Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCA năm 2021 do Bộ Công an ban hành hợp nhất Nghị định quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCA
Số hiệu: | 05/VBHN-BCA |
Ngày ký xác thực: | 03/06/2021 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan hợp nhất: | Bộ Công an |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Người ký: | Tô Lâm |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan
________________
Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,[1]
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ (sau đây gọi chung là mục tiêu); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ mục tiêu.
2.[2] Nghị định này không điều chỉnh đối với các mục tiêu, đối tượng bảo vệ quy định tại Luật Cảnh vệ năm 2017 và các mục tiêu khác do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nguyên tắc bảo vệ mục tiêu
1. Việc bảo vệ mục tiêu phải tuân thủ quy định của pháp luật; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Việc bảo vệ mục tiêu gắn với công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu bảo vệ mục tiêu với yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ mục tiêu
1. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ mục tiêu và các quy định khác của pháp luật có liên quan; kịp thời tố giác mọi hành vi vi phạm pháp luật; tham gia, hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về công tác bảo vệ mục tiêu.
2. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động nhân dân trên địa bàn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn nơi có mục tiêu.
Điều 4. Điều kiện xác định mục tiêu
Mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Loại mục tiêu
a) Trụ sở một số cơ quan bộ, ngành ở Trung ương và cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b)[3] Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam; cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam được Chính phủ cam kết bảo vệ an ninh theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
c) Nơi chứa đựng, lưu giữ tài liệu, tài sản, hiện vật có giá trị đặc biệt quan trọng của Nhà nước;
d) Nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
đ) Nơi thu, phát sóng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
e) Mục tiêu quan trọng thuộc Bộ Công an quản lý;
g) Mục tiêu quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Quy mô, tính chất mục tiêu
a) Mục tiêu phải có trụ sở độc lập, riêng biệt;
b) Mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt, cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ.
Điều 5. Thay đổi, bổ sung mục tiêu
1. Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định này rà soát, đề nghị thay đổi, bổ sung mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ.
2. Trường hợp cần thay đổi, bổ sung mục tiêu thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ đề nghị Bộ Công an thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hồ sơ đề nghị thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình và các văn bản, tài liệu xác định quy mô, tính chất quan trọng của mục tiêu;
b) Yêu cầu bảo đảm về an ninh, an toàn cho mục tiêu và các tài liệu khác chứng minh mục tiêu cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ.
2a.[4] Đối với các mục tiêu thuộc Danh mục nhưng cố sự thay đổi về tên, loại, không còn có tầm quan trọng đặc biệt và không cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan có mục tiêu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa mục tiêu ra khỏi Danh mục.
Điều 5a. Những hành vi gây mất an toàn, đe dọa gây mất an toàn mục tiêu[5]
1. Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép.
2. Thả diều, bóng bay, tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ khác vào khu vực bên trong mục tiêu được bảo vệ.
3. Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu.
4. Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ.
5. Dừng, đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở mục tiêu.
6. Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ tại mục tiêu là khu vực cấm, địa điểm cấm.
7. Phá hoại, làm hư hỏng tải sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép.
8. Gây rối, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan có mục tiêu bảo vệ.
9. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc cản trở, không chấp hành yêu cầu của lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
10. Tập trung đông người gây mất trật tự tại khu vực mục tiêu bảo vệ.
11. Các hành vi khác xâm hại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu theo quy định của pháp luật.
Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Danh mục các mục tiêu[6]
Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ, thay thế Danh mục các mục tiêu được ban hành kèm theo Nghị định số 37/2009/NĐ-CP .
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác bảo vệ mục tiêu[7]
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ.
2. Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định các mục tiêu theo đề nghị thay đổi, bổ sung của các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn mục tiêu.
4. Chỉ đạo, tổ chức lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác, tuần tra bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại vào mục tiêu.
5. Áp dụng phù hợp các biện pháp công tác Công an để bảo vệ an toàn mục tiêu.
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về công tác bảo vệ mục tiêu.
7. Nghiên cứu, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền bố trí doanh trại cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
9. Biên chế, đào tạo, huấn luyện lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác bảo vệ mục tiêu.
11. Sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ mục tiêu.
Điều 8. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác bảo vệ mục tiêu[8]
1. Chủ động phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về công tác bảo vệ mục tiêu đối với các mục tiêu thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
2. Đề xuất thay đổi, bổ sung mục tiêu thuộc thẩm quyền quản lý vào danh mục các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ; đề nghị Bộ Công an thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Bộ Công an về công tác bảo vệ mục tiêu.
4. Đối với mục tiêu trụ sở cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ thì ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn phải trực tiếp thực hiện trách nhiệm của cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
5. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xác định mục tiêu trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam, trụ sở cơ quan lãnh sự tại Việt Nam, trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam và trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam được Chính phủ cam kết bảo vệ an ninh theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền bố trí doanh trại cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.”
6. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan quản lý bảo vệ vùng trời quốc gia, quản lý điều hành các hoạt động bay; phối hợp bảo vệ mục tiêu, xử lý các hành vi xâm phạm mục tiêu từ trên không theo quy định của pháp luật.
7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc bố trí xây dựng, lắp đặt vọng gác, thiết bị phục vụ công tác vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu; bố trí quỹ đất để xây dựng doanh trại cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này; chỉ đạo công tác phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự tại mục tiêu thuộc địa bàn quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ
1. Chịu trách nhiệm chính trong công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an toàn tài sản và trật tự bên trong mục tiêu.
2. Xác định địa điểm là trụ sở chính của cơ quan, có văn bản yêu cầu lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ.
3. Chủ động phối hợp với đơn vị Cảnh sát nhân dân trực tiếp vũ trang canh gác bảo vệ trong việc xây dựng phương án, thực tập phương án, xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin tình hình có liên quan.
4.[9] Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xây dựng, lắp đặt vọng gác, thiết bị phục vụ công tác vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu của lực lượng Cảnh sát nhân dân; trang bị cơ sở vật chất, thiết bị bảo vệ gắn liền mục tiêu; ứng dụng công nghệ khoa học - kỹ thuật phục vụ bảo vệ an ninh, an toàn mục tiêu.
5. Tạo điều kiện sinh hoạt cần thiết, thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân trực tiếp vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
6. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ an ninh, an toàn mục tiêu, tạo điều kiện giúp đỡ lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại mục tiêu.
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[10]
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2009 và thay thế Nghị định số 106/1997/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 1997 quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
BỘ CÔNG AN | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH MỤC
Các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao,
khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân
có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ[11]
(Kèm theo Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)
_______________
1. Trụ sở Bộ Ngoại giao.
2. Trụ sở Bộ Công an.
3. Trụ sở Bộ Tài chính.
4. Trụ sở Bộ Nội vụ.
5. Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
7. Trụ sở Tòa án nhân dân tối cao.
8. Trụ sở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
9. Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
10. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước Bộ Nội vụ
11. Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
12. Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
13. Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam.
14. Trụ sở cơ quan lãnh sự tại Việt Nam.
15. Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam và trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam được Chính phủ cam kết bảo vệ an ninh theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
16. Kho tiền, kim loại quý, đồ quý và các tài sản quý hiếm khác được Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý và bảo quản.
17. Trụ sở các nhà máy in, đúc tiền, nơi tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
18. Trung tâm Phát thanh Quốc gia, Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ Chương trình thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
19. Đài phát sóng trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
20. Cơ quan thường trú trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam tại các khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và tại Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Đài Truyền hình Việt Nam tại Hà Nội.
22. Đài thu phát sóng truyền hình trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.
23. Cục Bưu điện Trung ương thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
24. Bưu điện CP16 thuộc Cục Bưu điện Trung ương.
25. Trụ sở Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
26. Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
27. Kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
28. Đài Phát thanh, Đài Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
29. Trạm phát sóng phát thanh, trạm phát sóng truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
30. Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ.
31. Khu di tích Kim Liên, Nghệ An.
32. Quảng trường Hồ Chí Minh, Nghệ An.
33. Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận.
34. Nhà máy nước Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
36. Công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
[1] Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát cơ động ngày 23 tháng 12 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan.”
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
[3] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
[5] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
[6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
[7] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
[8] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
[10] Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021 quy định như sau:
“Điều 2. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng. Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.”
[11] Danh mục này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây