Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Yêu cầu bắt buộc chuyển quyền sử dụng giống cây trồng trong CTCP

Yêu cầu bắt buộc chuyển quyền sử dụng giống cây trồng trong CTCP được thực hiện khi nào? Điều kiện cần đáp ứng? Hồ sơ, quy trình được quy định ra sao?

 

1. Doanh nghiệp được yêu cầu bắt buộc chuyển quyền sử dụng giống cây trồng khi nào?

Theo Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 29 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP, đối với những trường hợp sau đây, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt buộc người đang nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải chuyển giao quyền mà không cần sự đồng ý của người đó:

- Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thư­ơng mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng- an ninh; khắc phục chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng…

- Bên có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt đư­ợc thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký hợp đồng sử dụng giống cây trồng, mặc dù đã cố gắng thương lư­ợng, đưa ra mức giá và các điều kiện th­ương mại thoả đáng trong một thời gian hợp lý;

- Ng­ười nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm.

Ngoài ra, ng­ười giữ độc quyền sử dụng giống cây trồng có thể tự yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao không còn tồn tại, không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng không gây thiệt hại cho người đ­ược chuyển giao. 

2. Điều kiện thực hiện việc chuyển giao

Căn cứ Khoản 3 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, việc yêu cầu chuyển giao quyền phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;

- Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp ng­ười nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm;

- Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

- Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

yeu cau bat buoc chuyen quyen su dung giong cay trong trong ctcp
Yêu cầu bắt buộc chuyển quyền sử dụng giống cây trồng trong CTCP (Ảnh minh họa)

3. Hồ sơ yêu cầu bắt buộc chuyển quyền sử dụng giống cây trồng trong CTCP

Người yêu cầu có nhu cầu trồng hoặc không đạt được thỏa thuận sử dụng đối với giống cây trồng hoặc bị cản trở cạnh tranh có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao bắt buộc đối với quyền sử dụng giống cây trồng. Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Nghị định 88/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

- 02 bản Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng;

- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;

- Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện việc đền bù cho bên chuyển giao;

- Tài liệu chứng minh yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng;

Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện;

- Biên lai thu lệ phí hoặc giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cơ quan bảo hộ giống cây trồng (Bản sao chụp/fax).

4. Quy trình giải quyết hồ sơ

Bước 1. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến:

Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới - Cục Trồng trọt, số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: (024) 38435182

Email: [email protected]

Website: pvpo.mard.gov.vn.

Bước 2. Giải quyết hồ sơ

Trường hợp chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ do người yêu cầu có nhu cầu sử dụng giống cây trồng; hoặc không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng hoặc bị cản trở cạnh tranh, hồ sơ sẽ được xử lý theo quy trình nêu tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP):

- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt tiến hành kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, Cục thông báo cho người yêu cầu để hoàn thiện hồ sơ.

- Thông báo cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục trồng trọt sẽ thông báo.

- Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng văn bản: trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo.

Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng không đồng ý với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, trong vòng 15 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản;

Nếu yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng, Bộ ra thông báo từ chối, có nêu rõ lý do từ chối.

4. Phí, lệ phí phải nộp

Áp dụng theo Thông tư 207/2016/TT-BTC, doanh nghiệp yêu cầu chuyển quyền phải nộp:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Bằng

350.000

2

Thẩm định đơn

01 lần

2.000.000

3

Duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng

 

 

 

- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3

01 giống/01 năm

3.000.000

 

- Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6

01 giống/01 năm

5.000.000

 

- Từ năm thứ 7 đến năm thứ 9

01 giống/01 năm

7.000.000

 

- Từ năm thứ 10 đến năm thứ 15

01 giống/01 năm

10.000.000

 

- Từ năm thứ 16 đến hết thời gian hiệu lực của Bằng bảo hộ

01 giống/01 năm

20.000.000

5. Quyền lợi của bên bị bắt buộc chuyển quyền sử dụng giống cây trồng

Theo Điều 197 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chủ bằng bảo hộ bị bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có các quyền sau đây:

- Nhận đền bù tương ứng với giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó hoặc tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng theo hợp đồng có phạm vi và thời hạn tương ứng;

- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, huỷ bỏ hiệu lực của việc chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng khi điều kiện dẫn đến việc chuyển giao đó đã chấm dứt và việc sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc.

Trên đây là nội dung yêu cầu bắt buộc chuyển quyền sử dụng giống cây trồng trong CTCP. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay cho LuatVietnam để được tư vấn chi tiết hơn.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi