Tiêu chuẩn bầu Chủ tịch Quốc hội và quy trình bầu cử mới nhất

Tiêu chuẩn bầu Chủ tịch Quốc hội cần đáp ứng các điều kiện chung và riêng nêu tại Quy định 214-QĐ-TW và theo quy trình bầu cử của Nghị quyết 71/2022/QH15. Quy định cụ thể sẽ có trong bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn bầu Chủ tịch Quốc hội

Cũng giống như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng các yêu cầu chung về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, uy tín, sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm nêu tại Quy định 214-QĐ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng thời, bên cạnh tiêu chuẩn chung đó, Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể với chức danh này như sau:

  • Về phẩm chất, năng lực thì phải có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, toàn Đảng, Quốc hội, nhân dân.
  • Quyết liệt lãnh đạo, điều hành trong quyền hạn, nhiệm vụ của mình.
  • Có năng lực nổi trội, toàn diện nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và chỉ đạo thể chế hóa đường lối, chủ trương, Nghị quyết về xây dựng, giám sát thực thi pháp luật cũng như quyết định các vấn đề nghiêm trọng của đất nước.
  • Thực hiện nhiệm vụ một cách công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, đại diện cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân.
  • Hiểu biết sâu sắc về pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
  • Điều hành các phiên họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đạt chất lượng, hiệu quả.
  • Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy/Trưởng Ban, Bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn 01 nhiệm kỳ trở lên.

Trong đó, với các trường hợp đặc biệt thì sẽ do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Tiêu chuẩn bầu Chủ tịch Quốc hội và quy trình bầu cử mới nhất
Tiêu chuẩn bầu Chủ tịch Quốc hội và quy trình bầu cử mới nhất (Ảnh minh họa)

Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới nhất

Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội được nêu tại khoản 3 Điều 32 Nghị quyết 71/2022/QH15, gồm các bước sau đây:

Bước 1: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình danh sách đề cử bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đồng thời, ngoài danh sách này thì đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc ứng cử.

Bước 2: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. Các vấn đề liên quan thì có thể do Chủ tịch Quốc hội khóa trước họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.

Bước 3: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và trình Quốc hội danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm/tự ứng cử (nếu có).

Bước 4: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách bầu Chủ tịch Quốc hội.

Bước 5: Thành lập Ban kiểm phiếu. Việc bầu Chủ tịch Quốc hội được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín.

Bước 6: Sau khi bỏ phiếu kín, ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

Bước 7: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội.

Bước 8: Quốc hội thảo luận.

Bước 9: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

Bước 10: Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết.

Bước 11: Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.

Trên đây là thông tin liên quan đến tiêu chuẩn bầu Chủ tịch Quốc hội và quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới nhất hiện nay.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sẽ chỉ còn 4 trường hợp được miễn tiền sử dụng đất từ 2025?

Sẽ chỉ còn 4 trường hợp được miễn tiền sử dụng đất từ 2025?

Sẽ chỉ còn 4 trường hợp được miễn tiền sử dụng đất từ 2025?

Khi sử dụng đất, người dân phải nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo dự thảo Nghị định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất trường hợp được miễn tiền sử dụng đất từ 2025 dưới đây.