Thông tư 05/LĐTBXH-TT của Bộ lao động, Thương binh và xã hội hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính về không ký kết hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 và số 88/CP ngày 14/12/1995

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 05/LĐTBXH-TT

Thông tư 05/LĐTBXH-TT của Bộ lao động, Thương binh và xã hội hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính về không ký kết hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 và số 88/CP ngày 14/12/1995
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:05/LĐTBXH-TTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:12/02/1996Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 05/LĐTBXH-TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng và Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội; Bộ Lao đồng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xử phạt hành chính về không ký kết hợp đồng lao động như sau:

 I. ĐỐI TƯỢNG XỬ  PHẠT:
 Đối tượng xử phạt được áp dụng đối với người sử dụng lao động các cơ sở: vũ trường, điểm karaoke, dịch vụ xoa bóp, khách sạn, nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, căn hộ cho thuê, nhà trọ bình dân, nhà hàng ăn uống, quán cà phê, quán giải khát có sử dụng lao động là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên (sau đây gọi chung là người lao động) mà không ký kết hợp đồng lao động.
II. HÀNH VI VI PHẠM VÀ MỨC XỬ  PHẠT:
Hành vi vi phạm và mức xử phạt theo Điều 4; điểm c khoản 3 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:
 1. Đối với vũ trường:
 a) Phạt tiền với mức 3.200.000 đồng đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.
b) Các hành vi vi phạm nói trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể được giảm xuống thấp hơn, nhưng không thấp hơn 1.500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên cao hơn, nhưng không cao hơn 5.000.000 đồng.
2. Đối với các cơ sở còn lại:
a) Phạt tiền với mức 3.500.000 đồng đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.
b) Các hành vi vi phạm nói trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có có thể được giảm xuống thập hơn, nhưng không thấp hơn 2.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên cao hơn, nhưng không cao hơn 5.000.000 đồng.
3.
Phạt tiền với mức từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, đối với người sử dụng lao động tại các cơ sở quy định tại thông tư này không đăng ký và báo cáo việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).
4. Những tình tiết sau đây được gọi là giảm nhẹ:
5. Những tình tiết sau đây được coi là tăng nặng:
III. TRÌNH TỰ THANH TRA VÀ THỦ TỤC XỬ  PHẠT:
1. Việc tiến hành thanh tra lao động tại các cơ sở quy định tại phần I của Thông tư này được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Pháp lệnh thanh tra ngày 1/4/1990.
Hồ sơ xử phạt gồm:
- Biên bản thanh tra lập theo quy định tại Pháp lệnh thanh tra ngày 1/4/1990;
- Kết luận thanh tra của đoàn Thanh tra;
- Quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
Hồ sơ được lập thành 3 bản gửi cho người vi phạm; Kho bạc Nhà nước và lưu tại cơ quan xử phạt.
2. Thủ tục xử phạt:
Người có thẩm quyền xử phạt nếu phát hiện vi phạm thì ra Quyết định xử phạt kèm theo hồ sơ. Nếu là người không đủ thẩm quyền xử phạt thì lập biên bản và kiến nghị với người có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt kèm theo hồ sơ.
Việc thu nộp và sử dụng tiền phạt thực hiện theo quy định chung của pháp luật.
IV. THẨM QUYỀN XỬ  PHẠT:
1. Chánh Thanh tra hoặc Thủ trưởng phụ trách cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền với mức quy định tại khoản 3 Điều 15, khoản 2 Điều 22 Nghị định số 88/CP của Chính phủ và Thông tư này.
2. Thanh tra viên Lao động có quyền lập biên bản vi phạm khi phát hiện vi phạm về giao kết hợp đồng lao động, kiến nghị mức xử phạt gửi một trong những người có thẩm quyền quy định tại điểm 1 nói trên để ra Quyết định xử phạt.
3. Trường hợp Đoàn kiểm tra liên ngành hoặc Đoàn Thanh tra liên ngành phát hiện những vi phạm về giao kết hợp đồng lao động, có quyền lập biên bản, kiến nghị mức xử phạt gửi một trong những người có thẩm quyền quy định tại điểm 1 nói trên để ra Quyết định xử phạt.
Trường hợp trong Đoàn thanh tra hoặc kiểm tra có một trong những người có thẩm quyền quy định tại điểm 1 nói trên thì trực tiếp ra Quyết định xử phạt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra, thanh tra và thực hiện xử phạt nghiêm minh các vi phạm trong việc thực hiện các quy định về giao kết hợp đồng lao động với mức phạt quy định tại Nghị định số 87/CP và số 88/CP của Chính phủ và Thông tư này; chỉ đạo cơ quan chuyên trách công tác phòng chống các tệ nạn xã hội phối hợp với Thanh tra lao động, các Ban, Ngành chức năng, tăng cường kiểm tra việc thực hiện Quy chế và Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tăng cường kiểm tra việc đăng ký và báo cáo sử dụng số lao động của người sử dụng lao động thuộc các cơ sở quy định tại Thông tư này; báo cáo kịp thời việc đăng ký và những vi phạm của các đối tượng với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban Nhân dân cấp huyện để xử lý.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ảnh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 05/LĐTBXH-TT NGÀY 12 THÁNG 2 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÔNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/CP NGÀY 12/12/1995 VÀ SỐ 88/CP NGÀY 14/12/1995 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng và Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội; Bộ Lao đồng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xử phạt hành chính về không ký kết hợp đồng lao động như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG XỬ PHẠT:

Đối tượng xử phạt được áp dụng đối với người sử dụng lao động các cơ sở: vũ trường, điểm karaoke, dịch vụ xoa bóp, khách sạn, nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, căn hộ cho thuê, nhà trọ bình dân, nhà hàng ăn uống, quán cà phê, quán giải khát có sử dụng lao động là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên (sau đây gọi chung là người lao động) mà không ký kết hợp đồng lao động.

II. HÀNH VI VI PHẠM VÀ MỨC XỬ PHẠT:

Hành vi vi phạm và mức xử phạt theo Điều 4; điểm c khoản 3 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với vũ trường:

a) Phạt tiền với mức 3.200.000 đồng đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.

b) Các hành vi vi phạm nói trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể được giảm xuống thấp hơn, nhưng không thấp hơn 1.500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên cao hơn, nhưng không cao hơn 5.000.000 đồng.

2. Đối với các cơ sở còn lại:

a) Phạt tiền với mức 3.500.000 đồng đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.

b) Các hành vi vi phạm nói trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có có thể được giảm xuống thập hơn, nhưng không thấp hơn 2.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên cao hơn, nhưng không cao hơn 5.000.000 đồng.

3. Phạt tiền với mức từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, đối với người sử dụng lao động tại các cơ sở quy định tại thông tư này không đăng ký và báo cáo việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).

4. Những tình tiết sau đây được gọi là giảm nhẹ:

a) Vi phạm lần đầu;

b) Thành khẩn nhận lỗi, khắc phục ngay lỗi.

5. Những tình tiết sau đây được coi là tăng nặng:

a) Vi phạm từ lần thứ hai trở lên hoặc tái phạm;

b) Có nhiều hành vi vi phạm;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

d) Sử dụng lao động dưới 18 tuổi;

đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành một quyết định xử lý vi phạm pháp luật lao động;

e) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm;

g) Không chấp hành các Quyết định của Thanh tra Nhà nước về lao động.

III. TRÌNH TỰ THANH TRA VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT:

1. Việc tiến hành thanh tra lao động tại các cơ sở quy định tại phần I của Thông tư này được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Pháp lệnh thanh tra ngày 1/4/1990.

Hồ sơ xử phạt gồm:

- Biên bản thanh tra lập theo quy định tại Pháp lệnh thanh tra ngày 1/4/1990;

- Kết luận thanh tra của đoàn Thanh tra;

- Quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.

Hồ sơ được lập thành 3 bản gửi cho người vi phạm; Kho bạc Nhà nước và lưu tại cơ quan xử phạt.

2. Thủ tục xử phạt:

Người có thẩm quyền xử phạt nếu phát hiện vi phạm thì ra Quyết định xử phạt kèm theo hồ sơ. Nếu là người không đủ thẩm quyền xử phạt thì lập biên bản và kiến nghị với người có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt kèm theo hồ sơ.

Việc thu nộp và sử dụng tiền phạt thực hiện theo quy định chung của pháp luật.

IV. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT:

1. Chánh Thanh tra hoặc Thủ trưởng phụ trách cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền với mức quy định tại khoản 3 Điều 15, khoản 2 Điều 22 Nghị định số 88/CP của Chính phủ và Thông tư này.

2. Thanh tra viên Lao động có quyền lập biên bản vi phạm khi phát hiện vi phạm về giao kết hợp đồng lao động, kiến nghị mức xử phạt gửi một trong những người có thẩm quyền quy định tại điểm 1 nói trên để ra Quyết định xử phạt.

3. Trường hợp Đoàn kiểm tra liên ngành hoặc Đoàn Thanh tra liên ngành phát hiện những vi phạm về giao kết hợp đồng lao động, có quyền lập biên bản, kiến nghị mức xử phạt gửi một trong những người có thẩm quyền quy định tại điểm 1 nói trên để ra Quyết định xử phạt.

Trường hợp trong Đoàn thanh tra hoặc kiểm tra có một trong những người có thẩm quyền quy định tại điểm 1 nói trên thì trực tiếp ra Quyết định xử phạt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra, thanh tra và thực hiện xử phạt nghiêm minh các vi phạm trong việc thực hiện các quy định về giao kết hợp đồng lao động với mức phạt quy định tại Nghị định số 87/CP và số 88/CP của Chính phủ và Thông tư này; chỉ đạo cơ quan chuyên trách công tác phòng chống các tệ nạn xã hội phối hợp với Thanh tra lao động, các Ban, Ngành chức năng, tăng cường kiểm tra việc thực hiện Quy chế và Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ.

2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tăng cường kiểm tra việc đăng ký và báo cáo sử dụng số lao động của người sử dụng lao động thuộc các cơ sở quy định tại Thông tư này; báo cáo kịp thời việc đăng ký và những vi phạm của các đối tượng với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban Nhân dân cấp huyện để xử lý.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ảnh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết.

 

 

 

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi