Tờ khai đăng ký nhãn hiệu: Mẫu chuẩn và hướng dẫn cách điền

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hay nhiều người vẫn gọi với cái tên đơn đăng ký nhãn hiệu là thành phần quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Sau đây là mẫu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu chuẩn và hướng dẫn cách điền chi tiết, mời bạn đọc theo dõi.

1. Mẫu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Dưới đây là mẫu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ban hành theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

TỜ KHAI

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

    Kính gửi:  Cục Sở hữu trí tuệ

                   386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

 

 

Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu*

 DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

                                                   

 

 

 

 

 

 

 

 

— Đơn tách: Đơn này được tách ra từ đơn số:                                      Ngày nộp đơn:

 

 

                                               NHÃN HIỆU                                                  

 

 

Mẫu nhãn hiệu

                                

 

 

 

 

 

                        

Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký

 

— Nhãn hiệu tập thể      

— Nhãn hiệu liên kết 

— Nhãn hiệu chứng nhận   

Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc:

Mô tả:

 

 

 

 

 

CHỦ ĐƠN

(Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Địa chỉ liên hệ (nếu có):

Điện thoại:                                            Fax:                                     Email:

— Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung

 

 

ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN

 

Mã đại diện: 

— là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

 

— là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn

— là người khác được uỷ quyền của chủ đơn                                                                                             

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                            Fax:                                     Email:

 

 

     YÊU CẦU HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN

CHỈ DẪN VỀ ĐƠN (CÁC ĐƠN) LÀ CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGÀY ƯU TIÊN

 

 

— Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam

— Theo đơn (các đơn) nộp theo Công ước Paris

— Theo thoả thuận khác:

Số đơn

Ngày nộp đơn

Nước nộp đơn

 

 

                                                       PHÍ, LỆ PHÍ

 

 

Loại phí, lệ phí

Số đối tượng tính phí

Số tiền

 

 

—  Lệ phí nộp đơn

..... đơn

   

 

—  Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu

..... nhóm

   

 

—  Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi )

..... sản phẩm/dịch vụ

   

 

—  Phí  thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên                                                   

..... yêu cầu/đơn ưu tiên

   

 

—  Phí công bố đơn

..... đơn

   

 

— Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn     

..... nhóm

   

 

—  Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi )

..... sản phẩm/dịch vụ

   

 

—  Phí thẩm định đơn

.....nhóm

   

 

—  Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi )

..... sản phẩm/dịch vụ

   

 

Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là:                                                                       

   

Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản):

 

 

           CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

 

Tài liệu tối thiểu:

— Tờ khai, gồm...trang x ...bản (có danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu)

— Mẫu nhãn hiệu, gồm.......mẫu

— Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Tài liệu khác:

— Giấy uỷ quyền bằng tiếng ...............           

    — bản gốc  

    — bản sao (— bản gốc sẽ nộp sau

                    — bản gốc đã nộp theo đơn số:..........................................)

    — bản dịch tiếng Việt, gồm ....... trang   

— Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu tượng, cờ, huy hiệu, con dấu…), gồm.......trang

— Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu 

— Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác

— Quy chế sử dụng NH tập thể/chứng nhận, gồm.......trang x .......bản

— Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên

— Bản sao đơn đầu tiên, gồm.......bản

— Bản dịch tiếng Việt, gồm.......bản

— Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên

— Bản đồ khu vực địa lý

— Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương

— Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

 

 

—

 

—

—

 

—

—

—

—

—

—

 

—

—

—

—

 

  

  Cán bộ nhận đơn


(ký và ghi rõ họ tên)

—

 

—

—

—

—

 

—                                                                                           

 

 

DANH MỤC VÀ PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MANG NHÃN HIỆU**

(Ghi tuần tự từng nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Ni-xơ; sử dụng dấu “;” giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nhóm; kết thúc mỗi nhóm ghi tổng số sản phẩm/dịch vụ trong nhóm đó)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MÔ TẢ TÓM TẮT ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG HÓA/DỊCH VỤ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN
(đối với nhãn hiệu chứng nhận)

— Nguồn gốc địa lý:

 

 

 

— Chất lượng:

 

 

 

— Đặc tính khác:

                                                 CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN

Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……

                                               Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn

                                                  (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Còn......trang bổ sung

 

Trang bổ sung số:

 

CHỦ ĐƠN KHÁC
(Ngoài chủ đơn thứ nhất đã khai tại trang đầu tiên)

Tên đầy đủ:

 

Địa chỉ:

 

Điện thoại:                                             Fax:                                     Email:

— Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tên đầy đủ:

 

Địa chỉ:

 

Điện thoại:                                             Fax:                                     Email:

— Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tên đầy đủ:

 

Địa chỉ:

 

Điện thoại:                                             Fax:                                     Email:

— Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tên đầy đủ:

 

Địa chỉ:

 

Điện thoại:                                             Fax:                                     Email:

— Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

CÁC TÀI LIỆU KHÁC
(Khai chi tiết từng loại tài liệu: tên, số trang . . . )

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Còn ...... trang bổ sung

Chú thích: 

* Trong Tờ khai này, chủ đơn/đại diện của chủ đơn đánh dấu "x" vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp.

**Chú thích: Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn phải nộp phí phân loại theo quy định.

 

to khai dang ky nhan hieu

2. Hướng dẫn cách điền Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Bạn đọc có thể tải tài liệu về để tham khảo và đọc kỹ hướng dẫn điền Tờ khai mẫu đăng ký nhãn hiệu dưới đây trước khi nộp đơn đăng ký.

2.1. Phần nhãn hiệu

Ở phần này được chia làm 3 phần nhỏ, cách điền cho từng phần chi tiết như sau:

- Phần này của đơn đăng ký nhãn hiệu để cho bạn dán mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ vào. Một số lưu ý về nhãn hiệu:

  • Kích thước nhãn không vượt quá khổ 80mm × 80mm

  • Phải được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ hoặc phải được trình bày dưới dạng đen trắng

- Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với loại hình nhãn hiệu cần bảo hộ. Sẽ có 3 loại hình chính trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu quy định gồm:

  • Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn của tổ chức tập thể các doanh nghiệp dành cho các thành viên sử dụng theo quy chế do tập thể đó quy định.

  • Nhãn hiệu liên kết: Là nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn khác mà chính mình đã bảo hộ cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự có liên quan đến nhau.

  • Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận đặc tính về nguyên liệu, vật liệu, xuất xứ, cách thức sản xuất...của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Một số lưu ý khi viết mô tả:

  • Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu;

  • Nếu từ ngữ không là tiếng Việt cần phải phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa;

  • Mô tả hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt;

  • Nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.

2.2. Phần “Chủ đơn” trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu

- Điền thông tin chủ đơn là tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ theo yêu cầu.

Các thông tin cần điền gồm:

  • Tên đầy đủ: Tên của tổ chức hay cá nhân nộp đơn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

  • Địa chỉ: Địa chỉ của tổ chức hay cá nhân nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

  • Điện thoại, fax, Email: Điền đầy đủ.

Nếu có chủ đơn khác thì đánh dấu “x” vào ô vuông “Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung”. Sau đó sẽ khai bổ sung thêm chủ sở hữu tại trang bổ sung của tờ khai.

2.3. Phần đại diện của chủ đơn

Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với các loại đối tượng đại diện của chủ đơn. Cụ thể:

- Là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn: Người đứng đầu của tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên.

- Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn.

- Là người khác được ủy quyền của chủ đơn: Cá nhân được ủy quyền, người thuộc tổ chức được người đứng đầu tổ chức ủy quyền, người đứng dầu chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài.

Đồng thời ghi tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức được ủy quyền làm đơn.

Nếu chủ đơn chính tự điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu và tự nộp đơn thì bỏ trống phần này không cần điền.

2.4. Phần yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với loại yêu cầu hưởng. Cụ thể:

  • Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam;

  • Theo đơn (các đơn) nộp theo công ước Paris;

  • Theo thỏa thuận khác;

- Đồng thời điền thông tin theo yêu cầu ở cột bên: Số đơn, Ngày nộp đơn và Nước nộp đơn.

Nếu không có nhu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn thì bạn để trống phần này.

2.5. Phần phí, lệ phí

Tất cả các khoản chi phí đăng ký nhãn hiệu hầu hết đều được liệt kê trong mẫu đơn đăng ký. Đánh dấu “x” vào ô vuông ứng với các khoản phí mà đã nộp, đồng thời điền số đối tượng tính phí và số tiền nộp tương ứng vào 2 cột bên cạnh. Thực tế, người nộp đơn chỉ cần điền cột tổng phí.

2.6. Phần tài liệu có trong đơn

Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với những tài liệu có trong hồ sơ nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và điền các thông tin theo yêu cầu.

* Lưu ý: Phần này có thể để trống, chuyên viên sẽ hỗ trợ điền.

2.7. Phần danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

Cần liệt kê các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ theo thỏa ước Ni-xơ, theo tuần tự từ nhóm có số thứ tự từ thấp đến cao.

Trường hợp người nộp đơn không thể tự phân nhóm hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện và trả phí.

2.8. Phần cam kết của chủ đơn trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Chủ đơn hoặc đại điện của chủ đơn ký và ghi rõ họ tên khi làm tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu nếu chủ đơn/đại diện chủ đơn là cá nhân.

Nếu chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn là tổ chức thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của tổ chức đó.

Lưu ý chủ đơn phải ký đủ cuối mỗi trang của tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Riêng trang cuối, nếu chủ đơn là tổ chức thì ký, ghi rõ chức vụ và đóng dấu tổ chức.

Nếu có nhu cầu về tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng gọi đến số điện thoại 0938.36.1919 để được LuatVietnam hỗ trợ.

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ô nhiễm môi trường là gì? Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử lý thế nào?

Ô nhiễm môi trường là gì? Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử lý thế nào?

Ô nhiễm môi trường là gì? Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử lý thế nào?

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách đối với toàn thế giới. Nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Vậy ô nhiễm môi trường là gì mà nó lại có tác động nặng nề đến cuộc sống của sinh vật trên toàn thế giới.

Danh sách các tỉnh, thành phố miễn học phí năm học 2022 - 2023

Danh sách các tỉnh, thành phố miễn học phí năm học 2022 - 2023

Danh sách các tỉnh, thành phố miễn học phí năm học 2022 - 2023

Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã có thông báo miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông trên địa bàn. Bài viết sau sẽ tổng hợp thông tin về các tỉnh miễn học phí năm học 2022 - 2023 cũng như khung học phí năm học mới đối với các tỉnh, thành phố còn lại.