Bán trú là gì? Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào?

Bán trú là gì? Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào? Mô hình giáo dục nào sẽ phù hợp với gia đình bạn?  Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn về bán trú hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
 Bán trú là gì? Bán trú và nội trú khác nhau như thế nào?
“Bán trú là gì” là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh (Ảnh minh hoạ)

1. Bán trú là gì? 

Bán trú là hình thức giáo dục mà các học sinh, trẻ em sẽ học tập và thực hiện các hoạt động vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt… tại trường học cả một ngày mà không cần về nhà giữa buổi. Hình thức này sẽ phù hợp với các bậc phụ huynh có công việc bận rộn không có nhiều thời gian để chăm sóc hoặc đưa đón con em mình thường xuyên.

Chương trình học bán trú sẽ được phân loại và tổ chức các hoạt động giảng dạy khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi.

Bán trú cũng rất thích hợp với các bạn học sinh có nhà ở xa trường học. Phụ huynh chỉ cần đón con khi kết thúc buổi học vào giờ chiều. Điều này giúp các bậc phụ huynh tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Bán trú cũng giúp phụ huynh an tâm khi con em mình ở trường học cùng với các thầy, cô giáo chăm sóc, dạy dỗ và giám sát chặt chẽ cả một ngày dài.

2. Học bán trú dành cho đối tượng nào? 

Vậy bán trú phù hợp với các đối tượng nào? Có phải độ tuổi nào cũng tham gia được hình thức học này hay không? Dưới đây chúng tôi đã đưa ra bốn nhóm đối tượng có thể tham gia hình thức học bán trú phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam.

 2.1 Học mầm non

Các thầy cô giáo luôn chuẩn bị để các em có một giấc ngủ tốt nhất
Các thầy cô giáo luôn chuẩn bị để các em có một giấc ngủ tốt nhất (Ảnh minh hoạ)

Độ tuổi của trẻ em học mầm non là từ 03 tháng tuổi tới 06 tuổi. Khoảng thời gian này trẻ em còn rất nhỏ, vì vậy rất cần cha mẹ dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và phải luôn bên cạnh quan sát. Việc này sẽ không phù hợp với các hoàn cảnh gia đình phụ huynh quá bận rộn và không thể trông con cả một ngày dài.

Phụ huynh không thể chuẩn bị cho con em mình những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không thể vui chơi, học tập cùng con trong một khoảng thời gian này. Vì vậy, hình thức học bán trú sẽ là sự lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất.

Hình thức giáo dục bán trú dành cho trẻ mầm non sẽ được các thầy cô dạy dỗ, quan tâm, và đảm bảo được chất lượng bữa ăn và chất lượng giấc ngủ mỗi ngày của trẻ. Điều này là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của lứa tuổi mầm non. Các bậc phụ huynh thông qua đó cũng sẽ biết được tình hình phát triển của con mình nhờ vào các báo cáo của các thầy cô mỗi ngày.

2.2 Học tiểu học 

Chất lượng bữa ăn của học sinh luôn được đảm bảo
Chất lượng bữa ăn của học sinh luôn được đảm bảo (Ảnh minh hoạ)

Độ tuổi học sinh tiểu học là từ 6 tuổi đến 14 tuổi, ở độ tuổi này các em chưa có khả năng tự đến trường mà vẫn cần sự trợ giúp của các bậc phụ huynh. Vì thế, việc đưa trẻ em đến trường và đón về giữa buổi là việc khá khó khăn với các bậc phụ huynh bận việc ở chỗ làm.

Ở mô hình giáo dục bán trú này không những bám sát vào các chương trình học của các em mà còn tạo một không gian sinh hoạt tập thể với các bạn học trong lớp. Việc ăn, uống và ngủ nghỉ tại trường học giúp các em có một môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, có khoảng thời gian nghỉ trưa giúp các em thư giãn sau các buổi học và tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó với bạn bè của mình.

Ngoài những học sinh được học bán trú theo quy định riêng của từng trường, còn có mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở dành cho học sinh dân tộc thiểu số.

Theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Để học tại trường, học sinh cần thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.

2.3 Học trung học cơ sở 

Học sinh ở tuổi dậy thì cần sự quan tâm từ gia đình và nhà trường
Học sinh ở tuổi dậy thì cần sự quan tâm từ gia đình và nhà trường (Ảnh minh hoạ)

Độ tuổi của học sinh ở cấp bậc trung học cơ sở là 11 tuổi đến 15 tuổi. Đây là khoảng thời gian khá quan trọng vì các em học sinh đang trong giai đoạn tuổi dậy thì. Các em cần có sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm từ các bậc phụ huynh. Nó giúp các em hình thành được tính cách, con người và ước muốn sau này của bản thân.

Nhưng không phải gia đình nào cũng có thể theo sát các con em mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh mong muốn mô hình giáo dục bán trú sẽ giúp đỡ một phần nào đó trong sự phát triển của con cái họ.

Tương tự như học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số cũng có thể được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, hoặc trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trung học cơ sở.

Theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT:

- Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú;

- Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.

2.4 Học trung học phổ thông 

So với cấp tiểu học và trung học cơ sở, hình thức học bán trú ít được áp dụng đối với cấp trung học phổ thông. Do đây là lứa tuổi mà học sinh đã có thể tự chủ động đi lại.

Học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích
Học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích (Ảnh minh hoạ)

3. Sự khác nhau giữa bán trú và nội trú 

Đọc tới đây chắc bạn cũng đã hiểu bao quát hơn về câu hỏi “bán trú là gì”. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa bán trú và nội trú:

Giống nhau:

  • Phù hợp với các em học sinh có nhà ở xa trường học.

  • Phụ huynh tiết kiệm được thời gian và công sức khi đưa đón con.

Khác nhau:

Bán trú 

Nội trú 

Thời gian học

Sáng - Chiều

Sáng - Chiều - Tối

Chương trình học

Học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Học thêm các lớp học về anh văn, năng khiếu,kỹ năng…

Độ tuổi

Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 18 tuổi

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên

Sau giờ học

Học sinh tự học tại nhà

Có sự hướng dẫn của giáo viên

Học phí

Chi phí thấp

Chi phí cao

Hoạt động ngoại khóa

Được tiếp xúc, tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường

Chỉ tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức

Quản lý thời gian

Học sinh tự quản lý thời gian biểu của bản thân

Được thầy cô giám sát lịch trình chặt chẽ

Tương tác xã hội

Học sinh có nhiều cơ hội để tương tác với các mối quan hệ khác ngoài trường học

Học sinh chỉ có những mối quan hệ tập trung bên trong nhà trường, ký túc xá

Mối quan hệ với gia đình

Học sinh có thời gian chia sẻ, tâm sự với phụ huynh mỗi ngày

Học sinh không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Chủ yếu là thời gian cho việc học tập và bạn bè cùng lớp

Bài viết trên đã tổng hợp tất cả thông tin để trả lời cho câu hỏi “bán trú là gì?” và nhiều thông tin hữu ích khác về việc học bán trú. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình giáo dục này và tìm được phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện gia đình và nhu cầu của con bạn.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá hiện đang được lấy ý kiến công khai, dự kiến đưa vào áp dụng từ 01/7/2024. Sau đây là 04 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023.