Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7:1993 Ký hiệu vật liệu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7:1993 Ký hiệu vật liệu
Số hiệu:TCVN 7:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Xây dựngLĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:1993Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7 : 1993

KÝ HIỆU VẬT LIỆU

Conventional graphical symbols of materials

Tiêu chuẩn này quy định vẽ ký hiệu trên mặt cắt của một số loại vật liệu dùng trên các bản vẽ kĩ thuật.

1. Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt

1.1. Kí hiệu chung của các vật liệu trên mặt cắt không phụ thuộc loại vật liệu và được thể hiện như trên hình 1.

Hình 1.

1.2. Trên mặt cắt nếu cần chỉ rõ loại vật liệu được dùng thì sử dụng các kí hiệu trình bày trong bảng dưới đây.

Kí hiệu

Tên vật liệu

1

2

Kim loại

Đất thiên nhiên*

Đá

Gạch các loại

Bê tông

Bê tông cốt thép

Gỗ**

Kính, vật liệu trong suốt

Chất lỏng

Chất dẻo, vật liệu cách điện, cách nhiệt, cách ẩm, vật liệu bịt kín

* Kí hiệu đất thiên nhiên chỉ vẽ ở đường bao quanh của mặt cắt.

** Các đường cung tròn của kí hiệu được phép vẽ bằng tay, không dùng dụng cụ vẽ.

1.3. Nếu trên bản vẽ cần thể hiện những vật liệu mà kí hiệu chưa được quy định trong tiêu chuẩn này thì cho phép dùng kí hiệu phụ nhưng phải chú thích.

2. Các nguyên tắc vẽ kí hiệu vật liệu trên mặt cắt

2.1. Các đường gạch gạch của các kí hiệu vật liệu được vẽ bằng nét mảnh, liên tục hoặc ngắt quãng và nghiêng một góc thích hợp, tốt nhất là 45với đường bao quanh chính hoặc với trục đối xứng của mặt cắt (hình 2).

Hình 2

2.2. Khoảng cách giữa các đường gạch gạch được chọn tùy thuộc vào độ lớn của miền cần vẽ kí hiệu vật liệu và tỉ lệ của bản vẽ nhưng không nhỏ hơn 2 lần chiều rộng của nét đậm và không được nhỏ hơn 0,7 mm.

2.3. Trường hợp miền cần vẽ kí hiệu vật liệu quá rộng, cho phép chỉ vẽ kí hiệu ở vùng biên (hình 3).

Hình 3

2.4. Các miền khác nhau của mặt cắt của cùng một chi tiết được vẽ kí hiệu vật liệu giống nhau (hình 3).

Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt của hai chi tiết liền kề nhau phải được phân cách bằng cách thay đổi hướng gạch (hình 4.a), hoặc khoảng cách giữa các đường gạch gạch (hình 4.b), hoặc vẽ các đường gạch gạch so le nhau (hình 4.c).

Hình 4

2.5. Cho phép tô đen các mặt cắt hẹp có bề rộng nhỏ hơn 2mm (hình 5).

Trường hợp có các mặt cắt hẹp kề nhau thì phải để một khoảng trống không nhỏ hơn 0,7 mm giữa các mặt cắt đó (hình 6).

2.6. Cần ngắt quãng kí hiệu vật liệu khi không thể đưa chữ số kích thước ra bên ngoài miền vẽ kí hiệu (hình 7).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi