Có đúng giáo viên được xét thăng hạng, không phải thi?

Thông tin về việc từ năm 2018, giáo viên được xét thăng hạng viên chức mà không phải qua thi tuyển đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người đang theo nghề giáo. Tuy nhiên, thông tin này được cho là chưa chính xác.

Vẫn tồn tại cả thi tuyển và xét tuyển

Theo Điều 3 Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, sẽ tồn tại song song hai hình thức thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức là thi tuyển và xét tuyển. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp và điều kiện cụ thể của đơn vị, ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định hình thức thi hoặc xét thăng hạng.

Như vậy, việc tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sẽ được thực hiện theo hai hình thức: Thi tuyển hoặc xét tuyển.

Hiện tại, việc thi thăng hạng giáo viên được thực hiện theo quy định của Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 03/10/2017; còn việc xét thăng hạng giáo viên được thực hiện theo quy định của Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.

Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sau nhưng không làm hết hiệu lực của Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT. Có thể hiểu rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang duy trì song song hai hình thức thi tuyển và xét tuyển thăng hạng giáo viên, không hoàn toàn bỏ thi tuyển. Việc lựa chọn hình thức nào sẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền lựa chọn.

Có đúng giáo viên được xét thăng hạng, không phải thi?

Thông tin chỉ xét thăng hạng giáo viên, không thi tuyển là chưa chính xác (Ảnh minh họa)

Xét tuyển “dễ thở” hơn

Không thể phủ nhận khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT quy định về xét thăng hạng giáo viên đã khiến cho rất nhiều giáo viên vui mừng. Bởi thay vì phải trải qua kỳ thi căng thẳng với các môn Kiến thức chung, Chuyên môn nghiệp vụ, Ngoại ngữ và Tin học như quy định của Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT, thì với hình thức xét tuyển, giáo viên có phần “dễ thở” hơn.

Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT quy định việc xét thăng hạng từ giáo viên hạng IV lên hạng III được thực hiện thông qua xét và chấm điểm hồ sơ; thăng hạng từ giáo viên hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I được thực hiện thông qua xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch.

Trong đó, sát hạch được thực hiện dưới hình thức làm bài khảo sát hoặc phỏng vấn. Bài khảo sát có thể là làm bài viết hoặc trắc nghiệm, thời lượng không quá 45 phút; Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với từng người; thời lượng phỏng vấn mỗi người không quá 15 phút.

Nếu như Thông tư 20/2017 được cho là “dập tắt mọi hi vọng” của giáo viên trong việc thăng hạng chức danh bởi những tiêu chuẩn, quy định hết sức khắt khe thì Thông tư 28 lại mở ra cho các giáo viên cơ hội mới.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Trong chúng ta, hầu hết đã nghe nhiều trường hợp vi phạm luật thuế, trong đó phổ biến nhất là tội trốn thuế và có những hiểu nhầm về hành vi cấu trúc giao dịch để tránh thuế. Hai hành vi này tuy có vẻ tương đồng nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng về bản chất và hậu quả pháp lý. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt trốn thuế và tránh thuế.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về

Theo quy định hiện hành, người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý được hưởng chế độ tai nạn lao động. Nội dung dưới đây sẽ làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trường hợp này.