Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11128:2015 Mã số mã số vạch vật phẩm-Quy định đối với vị trí đặt mã vạch

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11128:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11128:2015 Mã số mã số vạch vật phẩm-Quy định đối với vị trí đặt mã vạch
Số hiệu:TCVN 11128:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11128:2015

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM - QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI VỊ TRÍ ĐẶT MÃ VẠCH

Article numbering and bar coding - Symbol placement specification

Lời nói đầu

TCVN 11128:2015 được biên soạn trên cơ sở tham khảo Quy định kĩ thuật chung phiên bản số 15 năm 2015 của GS1 (GS1 General Specification).

TCVN 11128:2015 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 “Thu thập dữ liệu tự động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tính thống nhất của vị trí đặt mã vạch là điều quyết định để việc quét mã vạch được tốt. Khi quét bằng tay, các vị trí đặt mã vạch khác nhau sẽ gây khó khăn cho người điều khiển phương tiện quét vì phải dự đoán mã vạch được đặt ở đâu và điều này sẽ làm giảm năng suất. Khi quét tự động, mã vạch phải được đặt sao cho máy quét cố định đọc được mã vạch khi sản phẩm gắn mã đó đi qua. Việc tuân theo quy định nêu trong tiêu chuẩn này sẽ giúp người sử dụng mã số mã vạch đạt được tính thống nhất về vị trí đặt mã, tăng khả năng đoán trước vị trí mã vạch cần có.

Các quy định trong tiêu chuẩn này thay thế các khuyến nghị trước đây. Tuy nhiên, nhà sản xuất không phải loại bỏ các bao gói đã in theo hướng dẫn từ trước. Khi thiết kế lại bao gói, phải tuân theo các quy định kĩ thuật nêu trong tiêu chuẩn này. Nếu quy định của chính ph mâu thuẫn với các quy định nêu trong tiêu chuẩn này thì phải luôn ưu tiên các quy định của chính phủ.

CHÚ THÍCH: Mã vạch làm ví dụ trong tiêu chuẩn này ch để nêu lên vị trí của mã và không nhằm để ám chỉ chng loại, cỡ, màu hay chất lượng chính xác của mã vạch.

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHM - QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI VỊ TRÍ ĐẶT MÃ VẠCH

Article numbering and bar coding - Symbol placement specification

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định vị trí đặt mã vạch lên các dạng bao gói và hộp/ vật đựng đặc thù.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm c các sửa đổi.

TCVN 9086:2011 Mã số mã vạch GS1 - Thuật ngữ và định nghĩa.

3  Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 9086:2011 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1.1

Vật phẩm để quét trong phân phối nói chung (General Distribution Scanning Item)

Thương phẩm hoặc đơn vị logistic được x lý như một đơn vị độc lập trong quá trình vận chuyển và phân phối.

VÍ DỤ: Pa-lét, thùng giấy, hòm, túi và toa chở hàng.

3.1.2

Bao gói ngẫu nhiên/ không đăng kí (Random/unregistered wrap)

Loại giấy gói có kiểu thiết kế lặp lại, không bị ct và không bị đặt lên sn phẩm theo một thế mà phần thiết kế đặc thù của nó luôn xuất hiện ở cùng một vị trí. Không có mã vạch xuất hiện trên mặt của bao gói khi loại giấy gói này bọc lấy sản phẩm.

VÍ DỤ: Loại dùng trên giấy ráp hay bơ thực vật.

3.2  Các từ viết tắt

GTIN: Mã số toàn cầu phân định thương phẩm (Global trade item number)

POS: Điểm bán lẻ

SKU: Đơn vị lưu hàng trong kho (Stock Keeping Unit)

4  Yêu cầu chung

4.1  Vị trí đặt mã vạch

Phải cân nhắc các nguyên tắc chung dưới đây về vị trí đặt mã vạch đối với bất kì dạng bao gói nào khi quét tại POS hay tại bất cứ môi trường nào trong chuỗi cung ứng. Thương phẩm với mục đích để quét tại POS phải được gắn mã vạch EAN-13, UPC-A, EAN-8, UPC-E, GS1 DataBar đẳng hướng, GS1 DataBar đẳng hướng xếp chồng, GS1 DataBar m rộng hay GS1 DataBar mở rộng xếp chồng. Mã vạch EAN-8 và UPC-E nhằm để gắn trên thương phẩm rất nhỏ bán tại POS. Mã vạch được quét tại môi trường khác là EAN-13, UPC-A, ITF-14, GS1 DataBar và GS1-128.

Phải đặt mã vạch bao gồm cả khoảng trống cách mọi phần rìa theo chiều dọc để tránh làm hỏng mã vạch.

4.2  Số lượng mã vạch

Không cho phép in nhiều mã vạch thể hiện các GTIN khác nhau trên bất kì thương phẩm nào. Yêu cầu số lượng tối thiểu là một mã vạch trên một thương phẩm.

Tại nhà kho hay các môi trường quét phân phối chung, đối với các thương phẩm để quét, khuyến nghị in hai mã vạch thể hiện cùng dữ liệu vào hai mặt liền kề (xem điều 6).

Tại POS, đối với các thương phẩm to, nặng hoặc cồng kềnh (xem điều A.9), các gói hàng ngẫu nhiên (xem điều 5.2.7), khuyến nghị in hai hay nhiều mã vạch thể hiện cùng một GTIN.

Tại POS, điều này có liên quan đặc biệt đến các vật phẩm có nhiều lớp bao gói, như các vật phẩm được bao kín, các vật phẩm có đầu thắt giải buộc, các vật phẩm mà từng đơn vị bên trong có GTIN khác với GTIN trên bao bì hay hộp/ vật đựng bên ngoài. Phải che khuất mã vạch trên các sản phẩm phía trong đi để không cho hệ thống quét tại POS đọc được (xem điều 5.2.7 về các quy định đối với các vật phẩm được bao kín).

CHÚ THÍCH: Có th yêu cầu hai mã vạch, mã vạch EAN/UPC mã hóa GTIN và mã vạch khác mã hóa GTIN cùng các thuộc tính, trong giai đoạn chuyển đổi sang thế hệ mã vạch mới.

4.3  Môi trường quét

Trước khi đặt mã, phải xác định liệu thương phẩm sẽ được quét tại POS hay tại môi trường quét phân phối chung. Nếu tại POS thì áp dụng hướng dẫn về vị trí đặt mã vạch nêu tại điều 5, Phụ lục A và phụ lục B. Nếu tại cả POS và môi trường quét phân phối chung hoặc chỉ tại môi trường quét phân phối chung thì theo quy định tại điều 6.

4.4  Chiều

Chiu mã vạch được xác định chủ yếu theo quá trình in và độ uốn cong của vật phẩm. Nếu quá trình in và độ uốn cong cho phép, chiều mã vạch hình rào được ưu tiên hơn hình bậc thanh. Nghĩa là, các vạch của mã vuông góc với mặt phẳng đáy của vật phẩm ở vị trí trưng bày thông thường. Điều 4.4.2 nêu quy tắc đối với vị trí đặt mã vạch lên các bề mặt cong.

Hình 1 - Chiều của mã vạch

Chiều in thường được xác định bởi quá trình in. Một vài quá trình in đem lại kết quả in chất lượng cao hơn nhiều nếu mã vạch được in theo chiều in, chiều này còn được gọi là chiều web. Phải luôn tư vấn các công ty in về vấn đề này.

Khi in mã vạch lên thương phẩm có bề mặt cong, đôi khi các phần ngoài cùng của mã bị biến mt quanh chỗ cong, vì thế máy đọc đều không thể nhìn thấy c hai đầu của mã vạch đ quét cùng lúc được. Điều này hay xảy ra đối với trường hợp mã vạch lớn mà bề mặt cong của bao gói hẹp. Trong những trường hợp như vậy, phải in mã vạch kết hợp giữa kích thước X và đường kính của bề mặt cong để đảm bảo độ cong ch làm giảm chiều cao mã chứ không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ mã.

Hình 2 - Vị trí mã vạch trên bề mặt cong

Định hướng hình thang (Ưu tiên tất cả bề mặt cong) và định hướng hình hàng rào (Tránh bề mặt cong quá)

Góc giữa đường tiếp tuyến từ điểm giữa của mã vạch cong và đường tiếp tuyến từ rìa mã vạch cong đó (lề ngoài cùng của vạch bảo vệ mã trong tổ hợp mã EAN/UPC) phải nhỏ hơn 30°. Nếu góc này lớn hơn 30°, mã phải được đặt sao cho vạch vuông góc với đường nền giả định của bề mặt vật phẩm.

Hình 3 - Mối quan hệ giữa mã vạch và bề mặt cong

Hình 4, 5 ch ra mối quan hệ giữa các kích thước X (độ rộng của yếu tố hp) khả thi đối với đơn vị có đường kính khác nhau và đường kính tối thiểu đối với các kích thước X khác nhau để mã vạch được in theo chiều hàng rào.

Đường kính hộp/ vật đựng

Giá tr lớn nht của kích thước X

Mã vạch EAN-13 hay UPC-A

Mã vạch EAN-8

mm

mm

mm

30 hay dưới đây

35

40

45

50

55

60

65

70

75

80

85

90

95

100

105

110

115

120 hay ở trên

*

*

*

*

(0,274) (0,304)

0,330

0,356

0,386

0,413

0,446

0,469

0,495

0,525

0,551

0,578

0,607

0,634

0,660

*

(0,274) (0,314)

0,353

0,389

0,429

0,469

0,508

0,549

0,587

0,627

0,660

0,660

0,660

0,660

N/A

N/A

N/A

N/A

CHÚ THÍCH

1) Dấu (*) ch ra đường kính của bao gói là quá nhỏ để cho phép mã vạch chiều hình hàng rào và phải quay mã vạch 90 độ về chiều hình thang. Mã vạch được in vuông góc với đưng sinh của bề mặt hộp/ vật đựng.

2) Phần in nghiêng ch ra kích thước X là được phép nhưng không khuyến nghị trên bề mặt cong.

3) Mã vạch EAN-8 được dành cho vật phẩm rt nhỏ

4) N/A: Không áp dụng

Hình 4 - Mi quan hệ giữa đường kính và kích thước X

Kích thước X

Đường kính nhỏ nht của hộp/ vật đựng

Mã vạch EAN-13

Mã vạch EAN-8

Mã vạch UPC-E

mm

mm

mm

Mm

0,264

0,300

0,350

0,400

0,450

0,500

0,550

0,600

0,650

0,660

48

55

64

73

82

91

100

109

118

120

34

38

45

51

58

64

70

77

83

85

26

29

34

39

44

49

54

59

63

64

Hình 5 - Mối quan hệ giữa kích thước X và đưng kính

Phải tránh bất kì yếu tố nào làm tối hay hỏng mã vạch vì chúng đều làm giảm hiệu suất quét.

VÍ DỤ

- Không bao giờ đặt mã vạch lên vật phẩm tại vùng thiếu khoảng trống. Không in các đồ họa khác lấn vào vùng mã vạch.

- Không đặt mã vạch, bao gồm cả các khoảng trống, lên phần đục lỗ trên giấy, phần ren để xé, đường nối, chóp, chỗ quá cong, nếp gấp, phần gối nhau và phn xù xì.

- Không bao giờ dập ghim lên mã vạch hay phần khong trống.

- Không bao giờ gập mã vạch quanh phần góc.

- Không bao giờ đặt mã vạch dưới nắp của bao gói.

- Mã vạch sử dụng cho mục đích kiểm soát sn xuất phải được che đi khi có thể trước lúc vào môi trường phân phối chung.

5  Yêu cầu đối với thương phẩm quét tại điểm bán lẻ

5.1  Xác định mặt sau của thương phẩm

Mặt trước của thương phẩm chủ yếu dành cho mục đích quảng cáo hay kinh doanh, điển hình là việc thể hiện tên sản phẩm và lôgô của công ty. Mặt sau của thương phẩm là phần đối diện trực tiếp với mặt trước. Khuyến nghị đặt mã vạch lên mặt sau của thương phẩm.

5.2  Vị trí đặt mã vạch

Phần này hướng dẫn vị trí đặt mã vạch khi thiết kế bao bì cho sản phẩm mới và phải được chấp nhận khi thay đồ họa trên các sản phẩm hiện có.

5.2.1  Vị trí khuyến nghị

Vị trí khuyến nghị vị trí đặt mã vạch là cung phần tư phía dưới bên phải mặt sau, tôn trọng khoảng trống thích hợp quanh mã vạch và quy tắc về rìa (xem Quy tắc về rìa ở điều 5.2.3 và các quy định khác ở điều 5.2.7).

5.2.2  Vị trí khác

V trí đặt mã vạch khác không được khuyến khích là ở cung phần tư phía dưới bên phải bề mặt khác của hộp/ vật đựng.

5.2.3  Quy tắc về rìa

Khi có thể, mã vạch không được gần hơn 8 mm (0,3 inch) hoặc xa hơn 100 mm (4 inch) so với rìa gần nhất của bao gói/ hộp/ vật đựng.

CHÚ THÍCH: Các hướng dẫn trước đây đưa ra một khoảng cách nhỏ nhất là 5 mm (0,2 inch). Kinh nghiệm thực tế cho thấy điều này là không phù hợp vì người tính tiền thường cầm túi và thương phẩm khác với ngón tay cái của họ vào phần rìa. Phải tránh đặt mã vạch quá gần rìa. Việc đặt mã như vậy sẽ làm giảm hiệu qu quét mã tại POS.

5.2.4  Hạn chế cắt bớt chiều cao mã vạch

Không khuyến khích cắt bớt mã vạch để đm bảo khả năng quét mã đẳng hướng tại POS, trừ trường hợp thực sự cần thiết và khi đó phải in mã với chiều cao tối thiểu cho phép.

5.2.5  Hạn chế vị trí đặt mã ở đáy

Có thể chấp nhận vị trí đặt mã vạch vào đáy thương phẩm trừ các thương phẩm lớn, cồng kềnh. Ưu tiên vị trí đặt mã vạch vào phía (mặt) sau thương phẩm.

5.2.6  Phải cân nhắc đặc biệt khi đặt mã vạch lên một vài dạng thương phẩm ngoại lệ sau:

- Túi: Vị trí khuyến nghị là giữa cung phần ba phía trên mặt sau tính từ đáy, xa rìa nhất có thể theo quy tắc về rìa (xem điều A.1 để biết thêm chi tiết về túi).

- Bao gói dạng phồng hay các vật phẩm không được đóng gói: Không đặt mã vạch gần hơn 8 mm (0,3 inch) hay xa hơn 100 mm (4 inch) với bất kì phần rìa nào trên bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều A.2 và điều A.16 để biết thêm chi tiết về bao gói dạng phồng và vật phẩm không được đóng gói.)

- Thương phẩm to, nặng hay cồng kềnh: Khuyến nghị đặt hai mã vạch thể hiện cùng một GTIN, một ở trên đnh và một ở đáy thuộc các góc đối diện trên sản phẩm. (Xem điều A.9 để biết thêm chi tiết về các vật phẩm to, nặng hoặc cồng kềnh.)

CHÚ THÍCH: Thương phẩm có trọng lượng hơn 13 kg (28 Ib.) hay có hai kích thước lớn hơn 450 mm (18 inch) (rộng/ dài, rộng/ sâu, hay cao/ sâu) đều được coi là to, nặng hay cồng kềnh với xu thế gây khó khăn cho công tác xử lý bằng tay.

- Thương phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng: Không đặt mã vạch vào phần rìa. (Xem điều A.12 để biết thêm chi tiết về các vật phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng).

CHÚ THÍCH: Các vật phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng là các bao gói/ hộp/ vật đựng có kích thước (cao, rộng hoặc sâu) nhỏ hơn 25 mm (1 inch).

5.2.7  Yêu cầu đối với vị trí đặt mã vạch cho một số phương pháp đóng gói đặc biệt

a) Gói bọc: Khi bọc các thương phẩm được bán với số lượng lớn lại bằng một chất liệu đóng gói trong suốt có in kí tự, phải đảm bảo:

- Che mã vạch trên từng đơn vị riêng bên trong gói cùng lúc đựng nhiều vật phẩm để những mã này không lẫn lộn với mã vạch trên gói ngoài cùng;

- Mã vạch trên gói ngoài cùng phải khác với mã bên trong;

- Không sử dụng những chất liệu bọc như giấy bóng kính xenlôfan vì sẽ gây ra sự phản xạ của tia sáng từ máy quét và có thể làm giảm độ tương phản, làm giảm hiệu quả quét.

Hình 6 - Vị trí đặt mã vạch lên vật phẩm bị gói bọc lại

b) Bao gói ngẫu nhiên/ không đăng kí: Khuyến nghị sử dụng dạng bao gói đã đăng kí. Nếu bắt buộc phải dùng dạng bao gói ngẫu nhiên, yêu cầu tối thiểu là in mã vạch với tần số xuất hiện vừa đủ một mã vạch trên một mặt của bao gói, thay cho việc in lặp lại mã vạch đó. Các mã vạch lặp lại không bao giờ được cách xa nhau hơn 150 mm (6 inch).

Hình 7 - Vị trí đặt mã vạch lên vật phẩm có bao gói ngẫu nhiên

c) Các bao gói có dạng màng/ chân không co lại: Mã vạch trên vật phẩm được đóng gói trong màng co hay được hút chân không phải được đặt trên bề mặt phẳng và tại vùng không bị gấp, nhăn hay méo mó.

Hình 8 - Vị trí đặt mã vạch lên vật phẩm có dạng màng/ chân không co lại

d) Nhãn dính: Mã vạch in trên nhãn dính áp dụng cho thương phẩm là một cách lựa chọn có thể được chấp nhận và hợp nhất mã vào đồ họa trên bao gói hiện có hoặc để dùng trên vật phẩm không được đóng gói như bình, chảo, bát đĩa và đồ thủy tinh.

CHÚ THÍCH: Loại nhãn dính phù hợp nhất là những loại không thể bóc ra khỏi vật phẩm mà không làm hỏng mã. Nhãn để dính trực tiếp vào sản phẩm phi sử dụng chất liệu có đủ độ dính để dính nhãn trong một khoảng thi gian kéo dài, nhưng cũng phải cho phép có thể bóc nhãn ra mà không cần dùng cht hòa tan hay chất mài mòn.

Hình 9 - Vị trí đặt mã vạch với nhãn dính

Hình 10 - Các vật phẩm bát đĩa sử dụng nhãn dính mã vạch

Để xác định điểm đặt mã vạch phù hợp cho dạng bao gói đặc biệt, hãy tuân thủ hướng dẫn đặc thù cho các hình dạng bao gói khả thi. (Xem Phụ lục A để biết thêm chi tiết về điểm đặt mã vạch đối với các hình dạng báo gói đặc thù.)

6  Yêu cầu đối với thương phẩm quét tại điểm phân phối

6.1  Vị trí đặt mã vạch lên pa-lét

Khuyến nghị khoảng cách từ đáy pa-lét đến rìa dưới mã vạch trong khoảng 400 mm (16 in.) và 800 mm (32 in.) đối với tất cả các pa-lét, kể cả các pa-lét đầy chặt đựng thương phẩm đơn và riêng lẻ như tủ lạnh hay máy giặt. Phải đặt mã vạch càng cao càng tốt đối với pa-lét thp hơn 400 mm (16 in.) và vẫn phải đảm bảo an toàn để tránh làm hỏng mã vạch.

Phải đặt mã vạch bao gồm cả khoảng trống cách mọi phần rìa theo chiều dọc ít nhất 50 mm (2.0 in.) để tránh làm hỏng mã vạch.

Hình 11 - Vị trí đặt mã vạch lên palét

6.2  V trí đặt mã vạch lên thùng giấy và lên các hòm ngoài cùng

Phải đảm bảo khoảng cách từ đáy thùng đến vạch bao phía dưới của mã vạch là 32 mm (1.25 in.) đối với thùng giấy và hòm ngoài cùng. Phải đặt mã vạch bao gồm cả khoảng trống cách mọi phần rìa theo chiều dọc ít nhất 19 mm (0.75 in.) để tránh làm hng mã vạch.

Hình 12 - Vị trí đặt mã vạch lên thùng giấy và hòm ngoài cùng

6.3  V trí đặt mã vạch lên khay và hòm không sâu

Nếu chiều cao của hòm hay của khay thấp hơn 50 mm (2.0 in.), không thể in đầy đủ chiều cao mã vạch cùng với phần kí tự diễn giải người đọc được phía dưới mã vạch, hoặc nếu cu trúc của đơn vị không cho phép in toàn bộ chiều cao của mã vạch, phải cân nhắc các cách đặt mã dưới đây cho phù hợp:

- In phần kí tự diễn giải mã vạch người đọc được ở bên cạnh, ngoài khoảng trống bắt buộc của mã vạch

Hình 13 - Phần kí tự người đọc được ở bên trái mã vạch

- Khi chiều cao của đơn vị nhỏ hơn 32 mm, có thể đặt mã vạch lên phần trên ca bao gói. Phải đặt mã vạch với các vạch vuông góc với mặt thấp nht, không gần bất kì phần rìa nào hơn 19 mm (0.75 in.).

Hình 14

Đôi khi có thể dùng hai mã vạch trên các đơn vị có kích thước thay đổi. Nếu cần chuyển phần diễn giải người đọc được khi phần dưới mã vạch thì phải gắn các kí tự người đọc được của mã vạch chính vào phía trái mã vạch chính, phần diễn giải người đọc được của mã vạch phụ vào bên phải mã vạch phụ đó.

6.4  Khuyến nghị đặt mã vạch lên hai mặt lin kề

Để tạo thuận lợi cho việc quét mã, khuyến nghị đặt hai (hay nhiều) mã vạch mã hóa cùng dữ liệu lên các mặt liền kề của vật phẩm khi:

- Quá trình in không quá tốn kém (ví dụ thùng giấy gấp nếp được in từ trước)

- Chuỗi cung ứng yêu cầu luôn có một mã vạch hiện ra (ví dụ pa-lét được lưu kho hoặc theo chiều dài hoặc ch còn một mặt lộ ra)

Hình 15 - Hai (hay nhiều) mã vạch giống nhau trên hai (hay nhiều) mặt liền kề

6.5  Mã vạch b sung

Nếu đơn vị đã có sẵn mã vạch, phải đặt tất cả mã vạch phụ sao cho không che khuất mã vạch chính. Trong trường hợp này, vị trí khuyến nghị đặt mã vạch phụ là cùng mặt với mã vạch chính sao cho vẫn duy trì được vị trí nhất quán theo chiều ngang. Phải đảm bảo khoảng trống cho cả hai mã vạch.

Hình 16 - Vị trí đặt mã vạch phụ

Phải kết hợp mã chính và phụ vào một mã vạch GS1-128 khi có thể.

Phải luôn đặt mã vạch mang dữ liệu chủ yếu về sự phân định toàn bộ sản phẩm (ví dụ các phép đo trong thương mại) ở bên phải và thẳng hàng với mã vạch khác.

Phụ lục A

(quy định)

Hướng dẫn vị trí đặt mã vạch cho các dạng bao gói đặc biệt

Bảng A-1 Các dạng bao gói

Điều

Dạng bao gói

Các đặc tính của bao gói

Các ví dụ về sản phẩm

A.1

Bao, túi

Các đơn vị được gói kín thành hình trụ hay thành hình có góc tròn

Khoai tây chiên, bột, đường, hạt làm thức ăn cho chim

A.2

Bao gói dạng phồng

Mặt sau có dạng bìa cứng phẳng để đựng sản phẩm và có túi ni-lông trong phủ phồng lên sản phẩm

Đồ chơi, các phần cứng

A.3

Chai và lọ

Lọ có miệng nhỏ hoặc to với nắp có thể tháo ra

Nước sốt thịt, thạch

A.4

Hộp

Giấy cứng gắn xi hoặc bìa giấy cứng gập lại

Ngũ cốc, xà phòng, bánh quy

A.5

Hộp thiếc và hộp hình trụ

Các đơn vị hình trụ có các đầu được bt kín

Xúp, đồ uống, pho mát, bánh bích qui

A.6

Các vật phẩm dẹt đựng trên bìa cứng

Các vật phẩm có khung đỡ hay được gắn vào tường trên các th phẳng

Các vật phẩm dạng mỏng, gói kẹo, đồ dùng nu ăn

A.7

Hộp bìa cứng đựng trứng

Khối sáu mặt không đều bằng nhựa hoặc bột giấy đã được nặn với nắp có khớp nối

Trứng

A.8

Bình có tay cầm

Bình bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh với (các) nắp có thể tháo ra và với (các) cán được gắn vào

Máy lau dọn nhà, dầu ăn

A.9

Vật phẩm to, nặng hoặc cồng kềnh

Các vật phẩm có đường kính tự nhiên là 450 mm (18 in.) hay lớn hơn theo bất kì một trong hai chiều và/ hoặc có trọng lượng lớn hơn 13 kg (28 Ibs).

Thức ăn cho vật nuôi trong nhà, đồ đạc không lắp ráp được, búa tạ

A.10

Vật phẩm nhiều bao gói

Nhiều vật phẩm được liên kết lại bằng máy để tạo thành một gói đồ

Các can đựng đồ uống không cồn

A.11

Các vật phẩm thuộc ngành xuất bản

Phương tiện bằng giấy để in được kết lại, ghim dập lại hoặc gập lại

Sách, tạp chí, báo, báo khổ nhỏ

A.12

Các vật phẩm hay hộp/ vt đựng mỏng

Các vật phẩm hay hộp/ vật đựng có một chiều nhỏ hơn 25 mm (1 in.)

Hộp piza, hộp đựng trang sức, gói đồ uống không cồn hỗn hợp dạng bột, giấy viết

A.13

Khay

Sản phẩm mỏng, được tạo ra để giữ các đồ đựng trong đó và có màng bao bọc

Thịt đã chế biến, bánh ngọt, bữa ăn nhanh, bánh patê, vỏ bánh patê

A.14

ng

Xylanh nhồi chắc hàng được đóng kín cả hai đu, hoặc được đóng kín một đầu còn đầu kia có nắp hay có van

ng thuốc đánh răng, xúc xích, xm (thuyền, tàu)

A.15

Hũ sâu có nắp có thể tháo ra

Dấm, bơ, kem, trứng quấy

A.16

Thương phẩm không được đóng gói

Thương phẩm không được đóng gói, thường có dạng lạ và khó dán nhãn cũng như khó quét

Chảo rán, bát các cỡ, nồi nấu và đồ lưu niệm

A.17

Bộ

Thương phẩm có thể bán riêng hoặc như là một phần của một bộ được b vào hộp

Bàn và đồ lưu niệm

A.18

Dụng cụ thể thao

Các vật phẩm không được đóng gói có kích cỡ và hình dáng riêng biệt

Cái vợt, bàn trượt tuyết, ván trượt

A.19

Bề mặt thô

A.1  Bao, túi

A.1.1  Đặc điểm bao gói

Các đơn vị được gập lại có góc tròn hay có hình trụ được đóng kín. Bao gồm các hộp/ vật đựng bằng giấy hay bằng nhựa có đặc điểm như sau:

- Được gập kín cả hai đầu (ví dụ túi bột và đường);

- Được gập kín một đầu và đầu kia được kẹp kín (ví dụ túi khoai tây chiên);

- Được kẹp kín cả hai đầu (ví dụ túi thuốc nước giảm ho);

- Được gập kín một đầu và đầu kia được buộc lại (ví dụ túi bánh mì).

CHÚ THÍCH: Một vài túi được gắn kín cả hai đầu và được làm cho phẳng đ trưng bày, như gói kẹo. Những vật phẩm này không được xem là túi mà thuộc dạng vật phẩm dẹt hình quân bài (Xem điều A.6 để biết thêm chi tiết về các vật phm dt đựng trên bìa cứng).

A.1.2  Đặc tính duy nht

Bao, túi có khuynh hướng đựng những thứ có hình dạng thay đổi và hay phồng ra. Do đó phải đặt mã vạch tại vùng nào đó của bao, túi có thể giữ trạng thái phẳng nhất.

A.1.3  V trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng (xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước bao gói như thế nào)

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, cách xa rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, cách xa rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem điều 5.2.3.

Hình A.1 - V trí đặt mã vạch lên bao, túi

A.2  Bao gói dạng phồng

A.2.1  Đặc điểm bao gói

Bao gói dạng phồng bằng nhựa được thiết kế từ trước cho phồng ra hoặc nổi phồng lên để đựng sản phẩm và có mặt sau hoặc mặt trước là bìa cứng, mặt còn lại làm bằng nhựa trong suốt phồng phủ lên sản phẩm.

A.2.2  Đặc tính duy nhất

Để đm bảo chất lượng quét, phải đặt mã vạch cách xa phần rìa của chỗ phồng lên. Tránh đặt mã vạch phía dưới phần bao phồng lên hoặc đặt mã vạch lên bất kì chỗ nào dạng lỗ châm kim ở mặt sau của bao gói.

A.2.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào).

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem điều 5.2.3.

Hình A.2 - Vị trí đặt mã vạch lên bao gói dạng phồng

A.3  Chai và lọ

A.3.1  Đặc điểm bao gói

Các hộp/ vật đựng có miệng nhỏ hoặc to được gắn kín với nắp có thể tháo ra. Chai và lọ thường mang nhãn dính áp dụng cho vùng diện tích hạn chế của bao gói, không phủ chùm toàn bộ bề mặt hay bao bọc toàn bộ đường kính của chúng.

A.3.2  Đặc tính duy nhất

Không cho phép đặt mã vạch lên cổ chai. V trí đặt mã vạch lên cổ chai đòi hỏi phải có xử lý thủ công bổ sung tại POS và sự giới hạn về khoảng trống tại vùng này của chai thường khiến phải cắt bớt mã vạch.

Khi in mã vạch lên vùng bị cong, đôi khi có thể không nhìn thấy một trong hai đầu mã vạch xung quanh vùng bị cong. Xem điều 4.4.2 để biết các quy tắc về mối quan hệ giữa đường kính của vật phẩm và kích thước X.

A.3.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác đnh mặt trước như thế nào).

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem điều 5.2.3.

Hình A.3 - V trí đặt mã vạch lên chai và lọ

A.4  Hộp

A.4.1  Đặc điểm bao gói

Làm bằng giấy cứng được gập và đóng kín lại hoặc là bìa giấy dạng quân bài được gấp nếp. Dạng bao gói này gồm hộp bằng bìa giấy hay bằng nhựa hình trụ hoặc hình khối, cũng như là các ống bọc hình chữ nhật (dùng cho các sản phẩm như bóng đèn). Những bao gói này có th dùng để đựng bất kì sản phẩm gì từ bánh quy hay ngũ cốc đến bột giặt.

A.4.2  Đặc tính duy nhất

Không có đặc tính riêng nào cho dạng bao gói này.

A.4.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào).

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem điều 5.2.3.

Hình A.4 - Vị trí đặt mã vạch lên hộp

A.5  Can và bao gói hình trụ

A.5.1  Đặc điểm bao gói

Các hộp/ vật đựng hình trụ (thường bng nhựa hay kim loại) được hàn ở mỗi đầu. Một vài hộp/ vật đựng có nắp có thể tháo ra hay m được.

VÍ DỤ: Các hộp thiếc đựng hoa quả hay rau, sơn và keo dính.

A.5.2  Đặc tính duy nhất

Nên tránh các chướng ngại như lỗ thủng, nếp gấp, và/ hoặc vết gợn trên bao gói/ hộp/ vật đựng, vì chúng sẽ làm giảm hiệu sut quét.

Khi in mã vạch lên bề mặt cong, đôi khi các phần ngoài cùng của mã bị biến mất quanh chỗ cong. Xem Điều 4.4.2 để biết các quy tắc về mối quan hệ giữa đường kính của vật phẩm và kích thước X.

A.5.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào).

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3.

Hình A.5 - Vị trí đặt mã vạch lên can và bao gói hình trụ

A.6  Các vật phẩm dẹt đựng trên bìa cứng

A.6.1  Đặc điểm bao gói

Các vật phẩm nhỏ, lỏng lo hoặc không được đóng gói khó dán nhãn được đóng khung hay dán lên các bìa cứng hình quân bài có gắn mã vạch.

VÍ DỤ: Búa, đồ chơi và đồ dùng trong bếp.

A.6.2  Đặc tính duy nhất

Khi đặt mã vạch lên các vật phẩm dẹt hình quân bài, điều quan trọng là phải cân nhắc trạng thái gần kề của mã vạch đối với vật phẩm. Chắc chắn phải để khoảng trống thích hợp cho mã vạch, tránh bất kì sự cản tr nào có thể xuất hiện do v trí đặt mã vạch quá gần sn phẩm. Không đặt mã vạch lên bất kì lỗ châm kim hay vật gây tr ngại nào trên bao gói.

A.6.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào).

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3.

Hình A.6 - Vị trí đặt mã vạch lên các vật phẩm dẹt đựng trên bìa cứng

A.7  Hộp bìa cứng đựng trứng

A.7.1  Đặc điểm bao gói

Khối sáu mặt có hình dáng không đều bằng nhựa hoặc bằng bột giấy nhão đã được nặn, bọt biển hoặc bìa giấy cứng với nắp có khớp nối.

A.7.2  Đặc tính duy nhất

Khuyến nghị đặt mã vạch lên một phần chia trên mặt nắp của hộp bìa cứng đựng trứng, nắp này có thể m ra và đóng lại che đậy cho trứng. Tránh đặt mã vạch lên phần đáy đã được nặn của hộp bìa cứng đựng trứng vì bề mặt không nhẵn.

A.7.3  Vị trí đặt mã vạch

Để xác định vị trí đặt mã vạch lên hộp bìa cứng đựng trứng, đầu tiên hãy phân định phần trên của hộp giấy bằng cách xác định vùng dành cho thương mại/ quảng cáo là chính, vùng này được đánh dấu bởi tên sản phẩm và lôgô của công ty. Phần đáy của hộp bìa cứng đựng trứng là vùng đã được nặn để đựng trứng và đối diện trực tiếp với phần trên. Các bên được chia ra theo chiều ngang bởi khớp nối nắp. Mặt trước của hộp bìa cứng đựng trứng là bên bộ phận đóng/ m. Mặt sau của hộp bìa cứng đựng trứng là phần đối diện trực tiếp với mặt trước, cùng bên với khớp nối.

- Điểm đặt ưu tiên: Gần rìa, vào nửa phải mặt sau, phía trên khớp nối nắp, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trên, trên nắp gần kề bộ phận đóng/ m, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3.

Hình A.7 - Vị trí đặt mã vạch lên hộp bìa cứng đựng trứng

A.8  Bình có tay cầm

A.8.1  Đặc điểm bao gói

Hộp/ vật đựng bằng kính hoặc bằng nhựa được gắn (các) tay cầm, có nắp có thể m để trợ giúp quá trình đổ các chất đựng bên trong ra. Bình có tay cầm thường áp dụng nhãn dính để định rõ các vùng của bao gói, nhãn này không bao ph toàn bộ bề mặt của thương phẩm hoặc quấn quanh toàn bộ chu vi của thương phẩm.

A.8.2  Đặc tính duy nhất

Không cho phép đặt mã vạch lên cổ bình. Vị trí đặt mã vạch lên cổ bình đòi hi phải có xử lý bổ sung bằng tay tại POS và hạn chế về diện tích nơi cổ bình thường làm mã vạch bị cắt bớt.

Khi in mã vạch lên bề mặt cong, đôi khi các phần ngoài cùng của mã bị biến mất quanh chỗ cong. Xem Điều 4.4.2 để biết các quy tắc về mối quan hệ giữa đường kính của vật phẩm và kích thước X.

A.8.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt tớc của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 đ biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào)

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3.

Hình A.8 - Vị trí đặt mã vạch lên bình có tay cầm

A.9  Vật phẩm to, nặng hoặc cồng kềnh

A.9.1  Đặc điểm bao gói

Các vật phẩm được coi là to, nặng hoặc cồng kềnh khi có một kích thước vật lý là 450 mm (18 in) hay lớn hơn theo bt kì hai chiều nào (rộng/ cao, cao/ sâu, và (hoặc) nặng hơn 13 kg (28 Ibs)).

A.9.2  Đặc tính duy nhất

- Số mã vạch: Đối với các bao gói to hoặc nặng, phải dùng hai hoặc nhiều mã vạch thể hiện cùng một dữ liệu, lý tưng là một mã ở phần trên và một mã ở phần dưới tại góc phần tư đối diện.

- Nhãn đặc biệt: Có thể áp dụng một nhãn đôi đặc biệt với một mã vạch có thể xé ra cho các vật phẩm to, nặng hay cồng kềnh quá mức không thể nhặt lên và đi qua máy quét cố định. Nhãn này có một phần gắn cố định vào hộp đựng vật phẩm (hoặc vào nhãn treo hay thẻ nếu vật phẩm không được đóng hộp). Phần này có kí tự người đọc được (mã số và phần mô tả vật phẩm) được in đầy phía trên mã vạch. Phía dưới hàng lỗ châm kim là phần thứ hai giống hệt phần phía trên, chỉ khác ở đặc điểm mặt sau không bị dính.

Hình A.9 - Ví dụ làm rõ về nhãn gắn mã UPC có thể xé rời ra đối với vật phẩm to, nặng, cồng kềnh

- Khi vận chuyển vật phẩm đến POS, phần nửa dưới của nhãn phía dưới hàng lỗ châm kim sẽ bị xé ra. Người tính tiền sẽ hoặc là quét nhãn, hoặc trong trường hợp không quét được nhãn, sẽ nhập vào máy thông tin đọc được bằng mắt phía dưới mã vạch. Phần nhãn còn lại phía trên được duy trì trạng thái gắn vào vật phẩm hoặc hộp đựng nó.

- Trong các trường hợp trưng bày và bán vật phẩm to, nặng hay cồng kềnh ngay bên trong hộp/ vật đựng vận chuyển nó, khuyến nghị dùng phần thứ ba của nhãn. Phía dưới phần nhãn có thể xé ra, phải bổ sung một hàng lỗ châm kim thứ hai và một phần diện tích có chiều cao 12 mm (0.5 in) được gắn cố định. Điều này làm cho phần mã vạch có thể xé ra được an toàn hơn, ngăn ngừa trường hợp có thể bị xé ra trong quá trình vận chuyển.

- Phần diễn giải người có thể đọc được: Phần diễn giải người có thể đọc được trên vật phm to, nặng, cồng kềnh phải có độ cao tối thiểu 16 mm (5/8 inc). Điu này sẽ tạo thuận lợi hơn cho người thu ngân thu nhận mã số mà không cần nhặt sản phẩm lên và di chuyển nó qua máy quét

A.9.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trưc của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem Điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước bao gói như thế nào)

- Điểm đặt ưu tiên đối với túi: Cần hai mã vạch, một ở mặt trước của túi, tại phần trên thuộc góc phần tư bên phải phía trên, gần rìa và một mã vạch khác ở mặt sau túi, tại phần giữa góc phần tư bên phải phía dưới, gần rìa (để có thể đảm bảo độ phẳng của mã khi túi đựng đồ bên trong).

Hình A.10 - Vị trí đặt mã vạch lên túi to, nặng hoặc cồng kềnh

Hình A.11 - Vị trí đặt mã vạch lên bình, can, bình có tay cầm hoặc ống to, nặng hoặc cồng knh

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

A.10  Vật phẩm nhiều bao gói

A.10.1  Đặc điểm bao gói

Vật phẩm nhiều bao gói là các vật phẩm riêng lẻ được liên kết lại với nhau thành một đơn vị hay thành một thương phẩm. Vật phẩm nhiều bao gói tạo thuận lợi cho người tiêu dùng và/ hoặc có thể rẻ hơn so với mua các vật phẩm riêng lẻ.

VÍ DỤ: Vật phẩm nhiều bao gói điển hình như các chai lọ, can, bình và ống.

A.10.2  Đặc tính duy nhất

Theo nguyên tắc chung, phải đặt mã vạch lên tất cả các bao gói để tiêu dùng khi bán qua chuỗi cung ứng. Kết quả là, các vật phẩm được bán ở dạng nhiều gói cũng như các vật phẩm này được bán ở dạng riêng l đều phải có một mã vạch đơn nhất cho mỗi dạng bao gói hay mỗi tập hp bao gói khác nhau để tiêu dùng. Để tránh nhầm lẫn tại POS, chỉ có mã vạch trên vật phẩm nhiều bao gói là được để lộ ra khi cả vật phẩm nhiều bao gói và các vật phẩm riêng đều gắn mã vạch. Phần bao của vật phẩm nhiều bao gói có ảnh hưởng như là màn chắn che mã vạch trên các vật phẩm riêng l bên trong.

CHÚ THÍCH: Tránh đặt mã vạch lên mặt trên hoặc mặt dưới của hộp/ vật đựng, vì các can bên trong có khuynh hướng gây ảnh hưởng lên bao bằng bìa cứng đã được gấp nếp và bóp méo mã vạch, làm giảm khả năng quét.

A.10.3  V trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào)

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt khác, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.12 - V trí đặt mã vạch lên vật phẩm nhiều bao gói

A.11  Vật phẩm thuộc ngành xuất bản

A.11.1  Đặc điểm bao gói

Phương tiện bng giấy để in, được kết, ghim dập hoặc gập lại. Các vật phẩm thuộc ngành xuất bản thể hiện các tài liệu đã được in và được bán riêng lẻ cho khách hàng bao gồm sách, tạp chí, báo và báo khổ nhỏ. Vị trí đặt mã vạch lên các vật phẩm thuộc ngành xuất bản là khác nhau tùy thuộc vào từng loại. Mã vạch trên sách và sách bìa mềm phải xuất hiện trên bìa ngoài của sách để tạo thuận lợi cho việc thanh toán.

A.11.2  Đặc tính duy nhất

Ngoài mã vạch thông thường, một vài vật phẩm thuộc ngành xut bản còn có mã vạch bổ sung mang thông tin phụ như mã phát hành. Vị trí đặt mã vạch lên các vật phẩm thuộc ngành xuất bản là khác nhau tùy thuộc vào từng loại phương tiện ghi. Nếu sử dụng mã vạch bổ sung thì phải in nó bên phải và song song với mã vạch chính.

A.11.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào.)

- Điểm đặt ưu tiên đối với sách: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần gáy, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

Hình A.13 - V trí đặt mã vạch lên sách

- Điểm đặt ưu tiên đối với tạp chí: Vào góc phần tư phía dưới bên trái mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trng phù hợp xung quanh mã vạch

Hình A.14 - Vị trí đặt mã vạch lên tạp chí

- Điểm đặt ưu tiên đối với báo: Khi báo được thể hiện để bán như chỉ ra ở bên trái hình A.15, đặt mã vạch vào góc phần tư phía dưới bên trái, mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch. Nếu dùng mã bổ sung, phải đặt này bên phải và song song với mã chính.

Hình A.15 - Vị trí đặt mã vạch lên báo

Khi báo được thể hiện để bán như ch ra ở bên trái hình A.16, đặt mã vạch vào góc phần tư phía dưới bên phải, mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch. Nếu dùng mã bổ sung, phải đặt mã này bên phải và song song với mã chính.

Hình A.16 - V trí đặt mã vạch lên báo

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Đối với dạng bao gói này, cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác là không khả thi.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

A.12  Các vật phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng

A.12.1  Đặc đim bao gói

Các vật phẩm hay hộp/ vật đựng có một chiều nh hơn 25 mm (1 in) và thường không có bề mặt đáy đáng kể. Phải đặt mã vạch vào góc phần tư phía dưới, bên phải, mặt sau.

VÍ DỤ: Hộp piza, hộp đĩa com-pác, các bao đồ uống hỗn hợp dạng bột và các tệp giấy viết.

A.12.2  Đặc tính duy nhất

Dạng bao gói này không có đặc tính duy nhất.

A.12.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào)

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.17 - Vị trí đặt mã vạch lên các vật phẩm hay hộp/ vật đựng mng

Hình A.18 - Các vật phẩm không được đóng gói và không có chỗ để đặt mã ở đáy

A.13  Khay

A.13.1  Đặc điểm bao gói

Đồ đựng dạng phẳng để đựng sản phẩm có màn phủ. Dạng bao gói này bao gồm các khay mỏng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn để giữ các vật phẩm có màn phủ dạng màng co trong suốt hoặc để giữ các vật phẩm được hút chân không rồi gắn kín lại.

DỤ: Khay đựng thịt, bánh ngọt, bữa ăn nhẹ, giò hoặc v bánh nướng.

A.13.1  Đặc tính duy nhất

Khi đặt mã vạch lên khay, điều quan trọng là phải đảm bảo đặt mã lên vùng phẳng. Ngoài ra, không đặt mã lên bất kì chỗ nào có lỗ châm kim hoặc các vùng gây khó quét khác trên bao bì.

A.13.2  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào)

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc dưới, bên phải, mặt trên, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.19 - Vị trí đặt mã vạch lên khay

A.14  Ống

A.14.1  Đặc điểm bao gói

Là các xylanh nhồi chắc hàng được đóng kín cả hai đầu, hoặc được đóng kín một đầu còn đầu kia có nắp hay có van. Là các vật phẩm hoặc hộp/ vật đựng có dạng xylanh được đóng kín cả hai đầu, như xúc xích hay bột nhào đông lạnh, hoặc được đóng kín một đầu còn đầu kia có nắp hay có van, như thuốc đánh răng hay xảm (thuyền, tàu).

A.14.2  Đặc tính duy nhất

Khi in mã vạch lên vùng bị cong, đôi khi có thể không nhìn thấy một trong hai đầu mã vạch xung quanh vùng bị cong. Xem Điều 4.4.2 để biết các quy tắc về mối quan hệ giữa đường kính của vật phẩm và kích thước X.

A.14.3  Vị trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào)

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới, bên phải, mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.20 - Vị trí đặt mã vạch lên ống

A.15  Hũ

A.15.1  Đặc điểm bao gói

Các hộp/ vật đựng tròn, sâu (thường được làm bằng giy, nhựa hoặc kim loại) có nắp có thể tháo ra. Trong phần lớn các trường hợp, hũ có nhãn dính không che toàn bộ bề mặt của hộp/ vật đựng.

VÍ DỤ: Dấm, bơ, kem và bánh kem.

A.15.2  Đặc tính duy nhất

Khi in mã vạch lên bề mặt cong, đôi khi các phần ngoài cùng của mã bị biến mất quanh chỗ cong. Xem Điều 4.4.2 đ biết các quy tắc về mối quan hệ giữa đường kính của vật phẩm và kích thước X.

A.15.3  V trí đặt mã vạch

Xác định mặt trước của bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều 5.1 để biết hướng dẫn về cách xác định mặt trước như thế nào)

- Điểm đặt ưu tiên: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt sau, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Vào góc phần tư phía dưới bên phải mặt trước, gần rìa, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.21 - Vị trí đặt mã vạch lên hũ

A.16  Thương phẩm không được đóng gói

A.16.1  Đặc điểm bao gói

Các vật phẩm hình vuông, chữ nhật, tròn, lòng chảo hoặc lồi không có bề mặt ở tư thế đứng thẳng phù hợp để đặt mã vạch, không được bao gói và được bán với nhãn dính, nhãn treo hay nhãn trên bao cứng dạng quân bài.

VÍ DỤ: Bát, nồi, chảo, xoong, chén, bình và các sản phẩm khác (có đựng hay không đựng vật chứa).

A.16.2  Đặc tính duy nhất

Khi chọn vị trí đặt mã vạch, hãy cân nhắc mặt trong bề mặt hình lòng chảo của sản phẩm hoặc chỗ cong khác thường phía ngoài sao cho có thể tôn trọng được khoảng trng để quét như xác định trong quy tắc phần rìa.

Đối với vật phẩm dạng bàn và quà tặng, hướng dẫn chung là dùng nhãn treo. Điều này sẽ tránh được mọi hư hại cho vật phẩm có thể gây ra do keo của nhãn dính. Nếu điều này không thực tiễn, phải dán nhãn dính vào phần đáy vật phẩm và ở dưới tem phía sau (nếu có).

A.16.3  Vị trí đặt mã vạch

Vị trí đặt mã vạch lên vật phẩm không được bao gói tùy thuộc vào bề mặt và dạng vật phẩm. Các ví dụ dưới đây sẽ làm rõ v trí đặt mã vạch phù hợp cho các dạng vật phẩm đặc thù.

- Điểm đặt ưu tiên: Các hình dưới đây sẽ chỉ rõ vị trí đặt mã có thể chấp nhận được đối với các vật phẩm có hình dáng khác.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Không áp dụng.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.22 - Ví dụ 1 về vị trí của mã vạch trên vật phẩm không có bao gói

Hình A.23 - Ví dụ 2 về v trí của mã vạch trên vật phẩm không có bao gói

Hình A.24 - Ví dụ 3 về vị trí của mã vạch trên vật phẩm không có bao gói

Hình 25 - Ví dụ 4 về vị trí của mã vạch trên vật phẩm không có bao gói

Hình A.26 - Ví dụ 5 về quà tặng dùng nhãn treo

Hình A.27 - Ví dụ 6 về bộ đồ ăn sử dụng nhãn dính ở dưới tem phía sau

A.17  Bộ (Nhóm các thương phẩm được đặt mã vạch riêng)

Vì mục đích mã hoá thành vạch, bộ được định nghĩa là hai hay nhiều vật phẩm đã được đóng gói và được bán cùng nhau như một đơn vị, không tính đến trường hợp những vật phẩm này cũng có thể được bán riêng. Nếu các vật phẩm được đóng gói cùng với nhau vì mục đích vận chuyển chứ không nhằm để bán như một đơn vị riêng, chúng không được coi là bộ.

VÍ DỤ: Một đôi giá đỡ nến, một bộ 4 bát đựng súp và một bộ 5 ghế ngồi ăn tối.

Nếu không có mục đích bán một bộ như là các thành phần riêng rẽ, ch cần mã hóa bao gói đựng bộ đó.

Hình A.28 - Ví dụ về một bộ có các đơn v thành phần riêng không được bán l

Nếu bộ được hình thành từ các thành phần có thể được đặt hàng như các thương phẩm riêng thì phải mã hóa các thành phần này của bộ. Nếu bộ vừa có thể tách các thành phần ra để bán riêng, vừa có thể để bán theo một bộ, thì phải mã hóa c bao gói đựng bộ và các thành phần trong đó bằng các mã đơn nhất. Phải che khuất hoàn toàn các mã vạch trên các sản phẩm phía trong để máy quét tại POS không đọc phải khi bán các sản phẩm này theo bộ. (Xem phần 5.2.7 về chú ý đặc biệt đối với màng phủ).

Hình A.29 - Ví dụ về bộ nhiều thành phần được bán theo bộ và theo từng phần riêng l

Nếu một vật phẩm được làm từ nhiều thành phần không được bán lẻ như ấm trà có nắp, thì chỉ đặt duy nhất một mã vào thành phần chính. Những vật phẩm như vậy không được coi là bộ.

Hình A.30 - Vật phẩm gồm nhiều thành phần không bán lẻ (những vật phẩm này không được coi là bộ)

A.18  Dụng cụ thể thao

Dụng cụ thể thao là ví dụ điển hình về danh mục hàng được tạo thành từ nhiều mặt hàng có hình dáng và kích c bất quy tắc. Việc hiểu được từng loại sản phẩm, những bước hậu cần liên quan trong chuỗi cung ứng và việc bầy hàng nơi bán là chìa khóa để cải tiến năng suất tại POS nói chung. Điều đặc biệt quan trọng là phải đặt mã vạch lên dụng cụ thể thao như thế nào cho phù hợp với việc trưng bầy chúng nơi bán lẻ. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho người điều hành tại POS dự đoán chính xác đim đặt mã vạch và vì thế cải thiện năng suất. Những ví dụ tuy chưa nêu hết mọi khía cạnh dưới đây sẽ đưa ra các nguyên tắc chung có thể áp dụng cho các dạng sản phẩm tương tự.

A.18.1  Cung tên, mũi tên

- Điểm đặt ưu tiên:

o Nếu được đóng gói trong hộp, xem phần A.4.

o Nếu được đóng gói và dùng nhãn treo, xem Phụ lục B.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3.

Hình A.31 - Ví dụ về vị trí đặt mã vạch trên cung tên

A.18.2  Bóng, dụng cụ thể thao theo đội

- Điểm đặt ưu tiên:

• Nếu được đóng gói riêng rẽ, đặt mã lên v ngoài.

• Nếu được đóng gói trong hộp hay thành bộ hộp, xem Phần A.4 và A.17. Nếu không sử dụng SKU chủ cho bộ bóng đóng hộp hay một bộ giày và bóng đóng túi, thì mỗi loại sản phẩm trong bộ túi phải có mã vạch được che đi.

• Nếu không đóng gói đặt mã vạch trên mặt đối diện với lôgô của quả bóng.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.32 - Ví dụ v v trí mã vạch trên hộp bóng và trên từng quả bóng

A.18.3  Gậy/ vợt, bộ thể thao

- Điểm đặt ưu tiên: Trên tang tay cầm của gậy/ vợt, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.33 - Ví dụ về điểm đặt mã vạch trên gậy bong chày

A.18.4  Xe đạp

- Điểm đặt ưu tiên: Trên phuộc xe tay cầm bên phi, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Trên nhãn treo quanh dây phanh tay phải, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.34 - Ví dụ về vị trí mã vạch trên xe đạp

A.18.5  Dụng cụ leo núi

- Điểm đặt ưu tiên:

o Nếu được đóng gói trong hộp, xem Phần A.4.

o Nếu được đóng gói và dùng nhãn treo, xem Phụ lục B.

o Nếu được đóng gói như là vật phẩm dẹt trên bìa cứng, xem Phần A.6.

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.35 - Ví dụ về điểm đặt mã vạch trên dụng cụ leo núi

A.18.6  Cần câu

- Điểm đặt ưu tiên: Trên phần chuôi của cần câu gần chỗ đuôi được gắn xi, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch. Khi in mã vạch lên vùng bị cong, đôi khi có thể không nhìn thấy một trong hai đầu mã vạch xung quanh vùng bị cong. Xem Điều 4.4.2 để biết các quy tắc về mối quan hệ giữa đường kính của vật phẩm và kích thước X.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Dùng nhãn treo hay nhãn trên bao cứng dạng quân bài trên cán của cần câu, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.36 - Ví dụ về đim đặt mã vạch trên cần câu

A.18.7  Bộ luyện tập giữ phom người

- Điểm đặt ưu tiên:

o Nếu được đóng gói trong hộp, xem Phần A.4.

o Nếu được đóng gói và dùng nhãn treo, xem Phụ lục B.

o Nếu được đóng gói như là vật phẩm dẹt trên bìa cứng, xem Phần A.6.

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.37 - Ví dụ về điểm đặt mã vạch lên hộp đựng bộ luyện tập giữ phom người

A.18.8  Găng tay, găng đấu quyền anh (thể thao)

- Điểm đặt ưu tiên:

o Nếu được đóng gói trong hộp, xem điều A.4.

o Nếu được đóng gói và dùng nhãn treo, xem Phụ lục B.

o Nếu được đóng gói trong túi, xem điều A.1.

o Nếu không đóng gói, xem điều A.9.

- Quy tc phần rìa: xem điều 5.2.3.

Hình A.38 - Ví dụ về điểm đặt mã vạch lên găng tay

A.18.9  Gậy đánh gôn

- Điểm đặt ưu tiên: Trên cán gần phần đầu của gậy, tôn trọng khoảng trống phù hp xung quanh mã vạch. Khi in mã vạch lên vùng bị cong, đôi khi có thể không nhìn thấy một trong hai đầu mã vạch xung quanh vùng bị cong. Xem Điều 4.4.2 để biết các quy tắc về mài quan hệ giữa đường kính của vật phẩm và kích thước X. Không được đặt mã vạch lên đầu gậy vì khi mã được đặt ở vùng phẳng này, sẽ dễ bị phá hủy từ các lần chơi của khách hàng.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Trên chuôi gần chỗ đuôi được gắn xi, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.39 - Ví dụ về điểm đặt mã vạch lên gậy đánh gôn

A.18.10  Súng

- Điểm đặt ưu tiên:

o Nếu được đóng gói và dùng nhãn treo, xem Phụ lục B.

o Nếu được đóng gói ở dạng bao phồng, xem điều A.2

o Nếu không được đóng gói, đặt mã vạch gần mã sê-ri

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.40 - Ví dụ về điểm đặt mã vạch lên súng trường và súng ngắn

A.18.11  Mũ bo hiểm, mặt nạ (th thao)

- Điểm đặt ưu tiên:

o Nếu được đóng gói trong hộp, xem điều A.4.

o Nếu được đóng gói và dùng nhãn treo, xem Phụ lục B.

o Nếu không được đóng gói, xem điều A.9.

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.41 - Ví dụ về v trí đặt mã vạch lên mũ bảo hiểm

A.18.12  Gậy chơi bóng trên băng và trên cỏ

- Điểm đặt ưu tiên: Trên phần lưỡi phẳng của gậy, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Tại chỗ cao nhất của cán, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch. Khi in mã vạch lên bề mặt cong, đôi khi các phần ngoài cùng của mã bị biến mất quanh chỗ cong. Xem Điều 4.4.2 để biết các quy tắc về mối quan hệ giữa đường kính của vật phẩm và kích thước X.

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.42 - Ví dụ về vị trí đặt mã vạch lên gậy chơi bóng trên băng

A.18.13  Bộ đựng nhiều sản phẩm thể thao

- Điểm đặt ưu tiên:

• Đối với vị trí đặt mã vạch lên túi, xem điều A.1.

• Đối với vị trí đặt mã vạch lên nhãn treo, xem Phụ lục B.

- Quy tắc phần rìa: xem Điều 5.2.3.

Hình A.43 - Ví dụ về vị trí đặt mã vạch lên túi sản phẩm

A.18.14  Máy đo áp suất và máy bơm thể thao

- Điểm đặt ưu tiên:

• Nếu được đóng gói như các vật phẩm dẹt đựng trên bìa cứng, xem điều A.6

• Nếu được đóng gói trong túi, xem Phần A.1

• Nếu không được đóng gói, đặt mã vạch lên di dẹt bọc bảo vệ đầu bịt/ kim ...

- Quy tắc phần rìa: Xem điều 5.2.3.

Hình A.44 - Ví dụ về vị trí đặt mã vạch lên vật phẩm dt đựng trên bìa cứng

A.18.15  Dụng cụ, áo gi-lê, áo vét bo vệ

- Điểm đặt ưu tiên:

• Nếu được đóng gói như các vật phẩm dẹt đựng trên bìa cứng, xem điều A.6

• Nếu không được đóng gói, xem phần A.9

- Quy tắc phần rìa: Xem điều 5.2.3

Hình A.45 - Ví dụ về v trí đặt mã vạch lên dụng cụ bảo vệ

A.18.16  Cái vợt

- Điểm đặt ưu tiên: Trên phần chuôi của cần câu gần chỗ đuôi được gắn xi, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch. Khi in mã vạch lên vùng bị cong, đôi khi có thể không nhìn thấy một trong hai đầu mã vạch xung quanh vùng bị cong. Xem Điều 4.4.2 để biết các quy tắc về mối quan hệ giữa đường kính của vật phm và kích thước X.

- Cách lựa chọn điểm đặt không mong muốn khác: Trên bìa giấy cứng bọc lấy đầu vợt, gần rìa của đầu vợt, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem điều 5.2.3

Hình A.46 - Ví dụ về vị trí đặt mã vạch lên vợt

A.18.17  Ván trượt

Ván trượt thường được đựng trong bao gói. Xem điều 5.1 để xác định mặt sau của bao gói.

- Điểm đặt ưu tiên: Đặt mã vạch lên mặt dưới của ván trượt, ở phần đầu phía trên bánh xe, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.47 - Ví d về vị trí đặt mã vạch lên ván trượt

A.18.18  Giầy trượt:

- Điểm đặt ưu tiên:

• Nếu được đóng gói trong hộp, xem điều A.4.

• Nếu được đóng gói và dùng nhãn treo, xem Phụ lục B.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.48 - Ví dụ về vị trí đặt mã vạch lên giầy trượt

A.18.19  Ván trượt tuyết

Ván trượt không được đóng gói.

- Điểm đặt ưu tiên: Đặt mã vạch lên mặt dưới của ván trượt (mặt trên của ván trượt là mặt đặt ủng lên và mặt dưới của ván trượt là mặt đối diện), gần phần đầu ván, tôn trọng khoảng trống phù hợp xung quanh mã vạch. Yêu cầu chỉ một mã vạch cho mỗi đôi ván trượt tuyết.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.49 - Ví dụ về vị trí đặt mã vạch ván trượt tuyết

A.18.20  Chai đựng nước (thể thao)

- Điểm đặt ưu tiên:

• Nếu được đựng trong hộp, xem Phần A.4

• Nếu được đóng gói và dùng nhãn treo, xem Phụ lục B.

• Nếu không được đóng gói, đặt mã lên sườn chai.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3.

Hình A.50 - Ví dụ về vị trí đặt mã vạch lên chai đựng nước

A.18.21  Tàu nước thể thao

- Điểm đặt ưu tiên:

• Nếu được đựng trong hộp, xem điều A.4.

• Nếu được đóng gói và dùng nhãn treo, xem Phụ lục B.

• Nếu không được đóng gói, xem điều A.9, các vật phẩm to, nặng hay công kềnh.

- Quy tắc phần rìa: Xem Điều 5.2.3

Hình A.51 - Ví dụ về vị trí đặt mã vạch lên ca-nô

A.19  Bề mặt thô

Một vài mặt hàng có thể không cho phép áp dụng nhãn mã vạch vì sự gồ ghề của bề mặt thô. Những bề mặt này có thể làm méo mó nhãn và vì thế ảnh hưởng đến mã vạch. Có thể cần đến cách chọn khác để gắn nhãn như dùng nhãn treo hay nhãn móc.

Phụ lục B

(quy định)

Vị trí đặt mã cho quần áo và phụ kiện thời trang

B.1  Phụ lục này đưa ra quy định đối với vị trí đặt mã vạch lên quần áo và phụ kiện thời trang.

B.1.1  Quần áo được thể hiện theo nhiều cách, như buông ra (ví dụ như treo quần áo), đựng trong hộp hay trong túi. Trong nhiều trường hợp, một nhãn tương đối nhỏ phải mang mọi thông tin thích hợp liên quan đến sản phẩm. Một nhãn để bán lẻ thường không chỉ chứa thông tin riêng biệt quan trọng về sản phẩm đối với việc bán l (như lô, mẻ) và thông tin liên quan đến khách hàng (như loại, cỡ, màu), mà còn chứa cả mã vạch.

Hình B.1 - Ví dụ về vị trí của mã vạch trên hộp

B.1.2  Khi được thể hiện, phải chia nhãn thành ba phần:

- Thông tin về nhà sản xuất/ bán lẻ: Phần trên cùng của nhãn là phần ưu tiên để in sự phân định về sản phẩm dưới dạng người đọc được. Thông tin này là quan trọng đối với nhà sản xuất và với người bán lẻ, nhưng thường không quan trọng đối với người tiêu dùng.

- Mã vạch: Phần giữa của nhãn là phần tốt nhất để in mã vạch. Mã vạch ở phần này sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những cản tr đối với máy quét vì tự nhiên đã có ranh giới tồn tại giữa thông tin về nhà sản xuất/ bán lẻ (phần trên) và thông tin về khách hàng (phần dưới).

- Thông tin về khách hàng: Phần dưới của nhãn là phần ưu tiên để in thông tin cho người tiêu dùng, như giá, cỡ và chất vải.

B.2  Vùng thông tin trên nhãn

B.2.1  Vùng thông tin trên nhãn mang thông tin về sản phẩm cần thiết cho bên bán, nhà bán l khách hàng. Một vài thông tin là không bắt buộc đối với từng loại nhãn.

Bng B.1 - Các vùng thông tin trên nhãn

Vùng

Loại thông tin

Mô tả

Tình trạng

Vùng 1

Phân định hàng hóa

Đây là sự phân định ch yếu về hàng hóa người đọc được, thường ở dạng số, mặc dù nó có thể là mẫu vải, mốt hay loại quần áo. Phải đặt sự phân định về hàng hóa ở phần trên bên trái Vùng 1

Luôn được yêu cầu

Vùng 2

Thông tin về bên bán

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm của bên bán, như SKU của bên bán, số cắt, lô thuốc nhuộm, màu, và mẫu vải. (Thông tin về bên bán giúp đảm bảo vị trí đặt đúng mã vạch cho sản phẩm.)

Không bắt buộc

Vùng 3

Kết cấu dữ liệu (GTIN-13, GTIN-12, GTIN-8)

Mã vạch

Luôn được yêu cầu

Vùng 4

Thông tin cho khách hàng

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc cho người tiêu dùng, như thành phần sợi vải, chất khó cháy và xuất xứ từ nước nào.

Không bắt buộc

Vùng 5

Cỡ/ kích thước

Cỡ/ kích thước là yêu cầu chính đối với khách hàng. Có thể làm nổi phần thông tin về cỡ bằng cách in to và đậm và đặt ở bên phải Vùng 5. Bên bán có thể tùy ý đưa vào tên kiểu cách để làm công cụ trợ giúp khách hàng chọn lựa

Thường được yêu cầu trừ khi đã được xác định bởi sản phẩm (ví dụ như khăn tắm)

Vùng 6

Giá bán lẻ

Cho phép khoảng trống để in giá với kích thước tối thiểu là 25mm (1 in.) x 32 mm (1.25 in.). Đối với sản phẩm được đựng trong bao gói bằng nhựa, trong hộp và sản phẩm được làm dẹt xuống, có một vài phương pháp đưa ra khoảng trống theo yêu cầu như sau:

- Đối với mã vạch in trên nhãn dính, khoảng trống đ in giá có thể được tính là một phần của nhãn.

- Đối với mã vạch được in trên bao bì, khoảng trống để in giá có thể được tính vào phần minh họa của bao bì.

- Việc cung cấp khoảng trống trên bao bì gần với Phần 5 - phần được thiết kế từ trước để ghi giá bán lẻ của vật phẩm - tạo ra một khoảng trống mặc nhiên cho

- giá. Khoảng trống mặc nhiên sẽ thay thế yêu cầu về khoảng trống trong thực tế trên nhãn hay trên phần minh họa của bao bì.

Nếu sử dụng khoảng trống mặc nhiên cho giá thì không được in thông tin quan trọng trong vùng có thể bị che khuất bởi nhãn ghi giá của vật phẩm dính vào

Thường được yêu cầu trừ khi đã được xác định bởi định dạng nhãn ghi giá (ví dụ nhãn ghi giá được khâu vào)

Vùng 7

Giá bán l đề xuất của nhà sản xuất

Vùng này ch dùng khi hàng hóa được định giá từ trước hoặc giá bán lẻ đề xuất được in lên nhãn. Nếu có, vùng này phải được đục răng cưa để có thể xé tùy ý.

Tùy chọn

B.2.2  Hình dạng của nhãn nói chung

Xem hình B.2 và B.3 để biết ví dụ về các vùng được trình bày trên nhãn theo chiều thẳng đứng và chiều ngang điển hình.

Hình B.2 - Dạng nhãn theo chiều thẳng đứng

Hình B.3 - Dạng nhãn theo chiều nằm ngang

B.3  Hình dạng thẻ (nhãn) treo

- Mặc dù thẻ (nhãn) treo chủ yếu được dùng cho quần áo may sẵn, vẫn có rất nhiều loại sản phm khác sử dụng nhãn treo. Quần áo gập phẳng sẵn, đồ trang sức, thắt lưng, đèn bàn và đồ đạc đều có thể dùng nhãn treo. Phần này đưa ra các dạng nhãn treo với các thiết kế linh động.

- Nhãn treo có hai mục đích: cung cấp thông tin phân định nhãn hàng hóa cho người tiêu dùng; vì mặt sau của nhãn treo thường dùng để ghi thông tin về sản phẩm và mã phân định sản phẩm, nên nó phải mang mã vạch phân định sản phẩm đó.

- Đặc tính về cách bố trí tiêu biểu của nhãn treo sẽ mô tả lôgô của người bán ở mặt trước và mã phân định sản phẩm cũng như mã vạch ở mặt sau. Người bán có thể tự cho lôgô bổ sung vào mặt sau của nhãn treo. Tuy nhiên, không được in lôgô vào phần dưới cùng vì có thể b nhãn in giá bán lẻ che khuất hoặc có thể bị xé khi bỏ đi vùng ghi giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất. Phải tránh in nền lôgô vì phần này có thể sẽ che khuất thông tin được yêu cầu hoặc thông tin quan trọng cho khách hàng. Không bao giờ in lôgô che khuất mã vạch.

Bảng B.2 - Các vùng thông tin trên nhãn treo

Vùng

Loại thông tin

Mô t

Tình trạng

Vùng 1

Phân định hàng hóa

Đây là sự phân định chủ yếu về hàng hóa người đọc được, thường ở dạng số, mặc dù hàng hóa có thể là mẫu vải, mốt hay loại quần áo. Phải đặt sự phân định về hàng hóa ở phần trên bên trái Vùng 1

Luôn được yêu cầu

Vùng 2

Thông tin về bên bán

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm của bên bán, như SKU của bên bán, số cắt, lô thuốc nhuộm, màu, và mẫu vải. (Thông tin về bên bán giúp đảm bảo vị trí đặt đúng mã vạch cho sản phm.)

Không bắt buộc

Vùng 3

Kết cu dữ liệu (GTIN-13, GTIN- 12, GTIN-8)

Mã vạch

Luôn được yêu cầu

Vùng 4

Thông tin cho khách hàng

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm, như thành phần sợi vải, chất khó cháy và lai lịch từ nước nào.

Không bắt buộc

Vùng 5

Cỡ/ kích thước

C/ kích thước là yêu cầu chính của khách hàng. Có thể làm nổi phần thông tin về cỡ bằng cách in to và đậm và phải đặt ở bên phải Vùng 5. Bên bán có thể tùy ý đưa vào tên kiểu cách để làm công cụ trợ giúp khách hàng chọn lựa

Thường được yêu cầu tr khi đã được xác định bởi sản phẩm (ví dụ như khăn tắm)

Vùng 6

Giá bán lẻ

Cho phép khoảng trống để in các kí tự về giá với kích thước tối thiểu là 25mm (1 in.) x 32 mm (1.25 in.).

Thường được yêu cầu trừ khi đã được xác định bởi định dạng nhãn ghi giá (ví dụ nhãn ghi giá được khâu vào)

Vùng 7

Giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất

Vùng này ch dùng khi hàng hóa được định giá từ trước hoặc giá bán lẻ đề xuất được in lên nhãn. Nếu có, vùng này phải được đục răng cưa để có th tùy ý xé ra.

Tùy chọn

CHÚ THÍCH: Cỡ và màu là tùy ý đưa vào Vùng 1 nếu bên bán yêu cầu thông tin này để phân định sản phẩm.

Hình B.4 - Ví dụ về nhãn treo

B.4  Dạng nhãn để khâu trên sn phẩm

- Phần lớn loại nhãn này được dùng riêng cho hàng hóa là quần áo và có hình thức giống với nhãn treo, nhưng khác biệt ở một khía cạnh quan trọng là chúng được khâu trực tiếp chứ không phải là treo vào sản phẩm. Vì chúng được khâu vào sn phẩm nên chỉ có một mặt của nhãn là có thể in lôgô của người bán, mã vạch và thông tin phân định hàng hóa.

- Việc đưa lôgô của người bán vào nhãn là tùy ý. Nếu có việc đưa lôgô này vào nhãn thì không được đưa lôgô vào phần dưới cùng của nhãn vì nếu không có thể sẽ bị nhãn ghi giá bán lẻ che khuất, hoặc có thể bị xé mất cùng với phần ghi giá bán l đề xuất của nhà sản xuất. Phải tránh phần nền để in lôgô vì nó có thể che khuất thông tin được yêu cầu hay thông tin quan trọng dành cho khách hàng. Lôgô không được che khuất mã vạch.

Bảng B.3 - Các vùng thông tin trên nhãn để khâu trên sản phẩm

Vùng

Loại thông tin

Mô t

Tình trạng

Vùng 1

Phân định hàng hóa

Đây là sự phân định ch yếu về hàng hóa người đọc được, thường ở dạng số, mặc dù hàng hóa có th là mẫu vải, mốt hay loại quần áo. Phải đặt sự phân định về hàng hóa ở phần trên bên trái Vùng 1

Luôn được yêu cầu

Vùng 2

Thông tin về bên bán

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm của bên bán, như SKU của bên bán, số cát, lô thuốc nhuộm, màu, và mẫu vải. (Thông tin về bên bán giúp đảm bảo vị trí đặt đúng mã vạch cho sản phẩm.)

Không bắt buộc

Vùng 3

Kết cấu dữ liệu (GTIN-13, GTIN-12, GTIN-8)

Mã vạch

Luôn được yêu cầu

Vùng 4

Thông tin cho khách hàng

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm, như thành phần sợi vải, chất khó cháy và lai lịch từ nước nào.

Không bắt buộc

Vùng 5

Cỡ/ kích thước

Cỡ/ kích thước là yêu cầu chính của khách hàng. Có thể làm nổi phần thông tin về cỡ bằng cách in to và đậm và phải đặt ở bên phải Vùng 5. Bên bán có thể tùy ý đưa vào tên kiểu cách bằng ngôn ngữ đơn giản để làm công cụ trợ giúp khách hàng chọn lựa

Thường được yêu cầu trừ khi đã được xác định bởi sản phẩm (ví dụ như khăn tắm)

Vùng 6

Giá bán lẻ

Cho phép khoảng trống để in các kí tự về giá với kích thước tối thiểu là 25mm (1 in.) x 32 mm (1.25 in.).

Thường được yêu cầu trừ khi đã được xác định bởi định dạng nhãn ghi giá (ví dụ nhãn ghi giá được khâu vào)

Vùng 7

Giá bán l đề xut của nhà sản xuất

Vùng này chỉ dùng khi hàng hóa được định giá từ trước hoặc giá bán l đề xuất được in lên nhãn. Nếu có, vùng này phải được đục răng cưa để có thể tùy ý xé ra.

Tùy chọn

CHÚ THÍCH: C và màu là tùy ý đưa vào Vùng 1 nếu bên bán yêu cầu thông tin này để phân định sản phẩm.

Hình B.5 - Nhãn dạng theo chiều thẳng đứng

Hình B.6 - Nhãn dạng theo chiều nằm ngang

B.5  Dạng nhãn để khâu vào sản phẩm

Nhãn để khâu vào sn phẩm thường được dùng cho các sản phẩm là khăn. Nhãn để khâu vào có thể làm bằng giấy cho khách hàng có thể b đi, hoặc làm bằng vải đ bền hơn.

CHÚ THÍCH: Vì một phần của nhãn đ khâu vào sn phẩm thường bị phủ bởi một đưng viền, nên phải thiết kế nhãn có khoảng trống phù hợp tại phần đuôi - phần sẽ được gắn vào sản phẩm. Phải cn thận đảm bảo đường viền không che khuất thông tin phân định sản phẩm trên nhãn và không làm ảnh hưởng đến khả năng đọc mã vạch của máy quét tại POS.

Bảng B.4 - Các vùng thông tin trên nhãn đ khâu vào sản phẩm

Vùng

Loại thông tin

Mô t

Tình trạng:

Được yêu cầu/ không bắt buộc

Vùng 1

Phân định hàng hóa

Đây là sự phân định chủ yếu v hàng hóa người đọc được, thường ở dạng số, mặc dù hàng hóa có thể là mẫu vải, mốt hay loại quần áo. Phải đặt sự phân định về hàng hóa ở phần trên bên trái Vùng 1

Luôn được yêu cầu

Vùng 2

Thông tin về bên bán

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm của bên bán, như SKU của bên bán, s cắt, lô thuốc nhuộm, màu, và mẫu vải. (Thông tin về bên bán giúp đảm bo vị trí đặt đúng mã vạch cho sản phẩm)

Không bắt buộc

Vùng 3

Kết cấu dữ liệu (GTIN-13, GTIN-12, GTIN-8)

Mã vạch

Luôn được yêu cầu

Vùng 4

Thông tin cho khách hàng

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm, như thành phần sợi vải, chất khó cháy và lai lịch từ nước nào.

Không bắt buộc

Vùng 5

Cỡ/ kích thước

C hoặc kích thước là không bắt buộc đối với nhãn để khâu vào. Cỡ hoặc kích thước có thể trợ giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm hay có thể giúp bên bán đảm bảo gắn đúng nhãn và mã vạch lên sản phẩm.

Thường được yêu cầu trừ khi đã được xác định bởi sản phẩm (ví dụ như khăn tắm) và nếu sản phẩm là quần áo may sẵn cho khách hàng.

Vùng 6

Giá bán lẻ

Cho phép khoảng trống để in các kí tự về giá với kích thước tối thiu là 25mm (1 in.) x 32 mm (1.25 in.).

Thường được yêu cầu trừ khi đã được xác định bởi định dạng nhãn ghi giá (ví dụ nhãn được khâu vào)

Vùng 7

Giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất

Vùng này ch dùng khi hàng hóa được định giá từ trước hoặc giá bán lẻ đề xuất được in lên nhãn. Nếu có, vùng này phải được đục răng cưa để có thể tùy ý xé ra.

Tùy chọn

CHÚ THÍCH: C và màu là tùy ý đưa vào Vùng 1 nếu bên bán yêu cầu thông tin này để phân định sản phm.

B.6  Yêu cầu về vị trí của nhãn trên sản phẩm đựng trong bao gói bằng nhựa

B.6.1  Có hai phương pháp đặt mã vạch lên các sn phẩm đựng trong bao gói bằng nhựa là:

- Đưa mã vạch và các thông tin phân định hàng hóa khác vào maket của bao bì;

- In mã vạch và thông tin phân định hàng hóa lên nhãn dính để có thể dính vào sản phẩm.

B.6.2  Việc đưa lôgô của bên bán vào nhãn là tùy ý. Nếu có, không được in lôgô này vào phần dưới cùng vì có thể bị nhãn ghi giá bán l che khuất, hoặc có th bị xé mất cùng với giá bán lẻ đề xut của nhà sản xuất. Không được in phần nền của lôgô vì nó có thể che khuất thông tin được yêu cầu hay thông tin quan trọng cho khách hàng. Không bao giờ in lôgô đè lên mã vạch.

Bảng B.5 - Các vùng thông tin trên nhãn của sn phẩm đựng trong bao gói bằng nhựa

Vùng

Loại thông tin

Mô t

Tình trạng

Vùng 1

Phân định hàng hóa

Đây là sự phân định chủ yếu về hàng hóa người đọc được, thường ở dạng s, mặc dù hàng hóa có thể là mẫu vải, mốt hay loại quần áo. Phải đặt sự phân định về hàng hóa ở phần trên bên trái Vùng 1

Luôn được yêu cầu

Vùng 2

Thông tin về bên bán

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sn phẩm của bên bán, như SKU của bên bán, số cắt, lô thuốc nhuộm, màu, và mẫu vải. (Thông tin về bên bán giúp đảm bảo vị trí đặt đúng mã vạch cho sản phẩm.)

Không bắt buộc

Vùng 3

Kết cấu dữ liệu (GTIN-13, GTIN-12, GTIN-8)

Mã vạch

Luôn được yêu cầu

Vùng 4

Thông tin cho khách hàng

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm, như thành phần sợi vải, chất khó cháy và lai lịch từ nước nào.

Không bắt buộc

Vùng 5

Cỡ/ kích thước

Cỡ/ kích thước là yêu cầu chính của khách hàng. Có thể làm ni phần thông tin về cỡ bằng cách in to và đậm và phải đặt ở bên phải Vùng 5. Bên bán có thể tùy ý đưa vào tên kiểu cách để làm công cụ trợ giúp khách hàng chọn lựa.

Thường được yêu cầu

Vùng 6

Giá bán lẻ

Cho phép khoảng trống để in các kí tự về giá với kích thước tối thiểu là 25mm (1 in.) x 32 mm (1.25 in.). Đối với các sản phẩm được đựng trong bao gói bằng nhựa, có thể có một vài phương pháp đưa ra khoảng trống để in giá theo yêu cầu như như sau:

- Đối với mã vạch in trên nhãn dính, khoảng trống để in giá có thể được tính là một phần của nhãn.

- Đối với mã vạch được in trên bao bì, khoảng trống để in giá có thể được tính vào phần minh họa của bao bì.

- Việc cung cấp khoảng trống trên bao bì gần với Vùng 5 - phần được thiết kế từ trước để ghi giá bán l của vật phẩm - tạo ra một khoảng trống mặc nhiên cho giá. Khoảng trống mặc nhiên sẽ thay thế yêu cầu về khoảng trống thực tế trên nhãn hay trên phần minh họa của bao bì.

Nếu sử dụng khoảng trống mặc nhiên để in giá, không được in bất kì thông tin quan trọng nào vào phần này vì có thể bị nhãn dính ghi giá che khuất.

Thường được yêu cầu

Vùng 7

Giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất

Vùng này ch dùng khi hàng hóa được định giá từ trước hoặc giá bán lẻ đề xuất được in lên nhãn. Nếu có, vùng này phải được đục răng cưa để có thể tùy ý xé ra.

Tùy chọn

CHÚ THÍCH

1) Cỡ và màu là tùy ý đưa vào Vùng 1 nếu bên bán yêu cầu thông tin này để phân định sản phẩm.

2) Một vài quyền thực thi pháp lý yêu cầu một số sản phẩm cụ thể phải mang li tuyên bố thường trực về loại thông tin này trong Vùng 4 - thông tin có thể chưa được đưa vào trên bao gói.

3) Có thể bỏ thông tin về cỡ khỏi Vùng 5 nếu đã có thông tin này trên bao gói.

B.6.3  Yêu cầu vị trí đặt mã vạch phải nhất quán trên sản phẩm đựng trong bao gói bằng nhựa để đảm bảo quét tốt tại POS. Cụ thể như sau:

- Đối với các sản phẩm đựng trong bao gói bằng nhựa, góc phải bên trên mặt trước là vị trí ưu tiên để đặt mã vạch và các thông tin phân định khác của sản phẩm.

- Mã vạch và các thông tin phân định khác của sản phẩm có thể được đặt vào mặt trước hoặc mặt sau của sản phẩm đựng trong bao gói bằng nhựa. Tuy nhiên, mọi sản phẩm trong danh mục hàng hóa đặc thù phải có mã vạch được đặt ở cùng một mặt của bao gói.

CHÚ THÍCH: Vị trí đặt mã vạch lên mặt sau của sản phẩm có thể khiến một vài nhà bán l khi bày hàng lên giá sẽ quay mặt sau của sản phẩm ra ngoài để khách hàng có th nhìn thấy cả mã vạch và giá bán l.

- Sự định hướng mã vạch và thông tin phân định khác về sản phẩm phải phù hợp với mọi đồ họa hay dữ liệu miêu tả trên bao gói bằng nhựa.

- Khi có thể, mã vạch và thông tin phân định khác về sản phm, hoặc là được in cùng với ma-két của bao gói hoặc là được in lên nhãn dính, phải không được gần quá 8mm (0.3 in.) hoặc xa quá 100mm (4 in.) so với phần rìa gần nhất của bao gói. (Xem Điều 5.2.3 về quy tắc phần rìa).

Phải đặt mã vạch và thông tin phân định khác lên sản phẩm đựng trong bao gói bng nhựa tại góc phải bên trên mặt trước. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm quá to, cồng kềnh hay có bề mặt khác thường, vị trí đặt mã vạch như vậy lại có thể không thực tế hay không phù hợp. Xem điều A.9 để biết thông tin về các vật phẩm to, nặng và cồng kềnh.

Hình B.7 - Ví dụ về nhãn trên sản phẩm đựng trong bao gói bằng nhựa

B.7  Các dạng nhãn trên sản phẩm đựng trong hộp

B.7.1  Có hai phương pháp đt mã vạch lên sản phẩm đựng trong hộp:

- In mã vạch và thông tin phân định khác về hàng hóa cùng với ma két của hộp;

- In mã vạch và thông tin phân định khác về hàng hóa lên nhãn dính để có thể dán lên hộp.

B.7.2  Có thể tùy ý đưa lôgô của người bán vào định dạng ma két của hộp. Nếu có, không được gắn lôgô vào phía dưới vì nó có thể bị nhãn ghi giá bán l che khuất hoặc nó có thể bị xé mất cùng với giá bán lẻ đề nghị của nhà sn xuất. Phải tránh in nền in lôgô vì nó có thể che khuất thông tin yêu cầu hay thông tin quan trọng đối với khách hàng.

Bng B.6 - Các vùng thông tin trên nhãn của sản phẩm dựng trong hộp

Vùng

Loại thông tin

Mô tả

Tình trạng

Vùng 1

Phân định hàng hóa

Đây là sự phân định chủ yếu về hàng hóa người đọc được, thường ở dạng số, mặc dù hàng hóa có thể là mẫu vải, mốt hay loại quần áo. Phải đặt sự phân định về hàng hóa ở phần trên bên trái Vùng 1

Luôn được yêu cầu

Vùng 2

Thông tin về bên bán

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm của bên bán, như SKU của bên bán, số cắt, lô thuốc nhuộm, màu, và mẫu vải. (Thông tin về bên bán giúp đảm bảo vị trí đặt đúng mã vạch cho sản phẩm.)

Không bắt buộc

Vùng 3

Kết cu dữ liệu (GTIN- 13, GTIN-12, GTIN-8)

Mã vạch

Luôn được yêu cầu

Vùng 4

Thông tin cho khách hàng

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phm cho khách hàng, như thành phần sợi vải, chất khó cháy và lai lịch từ nước nào.

Không bắt buộc

Vùng 5

Cỡ/ kích thước

Cỡ/ kích thước là yêu cầu chính của khách hàng. Có thể làm nổi phần thông tin về cỡ bằng cách in to và đậm và phải đặt ở bên phải Vùng 5. Bên bán có thể tùy ý đưa vào tên kiểu cách để làm công cụ trợ giúp khách hàng chọn lựa.

Thường được yêu cầu

Vùng 6

Giá bán lẻ

Cho phép khoảng trống để in các kí tự về giá với kích thước tối thiểu là 25mm (1 in.) x 32 mm (1.25 in.). Đối với các sản phẩm đựng trong hộp, có thể có một vài phương pháp đưa ra khoảng trống để in giá như sau:

- Đối với mã vạch in trên nhãn dính, khoảng trống để in giá có thể được tính là một phần của nhãn.

- Đối với mã vạch được in trên bao bì, khoảng trống để in giá có thể được tính vào phần minh họa của bao bì.

- Việc cung cấp khoảng trống trên bao bì gần với Vùng 5 - phần được thiết kế từ trước để ghi giá bán l của vật phẩm - tạo ra một khoảng trống mặc nhiên cho giá. Khoảng trống mặc nhiên sẽ thay thế yêu cầu về khoảng trống trong thực tế trên nhãn hay trên phần minh họa của bao bì.

Thường được yêu cầu

Nếu sử dụng khoảng trống mặc nhiên để in giá, không được in bất kì thông tin quan trọng nào vào phần này vì có thể bị nhãn dính ghi giá che khuất.

Vùng 7

Giá bán lẻ đề xut của nhà sản xuất

Vùng này ch dùng khi hàng hóa được định giá từ trước hoặc giá bán lẻ đề xuất được in lên nhãn. Nếu có, vùng này phải được đục răng cưa để có thể tùy ý xé ra.

Tùy chọn

CHÚ THÍCH

1) Cỡ và màu là tùy ý đưa vào Vùng 1 nếu bên bán yêu cầu thông tin này để phân định sản phẩm.

2) Một vài quyền thực thi pháp lý yêu cầu một số sản phẩm cụ thể phải mang lời tuyên bố thường trực về thông tin loại này trong Vùng 4 - thông tin có thể chưa được đưa vào trên bao gói.

3) Có thể bỏ thông tin về c khỏi Vùng 5 nếu đã có thông tin này trên bao gói.

B.7.3  Thương phẩm bán l có thể được bán như các vật phẩm riêng, hay có thể được bán trong gói phải tuân thủ các quy tắc cp mã GTIN.

B.7.4  Yêu cầu vị trí đặt mã vạch phải nhất quán trên sản phẩm đựng trong hộp để đảm bảo quét tốt tại đim bán. Cụ thể như sau:

- Bề mặt lộ ra của hộp là vị trí khuyến nghị để đặt mã vạch và thông tin phân định khác về sản phẩm.

- Sự định hướng mã vạch và thông tin phân định khác về sản phẩm phải phù hợp với mọi đồ họa hay dữ liệu miêu tả trên hộp.

- Khi có thể, mã vạch và thông tin phân định khác về sản phẩm, hoặc là được in cùng với ma-két của bao gói hoặc là được in lên nhãn dính, phải không được gần quá 8mm (0.3 in.) hoặc xa quá 100mm (4 in.) so với phần rìa gần nhất của bao gói.

- Phải đặt mã vạch và thông tin phân định khác của sản phẩm tại góc phải bên trên mặt trước. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm quá to, cồng kềnh hay có bề mặt khác thường, vị trí đặt mã vạch như vậy lại có thể không thực tế hay không phù hợp. Xem điều A.9 để biết thông tin về các vật phẩm to, nặng và cồng kềnh.

Hình B.8 - Ví dụ về nhãn trên sản phẩm đựng trong hộp

B.8  Dạng nhãn trên sản phẩm có đầu thắt giải buộc

B.8.1  Có hai phương pháp đặt mã vạch lên sản phẩm có đầu thắt dải buộc:

- In mã vạch và thông tin phân định khác về hàng hóa cùng với ma két của nẹp.

- In mã vạch và thông tin phân định khác về hàng hóa lên nhãn dính để có thể dán lên nẹp.

B.8.2  Nhãn trên sản phẩm có đầu thắt dải buộc sẽ mô tả lôgô của bên bán ở mặt trước còn mặt sau sẽ mang mã vạch phân định sản phẩm, thông tin cho khách hàng và mã vạch. Cũng có thể in lôgô của bên bán lên mặt sau của nẹp như là một phần ma két của nẹp. Tuy nhiên, cần thận trọng để đảm bảo không che khuất mã vạch hay thông tin quan trọng khác về sản phẩm. Phải tránh in phần nền của lôgô.

Bảng B.7 - Các vùng thông tin trên nhãn của sản phẩm có đầu thắt di buộc

Vùng

Loại thông tin

Mô tả

Tình trạng

Vùng 1

Phân định hàng hóa

Đây là sự phân định chủ yếu về hàng hóa người đọc được, thường ở dạng số, mặc dù hàng hóa có thể là mẫu vải, mốt hay loại quần áo. Phải đặt sự phân định về hàng hóa ở phần trên bên trái Vùng 1

Luôn được yêu cầu

Vùng 2

Thông tin về bên bán

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm của bên bán, như SKU của bên bán, số cắt, lô thuốc nhuộm, màu, và mẫu vải. (Thông tin về bên bán giúp đảm bảo việc áp dụng đúng mã vạch cho sản phẩm.)

Không bắt buộc

Vùng 3

Kết cấu dữ liệu (GTIN-13, GTIN-12, GTIN-8)

Mã vạch

Luôn được yêu cầu

Vùng 4

Thông tin cho khách hàng

Phần này bao gồm thông tin không bắt buộc về sản phẩm cho khách hàng, như thành phần sợi vải, chất khó cháy và lai lịch t nước nào.

Không bắt buộc

Vùng 5

Cỡ/ kích thước

Cỡ/ kích thước là yêu cầu chính của khách hàng. Có th làm nổi phần thông tin về cỡ bằng cách in to và đậm và phải đặt ở bên phải Vùng 5. Bên bán có thể tùy ý đưa vào tên kiểu cách để làm công cụ trợ giúp khách hàng chọn lựa.

Thường được yêu cầu

Vùng 6

Giá bán lẻ

Cho phép khoảng trống để in các kí tự về giá với kích thước tối thiểu là 25mm (1 in.) x 32 mm (1.25 in.). Đối với các sản phẩm có đầu thắt dải buộc, có thể có một vài phương pháp đưa ra khoảng trống để in giá như sau:

- Đối với mã vạch in trên nhãn dính, khoảng trống để in giá có thể được tính là một phần của nhãn.

- Đối với mã vạch được in trên bao bì, khoảng trống để in giá có thể được tính vào phần minh họa của bao bì.

- Việc cung cấp khoảng trống trên bao bì gần với Vùng 5 - phần được thiết kế từ trước để ghi giá bán lẻ của vật phẩm - tạo ra một khoảng trống mặc nhiên cho giá. Khoảng trống mặc nhiên sẽ thay thế yêu cầu về khoảng trống trong thực tế trên nhãn hay trên phần minh họa của bao bì.

Nếu sử dụng khoảng trống mặc nhiên để in giá, không được in bất kì thông tin quan trọng nào vào phần này vì có thể bị nhãn dính ghi giá che khuất.

Thường được yêu cầu

Vùng 7

Giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất

Vùng này chỉ dùng khi hàng hóa được định giá từ trước hoặc giá bán lẻ đề xuất được in lên nhãn. Nếu có, vùng này phải được đục răng cưa để có thể tùy ý xé ra.

Tùy chọn

CHÚ THÍCH

1) C và màu là tùy ý đưa vào Vùng 1 nếu bên bán yêu cu thông tin này đ phân định sản phẩm.

2) Một vài quyền thực thi pháp lý yêu cầu một số sản phẩm cụ thể phải mang lời tuyên bố thưng trực về loại thông tin này trong Vùng 4 - thông tin có thể chưa được đưa vào trên bao gói.

3) Có thể bỏ thông tin về cỡ khỏi Vùng 5 nếu đã có thông tin này trên bao gói.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) GS1 General Specification 15, 2015 (Quy định kỹ thuật chung của tổ chức GS1 số 15 năm 2015).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi