Từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức?

Một trong những điều kiện quan trọng để công dân Việt Nam được thi công chức chính là phải có lý lịch rõ ràng và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Vậy trường hợp đã từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

1. Từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức?

tung-bi-tam-giu-dieu-tra-co-duoc-thi-cong-chuc

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 số 22/2008/QH12 sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 số 52/2019/QH14, những người thuộc một trong những đối tượng sau không được đăng ký dự tuyển công chức, gồm:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích.

  • Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức hay không thì cần xét 04 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Từng bị tạm giữ nhưng không đủ căn cứ khởi tố nên được trả tự do

Sau thời gian tạm giữ, trường hợp không đủ căn cứ để khởi tố, người bị tạm giữ sẽ được trả tự do. Theo đó, khi bị tạm giữ, nếu xét thấy không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sau khi được trả tự do, người đó hoàn toàn có thể đăng ký thi công chức như bình thường.

Thời hạn tạm giữ: Không quá 03 ngày kể từ ngày cơ quan điều tra tiếp nhận hoặc áp giải người bị bắt, người bị giữ về trụ sở hoặc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự đầu thú, tự thú (Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 số 101/2015/QH13).

Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể gia hạn, tuy nhiên không được quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt thì thời hạn tạm giữ có thể gia hạn lần thứ 02 nhưng cũng không được quá 03 ngày.

Như vậy, trong thời hạn nhiều nhất là 09 ngày tạm giữ này, nếu xét thấy không đủ căn cứ để khởi tố, người từng bị tạm giữ sau khi được trả tự do hoàn toàn có quyền được thi công chức.

Trường hợp 2: Từng bị tạm giữ và khởi tố

Khi có căn cứ khởi tố bị can, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khởi tố. Trong thời gian bị khởi tố, người này sẽ không được quyền dự tuyển thi công chức.

Trường hợp 3: Từng bị tạm giữ, khởi tố và phải chấp hành án phạt tù mà chưa được xóa án tích.

Trường hợp này thuộc một trong 03 đối tượng được quy định không được thi công chức tại điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008.

Theo đó, người từng bị tạm giữ, khởi tố và phải chấp hành án phạt tù, đã ra tù nhưng chưa được xóa án tích thì trong thời gian chưa được xóa án tích, người đó không được quyền dự thi công chức.

Trường hợp 4: Từng bị tạm giữ và bị buộc chấp hành án phạt tù nhưng đã chấp hành xong bản án và được xóa án tích

Cũng theo quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, người chưa từng là công chức, sau khi mãn hạn tù muốn đăng ký dự tuyển công chức thì buộc phải chấp hành xong bản án hoặc quyết định về hình sự của Tòa án, đồng thời cũng phải được xóa xong án tích thì mới được quyền đăng ký dự tuyển thi công chức.

Kết luận: Để xét xem người từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không, cần xét xem người đó thuộc trường hợp nào trong 04 trường hợp trên.

tung-bi-tam-giu-dieu-tra-co-duoc-thi-cong-chuc
Tập sự công chức bị tạm giam có bị hủy quyết định tuyển dụng? (Ảnh minh họa)

2. Trong thời gian tập sự công chức mà bị tạm giam có bị hủy quyết định tuyển dụng?

Theo quy định tại tại Điều 24 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức tập sự có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức thì sẽ bị hủy quyết định tuyển dụng.

Theo đó, trường hợp công chức tập sự bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng gồm:

  • Người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ: Có hành vi gây mất đoàn kết, hách dịch, gây khó khăn, có các hành vi tiêu cực như tham nhũng, tham ô, lãng phí tới mức bị phạt kỷ luật…

  • Người tập sự bị kỷ luật ở mức khiển trách trở lên trong thời gian tập sự: Từng bị Tòa kết án, Vi phạm nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa khi thực hiện công vụ…

Như vậy:

  • Nếu bị tạm giam nhưng không có căn cứ để khởi tố và được trả tự do, công chức tập sự sẽ không bị hủy quyết định tuyển dụng.

  • Nếu bị tạm giam mà có căn cứ để khởi tố và bị Tòa án kết án, công chức tập sự sẽ bị hủy quyết định tuyển dụng. Tuy nhiên, dù bị hủy quyết định tuyển dụng nhưng người này sẽ vẫn được hưởng trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe.

Trên đây là giải đáp cho vấn đề từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?