Tiêu chuẩn TCVN 9690:2013 Bảo quản thoáng cải bắp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9690:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9690:2013 ISO 6000:1981 Cải bắp-Bảo quản thoáng
Số hiệu:TCVN 9690:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9690:2013

ISO 6000:1981

CẢI BẮP – BẢO QUẢN THOÁNG

Round-headed cabbage – Storage in the open

Lời nói đầu

TCVN 9690:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 6000:1981;

TCVN 9690:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bảo quản lạnh cải bắp hầu như không được biết đến ở một số nước; mặt khác, việc bảo quản trong nhà kho không có làm lạnh nhân tạo lại được biết đến nhiều hơn, nhưng phần lớn cải bắp thường được bảo quản theo đống (các xilo tạm thời) được xây dựng ngoài trời. Điều này làm cho kỹ thuật bảo quản phụ thuộc nhiều vào các điều kiện địa phương, nhưng cho dù các phương pháp bảo quản đơn giản được biết đến nhiều nhưng vẫn còn mô tả chúng.

CẢI BẮP – BẢO QUẢN THOÁNG

Round-headed cabbage – Storage in the open

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn liên quan đến kỹ thuật bảo quản cải bắp (Brassica oleracea var. capitata Linnaeus sv. alba Brassica oleracea var. capitata sv. rubra) ngoài trời, cho chất lượng thích hợp để tiêu thụ hoặc để chế biến công nghiệp.

2. Điều kiện thu hoạch và bảo quản

2.1. Giống

Các phương pháp bảo quản đã nêu áp dụng cho tất cả các giống bắp cải. Sự khác nhau về thời tiết, các điều kiện đất trồng và yếu tố môi trường ở các quốc gia và các vùng trồng thường khác nhau nhiều hơn so với sự khác nhau về giống.

Tuy nhiên, cải bắp giống muộn thường thích hợp để bảo quản hơn; vì vậy cải bắp được trồng trên đất sáng màu hoặc đất bán rắn.

2.2. Thu hoạch

Cải bắp dùng để bảo quản phải có độ lớn thích hợp, bắp cuộn và chắc. Thu hoạch muộn sẽ làm nứt trong quá trình bảo quản.

Cải bắp được thu hoạch từ đất ẩm ướt không thích hợp để bảo quản và do đó phải dừng tưới ít nhất 15 ngày trước khi thu hoạch. Cải bắp phải được thu hoạch trong thời tiết khô, ở nhiệt độ dưới 10 oC. Dải nhiệt độ tối ưu là từ 0 oC đến 5 oC. Cải bắp không được thu hoạch, xử lý hoặc vận chuyển nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 0 oC để tránh hư hỏng do băng giá. Nếu thu hoạch cải bắp trong thời tiết ướt thì phải để khô trước khi bảo quản.

Cuống của bắp phải được cắt trong khoảng 1 cm và 2 cm dưới mức của lá bên ngoài, vết cắt phải sạch và phẳng.

2.3. Chất lượng

Cải bắp dùng để bảo quản phải nguyên vẹn, vẻ về ngoài tươi, không bị hư hỏng, lành lặn và chắc, sạch và đặc biệt không được dính đất và vết nước. Cần loại bỏ cải bắp khi có các dấu hiệu của ký sinh, bị bệnh, có vết thâm rõ hoặc bị hỏng do băng giá.

Trước khi bảo quản, tốt nhất là loại bỏ các lá bên ngoài đã vàng hoặc đã hỏng.

Cải bắp có khối lượng trong khoảng từ 2 kg đến 2,5 kg là thích hợp nhất để bảo quản ngoài trời.

2.4. Đưa vào bảo quản

Cải bắp có độ phát triển thích hợp và phù hợp để bảo quản phải được đưa vào bảo quản càng nhanh càng tốt ngay sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, trước khi đưa vào bảo quản, cải bắp phải được làm khô ở nơi thoáng gió tránh băng giá. Trong quá trình làm khô, các lá bên ngoài mất đặc tính dễ gãy và bám chặt vào cải bắp. Cải bắp đã khô ít bị hư hỏng và ít bị nhiễm bệnh. Khoảng thời gian làm khô phải từ 36 h đến 48 h.

Cải bắp nên được bảo quản ở nhiệt độ thấp.

2.5. Phương pháp bảo quản

Đống (mặt cắt của đống cải bắp có hình tam giác) phải được đặt ở nơi có mái che tránh nước hoặc ngưng tụ hơi nước, nếu có thể, cần tính đến hướng gió. Độ sâu, chiều cao, mái che và thông gió của đống là khác nhau; các kiểu bảo quản theo đống bao gồm:

- đống có hoặc không có ống thông gió;

- đống có hoặc không có mái che;

- đống đặt ngầm dưới đất hoặc trên bề mặt đất.

Các đống đặt ngầm cho các điều kiện bảo quản tốt hơn, nhất là nhiệt độ và độ ẩm đồng đều hơn. Tuy nhiên, các kiểu đống này có thể chỉ được đặt ở những nơi đất sáng màu, đất cát và đất khô. Bề mặt của đống được dựng trên đất chắc và trên đất ẩm; trong trường hợp này, mặt đất phải bằng phẳng và sạch.

Các đống có thể có kích cỡ khác nhau. Đối với các đống nhỏ (rộng 1 m đến 1,2 m), thì thường không có các ống thông gió. Các đống kiểu này được phủ bằng vật liệu cách nhiệt lên trên cải bắp và một lớp dày hơn phía ngoài. Cách này cho phép đạt được các điều kiện thông gió yêu cầu khi nhiệt độ bên trong giảm. Trong các đống nhỏ này, lượng nhiệt đã tỏa ra do cải bắp hô hấp thoát qua lớp phủ trên đống. Trong các đống không có thông gió, thì hàm lượng cacbon dioxit tăng do hô hấp cũng có lợi cho việc bảo quản cải bắp.

Các đống lớn hơn (rộng từ 1,5m đến 2,0m) cần được thông gió để làm lạnh nhanh và để giải phóng lượng nhiệt dư trong quá trình hô hấp ở các đống lớn hơn sau khi cải bắp được bảo quản vào mùa thu. Các ống thông khí cần che phủ hoặc không che phủ tùy theo nhiệt độ trong và ngoài của đống.

Độ sâu của đống đặt ngầm có thể từ 20 cm đến 60 cm. Ống thông khí phải được đặt dọc theo trục dọc của đống với phần cuối nhô ra chỉ vài centimet.

Có các hệ thống thông gió khác nhau. Việc thông gió các đống phải đảm bảo:

- các ống thông gió nằm ngang, kích thước trong dài từ 20 cm đến 30 cm và hai đầu cuối dài hơn so với chân đống từ 40 cm đến 50 cm.;

- các ống thông gió thẳng đứng, kích thước trong từ 15 cm đến 20 cm, cao hơn 150 cm đến 180 cm và cao hơn đống từ 40 cm đến 50 cm. Các ống cách nhau 2 m.

Bề rộng yêu cầu của đống được khuyến cáo trong khoảng từ 100 cm và 180 cm và chiều cao tương ứng từ 70 cm đến 140 cm (mặc dù các khuyến cáo khác về bề rộng tối thiểu là 160 cm, với chiều cao đống chấp nhận được lên đến 200 cm). Chiều dài của đống có thể từ 15 m đến 25 m.

Đáy của đống phải được phủ bằng lớp rơm sạch, dày 10 cm đến 15 cm. Đối với các đống được bảo quản ngoài trời, thì cần đến 15 kg rơm trên 100 kg cải bắp. Các tấm ván hoặc các thùng có đục lỗ (dạng lưới) cũng có thể được sử dụng làm đáy. Cải bắp phải được đặt thành hàng với cuống hướng lên trên. Mỗi lớp phải chứa cải bắp cùng kích cỡ.

Việc chọn phương pháp bảo quản cải bắp theo đống phụ thuộc vào các điều kiện và hoàn cảnh địa phương nhưng phải đảm bảo rằng:

- vào mùa thu, cải bắp cần được làm lạnh càng nhanh càng tốt đến nhiệt độ từ 0 oC đến + 1,0 oC;

- cần duy trì nhiệt độ thấp và không đổi với độ ẩm ổn định khắp trong đống trong suốt thời gian bảo quản;

- có biện pháp bảo vệ khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 oC;

Các phương pháp và các vật liệu được sử dụng để phủ đống thay đổi theo các điều kiện địa phương và phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh và độ ẩm không khí. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là độ cứng nước. Vì thế có thể sử dụng như sau:

- phủ đất (cát) trực tiếp trên cải bắp;

- dùng tấm phủ trực tiếp trên bề mặt đống;

- che phủ các đống bằng rơm, thân cây ngô hoặc vật liệu khác tương tự, được bảo vệ bằng màng chất dẻo;

- phủ bằng rơm kết hợp với phủ đất bên ngoài;

- che đậy bằng vật liệu khác có sẵn.

Không cần thiết phải có hệ thống thông gió nếu cải bắp được bảo quản đã được làm lạnh sơ bộ và chỉ cần lớp che phủ mỏng. Với mục đích này, cải bắp được bảo quản theo hai hoặc ba lớp, đống rộng  300 cm, chìm dưới mặt đất và được phủ bằng lớp đất cát mỏng. Lớp phủ phải cho phép cải bắp làm lạnh càng nhanh càng tốt. Khi nhiệt độ của cải bắp được giảm xuống đến khoảng từ 0 oC đến +1 oC và nhiệt độ bên ngoài thấp hơn điểm đóng băng, thì sử dụng lớp che phủ dày hơn, ví dụ lớp đất dày từ 10 cm đến 20 cm, tiếp theo là lớp rơm dày từ 20 cm đến 25 cm và lớp trên cùng là lớp đất dày từ 10 cm đến 15 cm. Che phủ kiểu này đảm bảo cho trường hợp nhiệt độ giảm xuống – 20 oC. Ở nhiệt độ thấp hơn, thì tăng độ dày của lớp phủ.

Các phương pháp bảo quản khác nhau và các điều kiện khí hậu thay đổi nên không thể quy định các kích thước của đống. Các dữ liệu sau đưa ra chỉ để tham khảo.

Bảng 1 – Kích thước của đống

Kích thước của đống

cm

Diện tích mặt bằng của đống

m2

Khối lượng trong một đống

t

Diện tích đất yêu cầu đối với 10 t

m2

150 x 120 x 2 500

37,5

7,4

300

200 x 170 x 2 500

50,0

14,0

175

Khối lượng của 1 m3 cải bắp là khoảng 350 kg và trong trường hợp cải bắp tím thì khoảng 450 kg.

Các đống phải được để cách nhau tính theo các cạnh dọc ít nhất là 5 m đến 6 m không có che phủ; phía cuối các đống cách nhau ít nhất 3 m.

3. Điều kiện bảo quản tối ưu

Các giá trị nhiệt độ, độ ẩm tương đối và tốc độ lưu thông không khí của đống bảo quản thoáng có thể không quy định được chính xác, các thông số này khó kiểm soát và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Do đó, tiêu chuẩn này không quy định các điều kiện bảo quản nhưng quy định các hoạt động cần thiết để xác định chúng.

3.1. Nhiệt độ tối ưu và kiểm soát nhiệt độ tối ưu

Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ của đống phải được kiểm tra một tuần ba lần trong mùa thu và ít nhất một tuần hai lần trong mùa đông.

Nhiệt độ bảo quản tối ưu là từ 0 oC đến + 1 oC. Cần đảm bảo rằng nhiệt độ trong đống không giảm xuống dưới điểm đóng băng trong khoảng thời gian dài.

Các nguy cơ gây hư hỏng là như nhau nếu nhiệt độ trong đống vượt quá 5 oC đến 6 oC và nhiệt độ lớn hơn 8 oC.

Nhiệt độ phải được đo bằng nhiệt kế ở nhiều vị trí cách nhau 10 m dọc theo hai cạnh của đống. Ở mỗi vị trí, nhiệt kế phải được đưa vào nửa trên của cạnh đống, vuông gốc với lớp đất và ở độ sâu sao cho đầu đo của nhiệt kế chạm đến mặt trên của cải bắp trong đống. Để nhiệt kế từ 15 min đến 20 min trong đống trước khi lấy số đo nhiệt độ.

Các đống phải thường xuyên được kiểm tra trong suốt quá trình bảo quản và tất cả các vết nứt và khe hở phải được làm kín. Nếu nhiệt độ bên ngoài giảm đến điểm đóng băng và đống không bị tuyết phủ thì cần bảo vệ đống bằng các lớp đất bổ sung. Với mục đích này, có thể dùng thân ngô, rơm được phủ bằng vải nhựa v.v… tiếp theo là lớp đất khác.

Trong khi kiểm tra nếu sườn bên bị đổ, cạnh bên bị sụp hoặc tuyết tan chảy nhanh vào các vị trí nhất định, thì cho thấy có dấu hiệu thối rữa của cải bắp.

Sự thối rữa rải rác của các lá ngoài không gây nguy hại đến cải bắp được bảo quản, nhưng trong trường hợp nhiều vùng bị thối rữa, thì đống phải được dỡ bỏ.

Nếu nhiệt độ không khí bên ngoài giữ ở 5 oC trong 4 ngày đến 5 ngày, thì lớp đất phải được dỡ bỏ, trên 10 oC thì cải bắp có thể giữ được trong thời gian ngắn.

3.2. Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối tối ưu là 85% đến 90% (0,85 đến 0,90); hoặc phải cao hơn giá trị này.

3.3. Thời gian bảo quản

Cải bắp có thể bảo quản được trong thời gian ngắn đến Tháng mười hai hoặc Tháng một, hoặc lâu hơn đến Tháng ba hoặc Tháng tư.

3.4. Che phủ đống

Đống được xây dựng lên phải được che phủ bằng lớp rơm rời mềm, dày từ 20 cm đến 25 cm. Lớp rơm này có thể dày hơn hoặc được che phủ với đất nếu nhiệt độ bên ngoài giảm xuống đến khoảng từ - 1 oC đến -2 oC hoặc khi cải bắp đã được làm mát đúng cách.

Có thể dùng đất để phủ lên đống bằng cách cho lớp đất dày vài centimet trên cải bắp vì rơm tiếp xúc trực tiếp với cải bắp có thể gây ra nấm mốc mọc trên cải bắp. Khi đống được làm lạnh và trước khi có giá lạnh, phủ đống bằng rơm hoặc vật liệu cách nhiệt khác hoặc bằng một lớp đất thứ hai.

Nếu nhiệt độ bên ngoài tiếp tục giảm và nhiệt độ trong đống tới gần hoặc chạm tới điểm đóng băng, thì thêm một lớp đất nữa vào đống. Lớp đất ổn định này phải dày khoảng 10 cm. Không sử dụng lớp đất đóng băng. Với mục đích này, phủ đất ngay cạnh đống, tới bề rộng 50 cm đến 60 cm cùng với lớp rơm dày từ 5 cm đến 10 cm trước khi đợt sương giá đầu tiên đến. Sử dụng đất dưới lớp rơm để phủ thêm.

Các đống được che phủ cũng quan trọng khi mà nhiệt độ không gần với điểm đóng băng. Trong trường hợp này, cải bắp dưới lớp che phủ mỏng sẽ giảm nhiệt độ vào ban đêm và ấm lên vào ban ngày.

3.5. Phân loại và kết thúc bảo quản

Nếu nhiệt độ bên ngoài vượt quá + 5 oC trong một thời gian dài, thì kiểm tra cẩn thận hư hỏng do thối rữa. Nếu bị thối quá nhiều thì bắt buộc phải mở đống và kết thúc quá trình bảo quản. Mở đống bằng cách dỡ hết lớp phủ. Cải bắp được lấy ra từ lớp trên cùng đống. Chúng phải được lấy ra bằng tay vì sử dụng chĩa xiên có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Các đống được mở phải được che phủ trở lại nếu có nguy cơ sương giá, nhưng chỉ dùng rơm để che phủ.

Cải bắp cần được phân loại cẩn thận và loại bỏ các lá thối phía ngoài, cắt ngắn cuống. Sau đó, cải bắp được bán sau khi phân loại kỹ để đảm bảo chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

DANH SÁCH CÁC GIỐNG CẢI BẮP CÓ THỂ BẢO QUẢN NGOÀI TRỜI TRONG THỜI GIAN DÀI

Nước sản xuất

Các giống khuyến cáo

Hungary

Hà Lan

Ba Lan

Rumani

USSR

Amager, Đan Mạch, và một số giống khu vực

Langedijker bewaarwitte, langedijker bewaargele, langedijker bewaarrode

Langedijker, trắng và đỏ

Kamienna Glowa

Zimowa z Mor

Trắng: Amager, Braunschweig, de Buzau, Licurisca

Đỏ: Arges, L 403, Cap de negru

Amager, Zirnovka, Beloruskaja, Podarok

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

CÁC KHUYẾN NGHỊ

Các chỉ dẫn sau liên quan tới vai trò của khu vực sản xuất và những khó khăn không dự kiến được trong bảo quản.

B.1. Vai trò của khu vực sản xuất (ảnh hưởng sinh thái học và phương pháp sản xuất)

Các ảnh hưởng này, được chứng minh trong trường hợp cải bắp đưa vào bảo quản lạnh, cũng như trong trường hợp cải bắp được bảo quản theo đống.

Sau đây là các ảnh hưởng không thuận lợi nhất:

- thu hoạch non hoặc quá giá, có thể ra hoa;

- cải bắp không đủ rắn chắc;

- đất đã qua xử lý quá nhiều phân đạm hoặc đất chắc và ẩm ướt;

- thu hoạch trong mùa mưa, cải bắp ướt;

- các thương tổn do sương giá, mất lá nhiều hoặc cuống cắt quá ngắn.

B.2. Những khó khăn không dự kiến trong bảo quản

Có tính đến các bệnh có thể xuất hiện trong quá trình bảo quản, chỉ đưa ra xem xét ngắn gọn.

B.2.1. Độ ẩm hoặc sương giá

Cải bắp được bảo quản trong điều kiện ẩm và băng giá có thể trở nên ẩm mốc. Điều này có thể ngăn ngừa bằng biện pháp xử lý thích hợp, ví dụ trong trường hợp mùi ẩm móc chưa lây lan rộng rãi, thì lựa chọn, loại bỏ và làm lạnh, sau đó cải bắp lành lặn vẫn có thể giữ lại để bảo quản. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn và sau khi nấm móc xuất hiện, những cải bắp này không nên bảo quản nữa.

B.2.2. Băng giá

Các lá phía ngoài của cải bắp bị đông lạnh dễ gãy, bị teo và trở nên vàng sau khi rã đông. Cắt bỏ các lá hỏng màu nâu. Sau khi rã đông, cải bắp làm lạnh phải được sử dụng ngay vì không thể bảo quản thêm.

B.2.3. Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)

Bệnh mốc xám thường xuất hiện trên cải bắp ẩm ướt, hôi mốc hoặc bị hư hỏng. Các lá bị bệnh được phủ một lớp mốc xám ở dưới, lá sẽ trở thành nâu và nát. Sự xuất hiện bệnh mốc xám có thể được ngăn ngừa bằng cách xử lý cẩn thận trong quá trình chuẩn bị và bảo quản và bằng cách không để cải bắp bị tổn hại cơ học.

B.2.4. Bệnh gân đen (Pseudomonas campestris)

Cây bị nhiễm vi khuẩn trong khu vực sản xuất. Các vi khuẩn lan truyền trong gân của cải bắp tạo thành các gân màu đen.Thông thường bệnh chỉ nhìn thấy sau khi tách đôi cải bắp. Cải bắp bị bệnh không nên sử dụng thậm chí làm thức ăn cho vật nuôi.

Trong quá trình chọn, kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn bằng cách khoan lỗ và chỉ bảo quản cải bắp không cho thấy có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi