịp thời các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt; phê bình nhắc nhở và xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, không tích cực trong việc thực hiện chỉ đạo của Thành phố./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |