Toàn bộ quy định về tiết dạy của giáo viên tiểu học

Hiện nay, giáo viên tiểu học phải dạy bao nhiêu tiết 1 tuần? Thời gian làm việc cụ thể ra sao? Để giáp đáp các thắc mắc này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ quy định về tiết dạy của giáo viên tiểu học theo quy định của pháp luật.

Giáo viên tiểu học dạy bao nhiêu tiết 1 tuần?

Tại khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

“ Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.”

Như vậy, theo quy định trên, giáo viên tiểu học thông thường sẽ phải dạy 23 tiết/tuần, nếu là giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thì được giảm còn dạy 21 tiết/tuần.

quy dinh tiet day cua giao vien tieu hoc
Toàn bộ quy định tiết dạy của giáo viên tiểu học (Ảnh minh họa)

Giáo viên kiêm nhiệm công việc chuyên môn được giảm bao nhiêu tiết?

Theo Điều 8 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn được quy định như sau:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần.

- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.

- Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

- Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.

- Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.

Áp dụng quy định trên, ở các trường tiểu học không có học sinh khuyết tật, giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm hoặc tổ trưởng bộ môn… chỉ phải dạy 20 tiết/tuần; giáo viên kiêm tổ phó chuyên môn được giảm còn 22 tiết/tuần.

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học

Khoản 1 Điều 5 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Theo quy định trên, giáo viên không chỉ dành toàn bộ thời gian làm việc cho việc giảng dạy mà còn có 07 tuần làm việc để thực hiện các công việc khác nhằm chuẩn bị cho công tác dạy học.

Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên bao gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác. Cụ thể:

- Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động. Trong đó, Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 quy định, các ngày nghỉ lễ, tết bao gồm: Tết Dương lịch; ngày Chiến thắng giải phóng miền Nam; ngày Quốc tế lao động 01/5; Quốc khánh 02/9; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Trên đây là một số thông tin về toàn bộ quy định tiết dạy của giáo tiểu học. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Chế độ hưu trí luôn là chế độ được người lao động đặc biệt quan tâm. Thực tế hiện nay có không ít người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) từ sớm nên rất nhanh đã đóng đủ số năm tối thiếu. Vậy trường hợp đủ năm đóng BHXH mà chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì người lao động phải làm gì?