Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10673:2015 Trắc địa mỏ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10673:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10673:2015 Trắc địa mỏ
Số hiệu:TCVN 10673:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10673:2015

TRẮC ĐỊA MỎ

Mine Surveying

Lời nói đầu

TCVN 10673:2015 do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sn Việt Nam biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công ngh công bố.

 

TRẮC ĐỊA MỎ

Mine Surveying

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật cơ bản và quy trình công nghệ Trắc địa mỏ trong các nội dung công tác khảo sát địa hình, thăm dò tài nguyên khoáng sản, trong thiết kế, xây dựng và khai thác m hầm lò, mỏ lộ thiên, quan trắc dịch chuyn đất đá và biến dạng b mặt và các công trình trên vùng mỏ.

2. Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

Trong Tiêu chuẩn này sử dụng các ký hiệu và thuật ngữ viết tắt sau:

2.1. ASCII: Mã tiêu chuẩn trao đổi thông tin của Mỹ (American Standard Code for Information Interchange).

2.2. FIXED: Lời giải cố định.

2.3. GALILEO: Hệ thống vệ tinh dn đường toàn cầu của các nước thuộc Tổ chức Liên minh Châu Âu (EU).

2.4. GDOP: Hệ số suy giảm độ chính xác hình học của vệ tinh (Geometrical Dilusion Of Precision).

2.5. GLONASS: Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cu của LB Nga (Global Navigation Sputnik System, tiếng Nga - Γлобaльная Haвиraционная Cпутниковая Cистемa).

2.6. GNSS: H thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (Global Navigation Satellite System).

2.7. GPS: Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ (Global Positioning System of USA).

2.8. HDOP: Hệ số suy giảm độ chính xác phương nm ngang (Horizontal Dilusion Of Precision).

2.9. IGS: Tổ chức quốc tế cung cp dịch vụ các tham số của hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (International GNSS Service).

2.10. ITRF: Hệ quy chiếu trắc địa quốc tế (International Terrestrial Refference Frame).

2.11. PDOP: Hệ s suy giảm độ chính xác vị trí vệ tinh (Position Dilusion Of Precision).

2.12. PPK: Đo động xử lý sau (Post Processing Kinematic).

2.13. RATIO: T số phương sai.

2.14. RINEX: Chun dữ liệu trị đo GNSS theo khuôn dạng dữ liệu ASCII sử dụng thuận tiện cho quá trình xử lý không phụ thuộc vào máy thu và phn mềm (Receiver Independent Exchange Format).

2.15. RTK: Đo động thời gian thực (Real-Time Kinematic).

2.16. RMSE: Sai số trung phương (Root Mean Square Error).

2.17. UTM: Lưi chiếu hình trụ ngang đồng góc (Universal Transverse Mercator).

2.18. VDOP: Hệ số suy giảm độ chính xác độ cao (Vertical Dilution of Position).

2.19. VN-2000: Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam, áp dụng thống nhất trong cả nước.

3. Quy định chung

3.1  Tiêu chuẩn này quy định các vấn đề sau đây:

a) Trắc địa trên mặt bằng khu m;

b) Trắc địa mỏ ở mỏ lộ thiên;

c) Trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò;

d) Trắc địa mỏ cho hướng đào lò;

e) Đo v cập nhật hầm lò;

f) Định hướng và định vị tọa độ phẳng trong hầm lò;

g) Đo chuyn độ cao xuống hầm lò;

h) Đo đạc phục vụ xây dựng mỏ;

i) Đo dịch chuyển và biến dạng đất đá mỏ;

j) Hồ sơ, tài liệu kỹ thuật trắc địa mỏ.

3.2. Trước khi sử dụng, các máy móc, thiết bị trắc địa phải được kiểm tra, kiểm nghiệm và hiệu chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định cho từng loại máy. Phải có quy định về việc sử dụng, bảo trì và bo quản các thiết bị, máy móc và dụng cụ trắc địa. Đồng thời đảm bảo chế độ kiểm định định k của nhà sản xuất.

3.3. Tất cả các công tác đo vẽ thành lập bn đồ phục vụ thăm dò, xây dựng, khai thác, kết thúc mỏ và các công tác trắc địa mỏ khác đều phải sử dụng Hệ tọa độ quốc gia hiện hành.

Những trường hợp đặc biệt, không có điều kiện sử dụng Hệ tọa độ quốc gia có thể sử dụng hệ thống tọa độ, độ cao độc lập nhưng phải có giải trình kỹ thuật và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý cấp trên.

Tọa độ các điểm khống chế trắc địa phục vụ công tác trắc địa mỏ phải được tính toán ở múi 3°. Nếu kinh tuyến trung ương lệch về một phía của phạm vi đo vẽ trên 40 km thì được chọn kinh tuyến giữa đi qua trung tâm hoặc vùng phụ cận của khu đo. Hoặc có thể lấy kinh tuyến trục của địa phương (tnh) nơi cần thực hiện các công tác trắc địa.

3.4. Khi xây dựng bổ sung các lưới tọa độ, độ cao quốc gia hạng 0, II, III và đo vẽ địa hình các tỷ lệ 1 : 500; 1 : 1000; 1 : 2000 và 1 : 5000 đu phải tuân theo quy định bổ sung của Tiêu chuẩn này.

3.5.  Để đảm bảo thực hiện theo đúng các yêu cầu của Tiêu chuẩn này, trước khi tiến hành thi công các nội dung công tác trắc địa mỏ cn phải lập phương án kỹ thuật. Công tác thi công chỉ có th được tiến hành sau khi phương án kỹ thuật đã được cp thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình thi công, do sự phát sinh các trường hợp đặc biệt, phải báo cáo lên cp phê duyệt phương án để điều chỉnh hoặc bổ sung.

3.6. Công tác kiểm tra, nghiệm thu kỹ thuật phải tiến hành chặt chẽ, kịp thời và thường xuyên t khi bắt đầu thi công đến khi kết thúc.

3.7. Trắc địa mỏ ở những mỏ có đặc thù v công nghệ khai thác phải tuân thủ quy định pháp luật và các hướng dẫn chuyên ngành.

4. Trắc địa mỏ trên mặt bằng khu mỏ

4.1. Lưới khống chế tọa độ, độ cao trên vùng mỏ

Quy định về lưới khống chế tọa độ, độ cao trên vùng mỏ gồm có:

- Lưới khống chế tọa độ và độ cao quốc gia.

- Lưới khống chế trắc địa khu vực.

- Lưới khống chế đo vẽ.

4.1.1. Lưới khống chế tọa độ mặt bằng

Lưới khống chế tọa độ mặt bằng trên vùng mỏ bao gồm:

- Lưới khống chế tọa độ quốc gia.

- Lưới khống chế tọa độ trắc địa khu vực.

- Lưới khống chế tọa độ đo vẽ.

4.1.1.1. Lưới khống chế tọa độ quốc gia bao gồm lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới ta độ hạng II và lưới tọa độ hạng III.

Bng 1 - Các ch tiêu kỹ thuật cơ bản khi thiết kế lưới tọa độ quốc gia

Chỉ tiêu kỹ thuật

Cấp 0

Hạng II

Hạng III

1. Khoảng cách trung bình giữa hai điểm

- Đồng bằng

- Miền núi

100 km -150 km

25 km - 30 km

 

2 km - 4 km

5 km - 7 km

2. Khoảng cách ti đa giữa hai điểm

- Đồng bằng

- Miền núi

 

200 km

 

30 km

40 km

 

7 km

15 km

3. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm

- Đồng bằng

- Miền núi

 

70 km

 

15 km

25 km

 

1,5 km

4 km

4. S hướng đo nối tối thiểu tại một điểm

5 hưng

4 hướng

3 hướng

5. Số cạnh độc lập tối thiểu tại một điểm

3 cạnh

2 cạnh

2 cạnh

6. Số điểm khống chế tọa độ tối thiểu

Không quy định

5 điểm

8 điểm

7. Khoảng cách tối đa từ một điểm bt kỳ trong lưới đến điểm khống chế tọa độ cấp cao gần nhất

Không quy định

100 km

50 km

8: S đim khống chế độ cao tối thiểu

Không quy định

Không quy định

5 điểm

9. Khoảng cách tối đa từ một điểm bt kỳ trong lưới đến các điểm khống chế độ cao gần nhất

Không quy định

Không quy định

75 km

4.1.1.2. Lưới khống chế tọa độ quốc gia được xây dựng chủ yếu bằng công nghệ GNSS, được tính toán trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000, có điểm gốc là N00. Lưói tọa độ quốc gia cấp 0 được tính trong hai hệ tọa độ VN-2000 và ITRF.

4.1.1.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bn khi thiết kế lưới tọa độ quốc gia được quy định trong Bảng 1.

4.1.2.ới khng chế độ cao

Lưới khống chế độ cao trên vùng mỏ bao gồm:

- Lưới khống chế độ cao quốc gia;

- Lưới khống chế độ cao khu vực;

- Lưới khống chế độ cao đo vẽ;

4.1.2.1. Lưới độ cao quốc gia là lưới khống chế độ cao thống nhất trong toàn quốc, được đo theo phương pháp đo cao hình học. Lưới độ cao quốc gia được xây dựng theo trình tự từ hạng I, II đến III, IV.

4.1.2.2. Lưới độ cao quốc gia lấy mực nước biển trung bình quan trắc nhiều năm tại trạm nghiệm triều Hòn Du (Đ Sơn, Hi Phòng) làm mực chuẩn 0 v độ cao. Độ cao trong lưới độ cao quốc gia được tính theo hệ thống độ cao chuẩn.

4.1.2.3. Lưới độ cao hạng I gồm những đường hạng I nối với nhau. Lưới độ cao hạng II gồm những đường hạng II ni với nhau hoặc đường hạng I và hạng II ni với nhau tạo thành các vòng khép kín. Các đường độ cao hạng I, II được bố trí theo đường giao thông chính, dọc theo đường đất ổn định hoặc dọc theo bờ sông lớn.

4.1.2.4. Lưới độ cao hạng III, IV được phát triển từ các mốc hạng I, II và được thiết kế thành các đường đơn, hoặc thành đường vòng khép kín. Trong trường hợp địa hình thật khó khăn, đường độ cao hạng III, IV được thiết kế thành đường treo.

4.1.2.5. Chiều dài đường độ cao các hạng (tính theo km) không được dài hơn quy định nêu ở Bảng 2.

4.1.2.6. Đường độ cao hạng III được đo đi, đo về bằng một hàng mia. Đường độ cao hạng IV ch đo một chiều bằng một hàng mia. Đối với đường hạng IV treo, cần phải đo ngắm theo một trong các phương pháp dưới đây:

a) Đo đi và đo v;

b) Đo theo một chiều bằng hai hàng mia.

Bảng 2 - Chiu dài tối đa đường độ cao theo cấp hạng

Đơn v tính bằng kilômét

Cấp hạng

 

Đường

Vùng

Đng bằng

Trung du, miền núi

II

III

IV

II

III

IV

Giữa điểm tựa với điểm tựa

270

65-70

16-20

500

200

100

Giữa điểm tựa với điểm nút

150

40-45

9-15

-

150

75

Giữa điểm nút với điểm nút

110

25-30

6-10

-

100

50

4.1.2.7. Sai số khép đường đơn hoặc khép vòng của mỗi cấp hạng không được lớn hơn quy định tại Bng 3.

Bảng 3 - Giới hạn sai s khép đường, khép vòng độ cao theo cấp hạng

Đơn v tính bằng milimét

Vùng

Cấp hạng

Ghi chú

I

II

III

IV

Địa hình bằng phng (Trung bình dưới 15 trạm /1 km)

L - Chiều dài tuyến đo, km.

Địa hình dốc núi (Trung bình trên 15 trạm /1 km)

 

4.1.2.8. Khi tính chênh cao đo được giữa các mc độ cao hạng I, II và hạng III ở vùng núi, vùng mỏ phải đưa các số hiệu chỉnh chiều dài mia, hiệu chỉnh nhiệt vào kết quả đo và tính chuyển về hệ độ cao chuẩn.

4.1.2.9. Khi xây dựng các lưới giải tích và đa giác các cấp phải triệt đ tận dụng các điểm tọa độ và độ cao quốc gia sẵn có trong hoặc gần khu đo. Trong trường hợp thiếu phải tiến hành bổ sung, tăng dày đảm bo mật độ quy định.

4.1.2.10. Số liệu tọa độ, độ cao của lưi tọa độ quốc gia và lưới độ cao quốc gia phải được Cục Đo đạc và Bn đồ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp bằng văn bản.

4.1.2.11. Trưc khi sử dụng các điểm tọa độ, độ cao khởi tính phải kiểm tra tính n đnh ca các điểm đó.

4.1.2.12. Để giải quyết những nhiệm vụ yêu cầu độ chính xác cao cần xây dựng các lưới trắc địa chuyên dùng.

4.2. Lưới khống chế tọa độ, độ cao khu vực

4.2.1.i khống chế khu vực tọa độ phẳng

4.2.1.1. Trên vùng m, lưới khu vực được xây dựng bằng phương pháp đường chuyền hoặc bằng công nghệ Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu_(GNSS) theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác để làm cơ s phát triển lưới khống chế đo vẽ.

4.2.1.2. Dù thành lập lưi khu vực bằng phương pháp nào cũng phải đảm bảo độ chính xác sau bình sai theo quy đnh như trong Bảng 4.

Bảng 4 - Độ chính xác sau bình sai

Các ch tiêu kỹ thuật

Độ chính xác không vượt quá

Sai s vị trí điểm

5 cm

Sai số trung phương tương đối cạnh

1 : 50000

Sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m

0,012 m

Sai số trung phương phương v

5

Sai số trung phương phương v cạnh dưi 400 m

10

4.2.1.3. Lưới khống chế khu vực phải được đo nối với ít nhất 2 điểm tọa độ quốc gia có độ chính xác từ điểm hạng III quốc gia trở lên.

4.2.1.4. Trước khi thiết kế lưới phải tiến hành khảo sát thực địa đ chọn phương pháp xây dựng lưới phù hợp và phải lưu ý sao cho thuận tiện cho phát triển lưới khống chế đo vẽ.

4.2.1.5. Trong trường hợp điều kiện địa hình cho phép lưới khu vực trên vùng mỏ có thể xây dựng bng phương pháp đường chuyền duỗi thẳng, hệ số gẫy khúc của đường chuyền không quá 1.8; cạnh đường chuyền không cắt chéo nhau; độ dài cạnh đường chuyn lin k không chênh nhau quá 1,5 lần, đặc biệt không quá 2 ln, góc đo nối phương vị tại điểm đầu đường chuyền phải lớn hơn 20° và phải đo nối với tối thiểu 2 phương vị (ở đầu và cuối của đường chuyền). Trong trường hợp đặc biệt có thể đo nối với 1 phương vị nhưng số lượng điểm khép tọa độ phải nhiu hơn 2 điểm (có ít nhất 3 điểm gốc trong đó có 1 điểm được đo ni phương vị). Bố trí thiết kế các điểm đường chuyền phải đảm bảo chặt chẽ về kỹ thuật nhưng ít điểm ngoặt, tia ngm phải cách xa các địa vật để giảm ảnh hưởng chiết quang.

4.2.1.6. Khi xây dựng lưới khu vực bằng công nghệ GNSS thì phải đảm bảo có các cặp điểm thông hướng. V trí chọn điểm phải quang đãng, thông thoáng, cách các trạm phát sóng ít nhất 500 m. Tầm quan sát vệ tinh thông thoáng trong phạm vi góc thiên đỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 75°. Trong trường hợp đặc biệt khó khăn cũng không được nhỏ hơn 55° và ch được khuất về một phía. Các thông tin trên phải ghi rõ vào ghi chú điểm để lựa chọn khoảng thời gian đo cho thích hợp.

4.2.1.7. Mc lưới khu vực được chọn, chôn ở khu vực ổn định, đảm bảo tồn tại lâu dài. Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới chôn mốc trên lòng đường. Nếu chôn mốc trên lòng đường, hè phố phải làm hố có nắp (dạng hố ga) bảo vệ. Các mốc giải tích đều phải đặt ở nơi an toàn (nếu có điều kiện thì làm tường vây bảo vệ mốc).

4.2.1.8  Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới khu vực dạng đường chuyền quy định ở Bảng 5.

Bảng 5 - Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới khu vực dạng đường chuyền

Các yếu t của lưới đường chuyền

Chỉ tiêu kỹ thuật

1. Chiều dài đường chéo đường chuyền không lớn hơn

8 km

2. Số cạnh không lớn hơn

15

3. Chiều dài từ điểm khi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút không lớn hơn

5 km

4. Chu vi vòng khép không lớn hơn

20 km

5. Chiều dài cạnh đường chuyền

+ Ln nht không quá

+ Nhỏ nhất không quá

+ Trung bình

 

1400 m

200 m

600 m

6. Sai số trung phương đo góc không lớn hơn

5

7. Sai số tương đối đo cạnh sau bình sai không lớn hơn

Đối với cạnh dưới 400 m không quá

1 : 50 000

0,012 m

8. Sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép không lớn hơn (n - số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép)

10 x n

9. Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs: [s] nhỏ hơn

1 : 15 000

4.2.1.9. Góc ngang trong lưới đường chuyền được đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hưng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu) nếu trạm đo chỉ có hai hướng bằng các máy toàn đạc điện tử có độ chính xác 1 - 5 và máy khác có độ chính xác tương đương, số lần đo quy định ti Bảng 6.

Bảng 6 - Số lần đo góc ngang trong lưới đường chuyền

Loại máy

Số ln đo

Máy có độ chính xác đo góc 1” - 2”

4

Máy có độ chính xác đo góc 3” - 5”

6

4.2.1.10. Đo góc trong đường chuyền thực hiện trên giá ba chân, theo phương pháp ba giá. Sai số định tâm máy và bảng ngắm không lớn hơn 2 mm. Đối với các cạnh ngắn hơn cạnh trung bình phải dọi tâm với độ chính xác không lớn hơn 1 mm.

4.2.1.11. Khi đo góc, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo phải thay đổi một góc tính theo công thức:

                                (1)

Trong đó

n là số ln đo.

Các hạn sai khi đo góc không lớn hơn giá tr quy định ở Bng 7 (chung cho các máy đo góc độ chính xác từ 1” đến 5”).

Bảng 7 - Các hạn sai khi đo góc

Đơn vị tính bng giây ()

Các yếu tố trong đo góc

Hạn sai không quá, (“)

1. Số chênh trị giá góc giữa các lần đo

8

2. Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo

8

3. Dao động 2C trong 1 lần đo (Đối với máy không có bộ phận tự cân bằng)

12

4. Sai số khép về hướng mở đầu

8

5. Chênh giá tr hướng các lần đo đã quy “O

8

4.2.1.12. Trong trường hợp do vượt các quy định ở Bảng 7 hoặc do động chân máy thì phải đo lại. Lần đo lại phải tiến hành sau khi đo xong các lần đo cơ bản, vị trí bàn độ như lần đo cơ bn.

Nếu số hướng đo lại vượt quá 1/3 tổng số hướng trên trạm đo thì phải đo lại cả lần đo. Nếu s lần đo lại vượt quá 1/3 tng số lần đo thì phải đo lại cả trạm đo. Khi trạm đo có 3 hưng, nếu 1 hướng phải đo lại thì phải đo lại c lần đo.

4.2.1.13. Khi phát hiện máy có biến động, trước khi thi công các công trình trắc địa mỏ hoặc định kỳ hàng năm, máy đo góc phải được kiểm định theo các hạng mực sau:

a) Kiểm tra và hiệu chỉnh ống thủy;

b) Kiểm tra và hiệu chỉnh trục ngắm ống kính;

c) Kiểm tra và hiệu chỉnh lưới ch;

d) Kiểm tra và hiệu chỉnh trục quang của ống kính;

e) Kiểm tra và hiệu chỉnh chỉ tiêu (MO) hoặc (MZ) (đối với máy không có bộ phận tự cân bằng);

f) Kim tra và hiệu chỉnh trục ngắm của bộ phận dọi tâm quang học (kể cả bộ phận dọi tâm quang học của gương, bng ngắm);

g) Kiểm tra hằng s gương ca máy;

h) Kiểm tra hệ số đo khoảng cách của máy và giá trị góc bù của máy.

Ngoài quy định kiểm định các hạng mục cơ bản trên, nếu trong tài liệu hướng dẫn sử dụng máy có yêu cầu khác phải kiểm định bổ sung theo tài liệu hướng dẫn.

4.2.1.14. Cạnh đường chuyền được đo bằng máy toàn đạc điện tử. Căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới và hiệu quả kinh tế để lựa chọn loại máy đo cho phù hợp. Độ chính xác của máy toàn đạc điện tử được biểu thị bng công thức:

ms = ± (a + b.10-6 D)   (2)

Trong đó

ms là độ chính xác đo dài, tính bằng mm;

D là khoảng cách;

a, b là các hệ số của máy đo.

4.2.1.15. Cạnh đường chuyền được đo 3  lần riêng biệt, kết quả lấy trung bình. Mỗi lần đo đều ngm chuẩn lại mục tiêu. Số chênh giữa các lần đo cạnh không vượt quá 2a. Khi đo cạnh phải đo nhiệt độ không khí với độ chính xác đến 1° C và áp suất với độ chính xác đến 1 mbar. Đi với cạnh dài hơn 600 m phải đo nhiệt độ và áp suất ở 2 đầu cạnh, lấy giá trị trung bình để nạp trực tiếp vào máy đo hoặc đ tính cải chính cạnh sau khi đo. Máy và gương phải được đnh tâm bằng bằng máy dọi tâm quang học.

4.2.1.16. Lưới khống chế khu vực phải được bình sai chặt chẽ. Sau bình sai phải đánh giá sai số trung phương đo góc, sai số trung phương vị trí điểm, sai số trung phương tương đối đo cạnh, sai số trung phương đơn vị trọng số và so sánh với các quy định của Tiêu chuẩn này. Nếu vượt hạn sai phải xem xét lại các giá trị đo, quá trình tính toán nếu không phát hiện nguyên nhân thì phải đo lại.

4.2.1.17. Lưới khu vực đo bằng công nghệ GNSS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, chuỗi tứ giác được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 3 điểm hạng cao hoặc các cặp điểm thông hướng được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 2 điểm hạng cao; khoảng cách giữa các điểm hạng cao không quá 10 km. Trong trường hợp đặc biệt lưới khu vực được phép đo nối với 2 điểm hạng cao.

4.2.1.18. Trước khi tiến hành đo, máy, thiết bị đo phi được kiểm tra, kiểm nghiệm đầy đủ các nội dung sau:

1) Đối với máy thu GNSS đang sử dụng, trước khi đo cần kiểm tra đầy đủ các mục sau đây:

a) Kiểm tra sự hoạt động của các phím chức năng bao gồm cả phím cứng và phím mềm. Tất cả các phím này đều phi hoạt động bình thường.

b) Kiểm tra sự ổn định của quá trình thu tín hiệu thông qua việc đo thử (không dưới 60 min).

c) Kim tra việc truyền dữ liệu t máy thu sang máy tính.

d) Vị trí đặt máy để kiểm tra phải là nơi quang đãng; khi đo thời tiết tốt, đảm bảo cho việc thu tín hiệu vệ tinh là tốt nhất.

2) Đối với các máy mi, trước khi sử dụng phải tiến hành đo thử nghiệm trên bãi chuẩn (đối với loại máy thu 1 tần số) hoặc trên các điểm cấp “0” (đối với loại máy thu 2 tần số) và so sánh kết quả đo với số liệu đã có.

3) Các dụng cụ đo các yếu tố khí tượng như áp kế, nhiệt kế và m kế phải được kiểm định mỗi năm một lần. Kết qu kim định phải được giao nộp kèm theo kết quả đo và tính toán bình sai lưới.

Căn cứ vào các kết quả kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định để quyết định có sử dụng máy thu và các thiết bị kèm theo đó hay không.

4.2.1.19. Trước khi đo phải tiến hành lập lịch cho khu đo vi thời gian đo ngắm đồng thời tối thiểu trên một điểm trm đo; đối với máy GNSS một tần số quy định như sau:

- Thời gian đo ngm đồng thời tối thiểu:             60 min;

- S vệ tinh khe liên tục tối thiểu:                      4 vệ tinh;

- PDOP chọn khi đo lớn nhất không quá:           4,0;

- Ngưng góc cao vệ tinh lớn hơn:                    15°.

CHÚ THÍCH: Thời gian đo được áp dụng cho các cạnh trong lưới có chiều dài được quy định ở Bảng 4. Đi với các cạnh đo nối nếu chiều dài cạnh ln thì phải chọn thời gian đo ln tục ln hơn 1 gi đ khi xử lý cạnh có được lời giải cố định “Fixed”.

4.2.1.20. Thao tác tại một điểm đo được thực hiện theo quy trình như sau :

- Dọi tâm và cân bằng máy chính xác, sai số dọi tâm không quá 2 mm.

- Đo chiều cao ăng ten 2 lần vào khoảng đầu và cuối ca đo với độ chính xác đến 1 mm.

- Nhập tên điểm trạm đo vào máy, đối với máy không nhập được trực tiếp thì phi nhập ngay khi trút số liệu sang máy tính.

- Đo nhiệt độ, áp suất 2 lần vào khoảng đầu và cuối ca đo với độ chính xác đo nhiệt độ là 0,5°C, áp suất đến 1 milibar.

4.2.1.21. Khi tính khái lược trước khi bình sai lưới cần lưu ý đảm bo các chỉ tiêu sau đây:

- Li giải được chấp nhận:                                 FIXED

- RATIO:                                                            > 1,5

- Rms:                                                              < (0,02 + 0,004S) km

- Reference Variance:                                        < 30,0

- RDOP:                                                            < 0,1

CHÚ THÍCH: Ch tiêu RATIO chỉ xem xét đến khi lời giải là FIXED.

Ch tiêu RDOP chỉ xem xét đến khi các chỉ tiêu khác không đạt được để quyết định xử lý lại hay phải đo lại.

Khi một trong các giá trị hàm hiệp tham chiếu “Reference Variance” hoặc sai số trung phương “RMS” vượt quá các chỉ tiêu nói trên nhưng không quá 1,5 lần thì phải tiến hành tính khép tam giác, đa giác và bình sai sơ bộ để quyết định phải tính lại, loại bỏ hay đo lại. Trong trường hợp đặc biệt cũng không được phép vượt quá 2 lần hạn sai cho phép. Số cạnh có một trong 2 giá trị nêu trên vượt quá 2 ln hạn sai cho phép không được chiếm quá 10% tổng số cạnh trong lưới.

Được phép thay đổi giá trị mặc định của tham s lọc (edit multiplier) nhưng không được phép nhỏ hơn 5.

Được phép cắt b các tín hiệu vệ tinh thu được các vị trí thấp so với đường chân trời (elevation cut off) nhưng không được phép vượt quá 30°.

Số lần lặp trong quá trình tính toán không được phép vượt quá 10 lần.

Được phép đặt lại khoảng thời gian bắt đầu hoặc kết thúc quá trình đưa số liệu vào tính toán nhưng không được phép vượt quá 30% tổng thời gian quan trắc.

4.2.1.22. Sau bình sai phải tiến hành đánh giá sai số trung phương vị trí điểm, sai số trung phương tương đi đo cạnh, sai số trung phương đơn vị trọng số.

4.2.1.23. Các loại tài liệu lưới khu vực cn giao nộp:

a) Sơ đồ lưới khu vực đã thi công trên nền bản đồ địa hình;

b) Tài liệu kiểm nghiệm máy và dụng cụ đo;

c) S đo và đĩa CD ghi kết quả đo;

d) Ghi chú điểm và biên bn bàn giao mốc, biên bản thỏa thuận vị trí chôn mốc;

e) Tài liệu tính toán bình sai, đĩa CD ghi tệp tin số liệu và kết quả bình sai;

f) Bảng thống kê tọa độ của các điểm;

g) Biên bản kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm từng phần (nếu có);

h) H sơ nghiệm thu công trình.

4.2.2. Lưới độ cao kỹ thuật

4.2.2.1. Lưới độ cao kỹ thuật trên mt bằng khu mỏ được phát triển từ các mốc độ cao hạng IV quốc gia trở lên theo dạng đường đơn giữa hai điểm hạng cao hoặc dưới dạng lưới với các vòng khép và điểm nút.

4.2.2.2. Các điểm đo cao kỹ thuật b trí trùng với các điểm đường chuyền. Chiều dài đường độ cao kỹ thuật không vượt quá quy định:

- Đường đơn:                                        10 km;

- Giữa điểm gốc và điểm nút:                 8 km;

- Giữa hai điểm nút:                               6 km.

4.2.2.3. Máy dùng trong đo độ cao có độ phóng đại 20x trở lên, trị giá khoảng chia ống thủy gắn trên ống kính là 25”/2 mm trở lên. Dùng mia hai mặt hoặc mia một mặt dài 4 m, khoảng chia 1 hoặc 2 cm.

4.2.2.4. Trước khi đo, máy và mia đều phải kiểm nghiệm và hiệu chỉnh. Kiểm nghiệm máy và mia theo quy định cho từng thiết bị sử dụng.

4.2.2.5. Khi đo, mia phải đặt trên đế mia hoặc trên cọc đóng xuống đất. Chiều dài tia ngm trung bình là 120 m, dài nhất không quá 200 m (nếu dùng máy có độ phóng đại lớn hơn 30 ln). Số chênh khoảng cách từ máy đến hai mia không quá 5 m, tích lũy trên một đoạn giữa hai mốc không quá 50 m. Chiều cao tia ngắm so với mặt đt hoặc địa vật mà tia ngm đi qua phải lớn hơn 0,2 m. vùng núi khi chiều dài tia ngắm nhỏ hơn 30m thì chiều cao tia ngắm không thp hơn 0,1 m. Không được dng mia xuống hố để nâng chiều cao tia ngắm.

Hiệu số độ chênh cao mặt đen, mặt đỏ hoặc chênh cao hai lần đo (mia một mặt) trên một trạm máy không quá 5 mm. Nếu lớn hơn phải thay đổi chiều cao máy từ 2 cm trở lên và đo lại trạm đo đó.

4.2.2.6. Sai số khép giữa hai điểm hạng cao không được vượt quá đại lượng tính theo công thức:

                                     mm            cho vùng đồng bằng;                (3)

                                     mm            cho vùng rừng núi.                    (4)

Trong đó

L là độ dài đường độ cao tính bằng km.

Nếu số trạm đo trên 1 km trên 25 thì sai số khép không được vượt quá:

                                                 mm                                                (5)

Trong đó

n là s trạm đo

4.2.2.7. Khi bố trí các điểm độ cao kỹ thuật trùng với các điểm lưới khu vực cho phép xác định độ cao bằng phương pháp đo cao lượng giác trên cơ sở đo cả góc đứng (hoặc thiên đỉnh) và đo cạnh hoặc đo chênh cao kết hợp đng thời với đo đưng chuyền. Cnh đo bằng các loại máy có sai số không lớn hơn (5 ± 5.10-6 x D) mm.

Chênh cao, góc đứng phải đo đi và đo về. Trên một trạm, góc đứng được đo một lần đo bằng phương pháp 3 chỉ hoặc đo 3 lần đo bng phương pháp chỉ giữa. Số chênh giá trị góc đứng giữa các lần đo dưới 15”. Chênh cao giữa đo đi và đo về nhỏ hơn  mm,

Trong đó

L là chiều dài cạnh tính bng km.

Sai số khép độ cao không vượt quá đi lượng tính theo công thức:

                                                 mm                                                (6)

Trong đó

S là độ dài đường chuyền tính bằng km.

Lưu ý: Chiều cao máy và chiều cao điểm ngắm phải đo với sai số không lớn hơn 3  mm. Khi đo góc đứng phải áp dụng biện pháp để loại b sai số MO.

4.2.2.8. Phải ghi chép đầy đủ các mục trong s đo. Các số đc phải ghi đầy đủ, rõ, sạch và đẹp. Nghiêm cm ty, xóa, sửa đè lên các chữ số. Không được sửa chữa các số đọc hàng chục phút khi đo góc đứng, hàng mm và cm chiều cao máy và bảng ngắm. Các số đọc nhầm cho phép gạch bỏ và viết số đúng lên trên nhưng không được sửa chữa liên hoàn.

4.2.2.9. Tài liệu giao nộp về đo độ cao gồm có:

- Ghi chú điểm và biên bản bàn giao mốc, biên bản thỏa thuận vị trí chôn mốc (nếu có);

- Tài liệu kiểm định máy ;

- Các sổ đo, đĩa CD kết quả đo ;

- Sơ đồ lưới thi công;

- Các bảng tính chênh cao và độ cao ;

- Tài liệu tính toán bình sai lưới độ cao;

- Hồ sơ nghiệm thu công trình.

4.2.2.10. Có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử, công nghệ GNSS xác định độ cao các mốc nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác.

4.2.2.11. Hệ thống các đưng thủy chuẩn bình sai riêng từng cp hạng theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất. Trọng số của các đường thủy chuẩn lấy bằng trị số nghịch đảo chiều dài các đường đi hay lấy bằng trị số nghịch đảo số lượng các trạm máy trong các đường đo. Độ cao các mốc thủy chuẩn tính đến mm.

4.3. Lưới khống chế đo vẽ

4.3.1. Lưới khống chế đo vẽ là tập hợp điểm được bố trí trên bề mặt mỏ phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ địa hình bề mặt m và các công tác trắc địa khác. Mật độ điểm khống chế đo vẽ phụ thuộc vào diện tích cần đo vẽ và đặc trưng của địa hình khu vực đo v.

4.3.2. Lưới khống chế đo vẽ được phát triển dựa trên các điểm khu vực hoặc các điểm tọa độ và độ cao cấp cao hơn. Lưới khống chế đo vẽ có thể thành lập bằng phương pháp đường chuyền kinh vĩ, lưới các điểm giao hội hoặc ứng dụng công ngh GNSS. Khi áp dụng phương pháp khác phải trình bày c thể trong phương án kỹ thuật.

4.3.3. Trong thiết kế kỹ thuật và khi thi công phải b trí điểm khống chế tọa độ phẳng và độ cao cho phù hợp với phương pháp, quy trình công nghệ thành lập bn đ, đồng thời đm bảo mật độ điểm khống chế đ đo v địa vật, địa hình (nếu có yêu cu). Đối với khu vực đo vẽ bản đồ tính khối lượng kho than và khoáng sản, bãi chứa... tỷ lệ lớn (ví dụ tỷ lệ 1 : 200, 1 : 500) phi thiết kế sao cho mật độ điểm khống chế đo vẽ đủ để đo vẽ chi tiết mà không phát triển thêm các điểm, trm đo phụ.

4.3.4. Phương án đo ni lưới khống chế đo vẽ nhất thiết phải thiết kế trên bản đ tỷ lệ lớn nhất có trên khu đo trước khi tiến hành thi công lưới trên thực địa.

4.3.5. Tùy theo mục đích và thời gian sử dụng, các điểm khống chế đo vẽ trên bề mặt mỏ có thể bố trí thành hai loại: mốc cố định và mốc tạm thời. Các mốc phải đảm bảo tồn tại trong suốt thời gian đo vẽ và kết thúc công tác kiểm tra, nghiệm thu bản đồ.

4.3.6. Các mốc của lưới khống chế đo vẽ phải được phân bố đều, hợp lý trên diện tích đo vẽ. Số lượng các mốc lưới khống chế đo vẽ và các cấp hạng cao hơn phải đảm bảo không ít hơn:

- 4 mốc trên 1 km2 khi đo vẽ tỷ lệ 1 : 5000;

- 10 mốc trên 1 km2 khi đo vẽ tỷ lệ 1 : 2000;

- 16 mốc trên 1 km2 khi đo vẽ tỷ lệ 1 :1000.

4.3.7. Lưới đường chuyền kinh vĩ

4.3.7.1. Phụ thuộc vào khả năng đo ni với các điểm cấp cao trên vùng mỏ, lưới đường chuyền kinh vĩ có thể thiết kế dưới dạng đường chuyền khép kín, đường chuyền phù hợp hoặc thành mạng có một hay nhiều điểm nút.

Trong các trường hợp điều kiện địa hình khu mỏ đặc biệt khó khăn, có thể thành lập đường chuyền kinh vĩ treo.

4.3.7.2. Tại các điểm khởi tính và khép đường chuyền phải đo ni phương vị. Nếu điều kiện chỉ cho phép đo nối một phương vị thì số lượng điểm khép tọa độ phi nhiều hơn 2 điểm (có ít nhất ba điểm gc trong đó có một điểm được đo ni phương vị).

4.3.7.3. Tùy theo trang thiết bị kỹ thuật sử dụng, tỷ lệ bn đ cần đo vẽ và điều kiện địa hình, khi thiết kế lưới đường chuyền cn phải thực hiện các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm:

- Chiều dài lớn nhất của đường chuyền;

- Sai số trung phương đo góc;

- Sai số khép tương đối giới hạn của đường chuyền;

- Chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa hai điểm nút;

- Chiều dài lớn nhất, nhỏ nhất cạnh đường chuyền;

- Số lần đo góc, số lần đo cạnh;

- Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai;

- Sai số khép góc trong đường chuyền.

4.3.7.4. Trường hợp đo bằng công nghệ GNSS phải đảm bảo độ chính xác và có các quy định:

- Thời gian đo ngắm đng thời tối thiểu;

- Số vệ tinh khỏe liên tục tối thiểu;

- PDOP lớn nhất khi đo;

- Ngưng góc cao vệ tinh;

- Các chỉ tiêu nh khái lược.

4.3.7.5. Khi thành lập đường chuyền kinh vĩ treo, phải đo góc phi và góc trái tại từng trạm đo. Sau khi đo xong góc trái phải thay đi chiu cao máy kiểm tra lại tiêu ngắm mới đo góc phải. Sai số khép góc được phân phối theo trạm máy. Chiều dài đường chuyền được đo đi và đo về. Trị số cạnh của đường chuyền được lấy theo giá trị trung bình của hai lần đo.

4.3.7.6. Lưới khống chế đo vẽ được phép bình sai gần đúng.

4.3.7.7. Tuy thuộc vào tỷ lệ bn đ và khoảng cao đều cơ bản, độ cao các điểm khống chế đo vẽ có thể xác định bằng thủy chuẩn tia ngắm ngang (sử dụng máy kinh vĩ), thủy chuẩn lượng giác hoặc giao hội độ cao độc lập.

4.3.7.8. Khi thiết kế phương án xác định độ cao cho các điểm đo vẽ, cần thực hiện quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm:

- Chiều dài đường thủy chuẩn;

- Chiều dài tia ngắm;

- Số lần đo trên một trạm;

- Sai số khép giới hạn của đường thủy chuẩn

- Số lần đo góc trong đo giao hội;

- Chênh lệch độ cao giữa đo đi, đo v, giữa các lần đo;

- Lưới khống chế đo vẽ độ cao được bình sai gần đúng.

4.3.7.9. Máy toàn đạc điện tử, máy thủy chuẩn, mia, máy thu GNSS sử dụng phải được kim tra theo quy định cho từng loại, s liệu kiểm tra được giao nộp cùng các tài liệu khác.

4.4. Đo vẽ bản đồ địa hình khu mỏ

4.4.1. Bản đồ địa hình các tỷ lệ 1 : 200; 1 : 500; 1 : 1000; 1 : 2000; 1 : 5000 và 1 : 10 000 được thành lập bằng công nghệ số, đảm bảo độ chính xác theo quy định bản đồ địa hình.

Bản đồ được phân mảnh, đánh số theo quy định chuyên ngành. Trường hợp diện tích khu đo không lớn, độc lập có thể phân mảnh theo phương án lựa chọn đã được phê duyệt. Sử dụng giy vẽ bản đ có chất lượng cao để in bản đồ địa hình. Bản đồ phải có khung tên th hiện cơ quan đo đạc, người đo, người vẽ, người kiểm tra, lãnh đạo đơn v thành lập bn đồ phê duyệt, số bản v. Bản đ phải được ký tên đy đủ, đóng du, phát hành kèm theo đĩa CD ghi bản đồ và các các tệp (file) dữ liệu gốc.

4.4.2. Tùy thuộc vào diện tích khu đo, mục đích sử dụng, tỷ lệ bản đồ và phương tiện đo v, bản đồ địa hình khu mỏ có thể đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc, phương pháp đo chụp ảnh lập th hàng không và mặt đất hoặc phương pháp GNSS-RTK.

4.4.3. Trên bản đồ địa hình khu mỏ, ngoài những đối tượng chung đã quy định trong các tiêu chuẩn ngành trắc địa - bản đồ, còn phải thể hiện đầy đủ những đối tượng sau:

- Các công trình khai thác m: các tầng, các hào, các ca lò, miệng giếng mỏ và các công trình mỏ khác;

- Các công trình thăm dò địa chất: các lỗ khoan, các giếng, hào thăm dò;

- Vị trí lộ các vỉa than và khoáng sn, các vết đứt gãy địa chất;

- Các khu vực nứt n, sụt l, chuyển dịch đất đá mỏ do ảnh hưng khai thác;

- Hệ thng thoát nưc, các mương rãnh …;

- Hệ thống các tuyến vận tải mỏ, các trạm điện và hệ thống các đường dây dẫn điện, dây thông tin liên lạc...;

- Các khu vực cha than, khoáng sản thành phm và bán thành phm;

- Các bãi thi đất đá m.

Các đối tượng địa hình, địa vặt, địa mạo trên bản đồ phải được thể hiện theo hệ thống ký hiệu quy định đối với bản đ trắc địa m.

4.4.4. Kim tra, nghiệm thu bản đồ phải thực hiện c ngoại nghiệp và nội nghiệp để đảm bảo bản đồ th hiện đy đủ các yếu tố địa hình địa vật khu đo, đạt độ chính xác theo quy định. Kiểm tra nghiệm thu bn đ phải thành lập các mặt cắt. Mặt cắt được bố trí đều trên diện tích bản đồ ở những vị trí xa điểm khống chế tọa độ, độ cao. Chiều dài mặt ct kiểm tra không ít hơn chiều dài đường chéo bản đồ. Sai số cho phép so với kết quả kiểm tra được áp dụng theo quy định đo v bản đồ địa hình.

4.4.5. Các bn đồ địa hình tổng hợp trên mặt bằng khu mỏ phi được hiệu chỉnh không ít hơn năm năm một lần. Khi hiệu chỉnh các bn đ phải đặc biệt thể hiện những công trình xây dựng mới, các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ do ảnh hưởng của khai thác mỏ và những thay đổi về địa hình, địa mạo trên mặt bằng mỏ.

4.4.6. Số lượng điểm địa hình vẽ trên 1 ô vuông bản đồ (0,1 x 0,1) m phải có từ 40 đến 60 hoặc nhiều hơn nhưng phải phân bố đều trên diện tích ô vuông.

4.4.7. Các điểm khống chế tọa độ, độ cao quốc gia, các điểm giải tích, các điểm khống chế đo vẽ (hoặc các điểm khống chế ảnh), các điểm mia chi tiết, các số liệu đo khác phải đưa lên bản v bằng tọa độ hoặc số liệu đo gốc.

4.4.8. Đo vẽ bản đ bằng công nghệ GNSS

4.4.8.1. Nếu khu vực mặt bằng khu mỏ có đủ điều kiện thông thoáng, có thể áp dụng công nghệ đạo hàng vệ tinh toàn cầu GNSS đo động để đo vẽ bản đồ theo các phương pháp sau đây:

- Phương pháp GNSS động xử lý sau PPK, dựa trên nguyên lý một hay nhiều trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm tọa độ quốc gia các cấp, hạng cao) và một s trạm máy động (đặt liên tiếp tại các điểm đo v chi tiết), kết quả thu số liệu tại trạm tĩnh và trạm động được xử lý sau. Kết quả cho gia số tọa độ giữa trạm tĩnh và trạm động. Tùy theo thể loại thiết bị GNSS đ quy định thời gian đo đảm bảo độ chính xác đo vẽ các yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, thành lập;

- Phương pháp GNSS động thời gian thực RTK cũng dựa trên cơ sở 1 trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm tọa độ Nhà nưc các cấp, hạng) và một số trạm thu động (đặt liên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết), số liệu tại trạm tĩnh được gửi tức thời ti trạm động bằng thiết bị thu phát sóng vô tuyến để xử lý tính toán tọa độ trạm động theo tọa độ trạm tĩnh. Tùy theo th loại thiết bị GNSS đ quy định thời gian đo đảm bảo độ chính xác đo vẽ các yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, thành lập.

4.4.8.2. Khi áp dụng công nghệ GNSS động để đo vẽ bản đồ địa hình khu mô, chỉ cần mật độ điểm tọa độ Nhà nước quy định dưới đây, không cần phải phát triển lưới khu vực.

- Đ đo v bản đồ tỷ lệ từ 1 : 5000 đến 1 :10000 trên diện tích từ 20 km2 đến 30 km2 có tối thiểu một điểm tọa độ Nhà nước;

- Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ từ 1 : 200 đến 1 : 2000 trên diện tích từ 10 km2 đến 15 km2 có tối thiểu một điểm tọa độ Nhà nước.

4.4.8.3. Khi áp dụng công nghệ GNSS động để đo v bản đồ địa hình khu mỏ phải có giải pháp tính toán để đảm bảo độ chính xác về độ cao.

5. Trắc địa mỏ ở mỏ lộ thiên

5.1. Lưới khống chế đo vẽ

5.1.1. Các quy định chung

5.1.1.1. Lưới khống chế đo vẽ ở m lộ thiên là tập hợp điểm được b trí trong lòng m, trên các tầng khai thác. Chức năng chủ yếu của lưới là làm cơ sở trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết thành lập các loại bản đồ m lộ thiên, bình đồ tính khối lượng; là cơ sở để tiến hành các công tác trắc địa phục vụ khai thác như đào hào, cắm giới hạn khai thác, khoan nổ mìn v.v...

5.1.1.2. Tọa độ phẳng (X, Y) và độ cao (Z) các điểm lưới khống chế đo vẽ được xác định dựa vào các điểm của lưới khống chế cơ sở mặt bằng và độ cao trên b mặt mỏ. Điểm khống chế đo vẽ được b trí trên các mặt tầng nên không tn tại lâu dài, thưng bị phá hủy do các hoạt động khai thác, xúc, bốc, vận ti. Vì vậy, hàng tháng, hàng quý phải tiến hành khôi phục, bổ sung phục vụ kịp thi công tác trắc địa trong mỏ theo chu kỳ.

5.1.1.3. Mật độ của các điểm khống chế đo vẽ phụ thuộc vào địa hình trong mỏ, mức độ phức tạp của các đối tượng đo vẽ và tỷ lệ bản đồ cần thành lập. Mật độ điểm đo vẽ được quy định như trong Bảng 8.

Bng 8 - Mật độ điểm đo vẽ

T lệ bản đ

Mật độ điểm / km

1 : 5000

1 : 2000

1 : 1000

4

10

16

5.1.1.4. Trong thực tế; tùy thuộc vào s lượng tầng công tác, số lượng máy xúc làm việc trên từng tầng số lượng điểm khống chế có thể thay đổi.

5.1.1.5. Cơ sở trực tiếp để phát triển lưới khống chế đo vẽ ở mỏ lộ thiên là các mốc lưới khu vực trên bề mặt mỏ hoặc các mốc đường chuyền đa giác các cấp 1, 2. Các lưới khống chế đo vẽ ở mô lộ thiên phải được xây dựng theo cùng một Hệ tọa độ quốc gia thống nhất trên phạm vi toàn mỏ.

5.1.1.6. Sai số xác định độ cao các mốc lưới khống chế đo vẽ tính theo mốc độ cao gốc gần nhất không được vượt quá ±0,1 m.

5.1.2. Xác định tọa độ phẳng điểm khống chế đo v

5.1.2.1. Trong các mỏ lộ thiên Việt Nam, tọa độ phẳng của các điểm khống chế đo vcó thể xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau, phổ biến nhất là phương pháp giao hội, đường chuyền kinh vĩ, phương pháp GNSS. Việc lựa chọn phương pháp thích hợp cần căn cứ vào điều kiện địa hình, kích thước, hình dạng và chiều sâu của công trưng, hệ thống khai thác, các phương tiện đo đạc và khả năng đo nối vi các điểm khống chế cơ sở cấp cao trên bề mặt mỏ.

5.1.2.2. Giao hội nghịch góc-cạnh bằng máy toàn đạc điện tử phải đo đến 3 điểm khống chế cơ sở trên bề mặt m. Trong trường hợp điều kiện địa hình đặc biệt khó khăn mới cho phép đo đến hai điểm. Khong cách từ điểm đo vẽ đến điểm khống chế cơ sở:

- Không được vượt quá 1,5 km đối với bản đồ tỷ lệ 1 : 1000;

- Không được vưt quá 2,0 km đối với bản đồ tỷ lệ 1 : 2000.

Trong trường hợp các mc lưới đo vẽ cách xa các mốc khởi tính quá 1000m phải đo các góc theo ch tiêu đo góc lưới khu vực cấp 2.

5.1.2.3. Tọa độ các điểm giao hội nghịch phải tính từ trị số trung bình do kết quả hai đồ hình giao hội nghịch. Sai lệch tọa độ tính từ hai đồ hình không được vượt quá 0,6 mm tính trên bản đồ.

5.1.2.4. Tọa độ phẳng các điểm khống chế đo vẽ trong mỏ lộ thiên có thể xác định thông qua lưới đường chuyền kinh vĩ. Lưới đường chuyền kinh vĩ phải thành lp theo dạng đường chuyền khép kín, đường chuyền phù hợp. Trong trường hợp điều kiện địa hình đặc biệt khó khăn có thể thành lập đường chuyền treo, nhưng phải có giải trình trong phương án kỹ thuật.

5.1.2.5. Khi thành lập lưới đường chuyền kinh vĩ trong mỏ lộ thiên cn tuân th các quy định kỹ thuật sau đây:

Chiều dài các cạnh của đường chuyền kinh vĩ không được lớn hơn 400 m và nhỏ hơn 100 m.

Chiều dài đường chuyền không được vượt quá:

- 2  km khi đo vẽ tỷ lệ 1  : 500;

- 4  km khi đo vẽ tỷ lệ 1  : 1000;

- 6  km khi đo vẽ tỷ lệ 1  : 2000.

5.1.2.6. Cạnh của đường chuyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử (hoặc các phương pháp khác) và thỏa mãn độ chính xác quy định.

5.1.2.7. Sai số khép góc trong các đường chuyền kinh vĩ không được vượt quá trị số , trong đó: n là số các góc đo.

5.1.2.8. Khi mật độ của các mốc lưới đo về chưa đủ tha mãn việc đo địa hình tầng và trong những trường hợp đặc biệt khó khăn, được phép sử dụng cọc phụ nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Từ mỗi mốc lưới đo vẽ đường chuyền kinh vĩ, giao hội điểm, chỉ được phóng một cọc phụ và không được sử dụng cọc phụ này để phóng cọc phụ khác, Khi phóng cọc phụ đo góc bằng hai nửa vòng đo; Chiều dài, độ cao phải đo đi đo về để tránh sai lầm.

5.1.2.9. Sai số vị trí điểm các mốc lưới khống chế đo vẽ tính theo mốc gần nhất của lưới khống chế cơ sở không được vượt quá ± 0,2 m.

5.1.3. Xác định độ cao điểm khống chế đo vẽ

5.1.3.1. Độ cao các điểm khống chế đo vẽ trong lòng m lộ thiên được xác định dựa trên cơ sở độ cao các điểm khống chế cơ sở trên bề mặt mỏ. Trước khi sử dụng các mốc độ cao gốc phải kiểm tra độ cao và độ n đnh của mốc đó. Kết quả đo kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ và lưu tại sổ nhật ký đo. Nghiêm cấm chuyền độ cao từ các mốc độ cao gốc nằm ở khu vực dịch chuyển đất đá và địa hình biến dạng, sụt lở.

5.1.3.2. Tùy thuộc vào vị trí điểm khống chế đo vẽ và điều kiện địa hình, độ cao các điểm lưới đo vẽ có thể được xác định bằng thủy chuẩn hình học hoặc đo cao lượng giác.

5.1.3.3. Khi đo thủy chuẩn hình học dùng máy thủy chuẩn có độ phóng đại của ống kính không nhỏ hơn 20 lần như máy Ni-025; Ni-030; HB-1 và các máy tương đương.

Phải kiểm định máy trước khi đo đảm bảo góc i nhỏ hơn 20. Nếu góc i lớn hơn 20” phải hiệu chỉnh máy hoặc thay máy khác.

5.1.3.4. Tuyến thủy chuẩn trên tầng phải là đường chuyền phù hợp mối giữa hai mốc độ cao gốc có giá trị từ đo thủy chuẩn kỹ thuật trở lên.

5.1.3.5. Trong trường hợp điều kiện địa hình đặc biệt khó khăn thì được phép bố trí đường thủy chuẩn treo nhưng phải đo đi và đo về (đo hai chiều). Có thể đo một chiều nhưng phải thay đổi chiều cao máy không dưới 0,1 m. Chiều dài đường thủy chuẩn treo không được vượt quá 0,5 km.

Khoảng cách từ máy đến mia không được lớn quá 120 m, tia ngắm phải cao hơn mặt đất 0,1 m.

Chênh lệch khoảng cách đo trong một trạm máy không được lớn hơn 5 m, chênh lệch cộng dồn chiều dài đoạn đo không được lớn hơn 20 m.

Chênh lệch độ chênh cao tính theo tr số đọc ở các mặt đen và các mặt đỏ của mia trong một trạm máy không được vượt quá 5 mm.

5.1.3.6. Sai số khép đo thủy chuẩn hình học phải nhỏ hơn trị số:

, mm (7)

Trong đó

L là chiều dài đường đo tính bằng km.

Khi số lượng các trạm đo trên 1 km nhiều hơn 25, sai khép không được vượt quá  mm,

Trong đó

n là s trạm đo.

5.1.3.7. Đo độ cao lượng giác cần tiến hành kết hợp khi đo các đường chuyền kinh vĩ, giao hội điểm v.v... bng máy toàn đạc điện t. Độ cao lượng giác đo theo hai chiều: chiều đi và chiều về ở hai vị trí thuận và đảo ống kính.

5.1.3.8. Chiều dài cạnh đo độ cao lượng giác không được lớn hơn 1500 m. Trên cùng một cạnh đo sai lệch độ chênh cao theo chiều thuận và chiều ngược lại không được vượt quá 0,04l cm, trong đó l - chiều dài cạnh đo tính bằng mét.

Sai khép trên toàn đường đo độ cao lượng giác không được vượt quá trị số

, cm  (8)

Trong đó

L = [l] là chiều dài đường đo tính bằng mét;

n là số trạm đo.

5.1.3.9. Sai lệch độ chênh cao khi đo lượng giác theo hai chiều: đi và về trên một cạnh hình giao hội hay tọa độ cực không được vượt quá:

- (0,03 x I) cm khi cạnh ngắn hơn 1000 m;

- (0,02 x l) cm khi cạnh lớn hơn 1000 m;

Trong đó

I là chiều dài cạnh đo, tính bằng mét.

5.2. Đo vẽ tác nghiệp mỏ lộ thiên

5.2.1. Các quy định chung

5.2.1.1. Thời hạn tiến hành đo vẽ chi tiết phụ thuộc vào mục đích, đặc tính và điều kiện sn xuất. Thông thường công tác đo vẽ chi tiết được tiến hành vào những ngày cuối tháng, cuối quý, hoặc cuối năm, cho từng tầng công tác, từng máy xúc, từng khu vực mỏ v.v...

Tùy thuộc vào yêu cầu của sn xuất, công tác đo vẽ chi tiết cũng có thể tiến hành cho từng công trưng, từng tầng công tác hoặc từng khu vực nhỏ để cp nht hiện trạng của bờ m, bờ tầng và đáy moong.

5.2.1.2. Công tác đo vẽ chi tiết được tiến hành từ các điểm khống chế đo vẽ trở lên. Tọa độ phẳng, độ cao các điểm khống chế đo vẽ được xác định theo quy định tại các điều 5.1.2 và 5.1.3 của Tiêu chuẩn này.

5.2.1.3. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tỷ lệ bản đồ hiện trạng mỏ lộ thiên được quy định như sau:

Đo vẽ bản đồ tng hợp toàn bộ mỏ lộ thiên tiến hành theo tỷ lệ 1 : 2000 - 1 : 5000.

Đo vẽ cập nhật định kỳ các tầng mỏ lộ thiên tiến hành theo tỷ lệ 1 :1000 đối với công trường cơ giới và 1 : 500 đối với công trường th công.

Bn đ cập nhật các tng tỷ lệ 1 : 1000; 1 : 500 được sử dụng để xác định sản lưng khai thác mỏ, bao gồm: Khối lượng đất đá bóc và khoáng sản.

Khối lượng đất đá bóc và khối lượng khoáng sản được đo đạc cập nhật, tính toán nghiệm thu hàng tháng. Khối lượng thực hiện tháng sau được tính bằng tổng khối lượng từ đầu năm đến thời điểm nghiệm thu trừ đi khối lượng đã nghiệm thu các tháng trước công lại, cộng thêm hoc trừ đi khối lượng các ngày đo sớm và đo muộn so với ngày cuối tháng.

5.2.2. Đo vẽ địa hình mỏ lộ thiên

5.2.2.1. Đối tượng đo vẽ mỏ lộ thiên là:

- Các công trình khai thác tài nguyên và bốc đất đá. Các hào m vỉa, các tầng đất, tầng than, khoáng sn, các đường vận chuyển cơ gii, các bãi thải trong, ranh giới nổ mìn, các tuyến thoát nước mv.v...;

- Các công trình thăm dò tài nguyên và những yếu t cấu tạo địa chất nhìn thy được tại thực địa: vị trí các lỗ khoan, các hào, giếng thăm dò, những vết lộ vách, trụ vỉa than và khoáng sn, các đứt gãy kiến tạo, ranh giới các khu vực than có độ tro khác nhau, các điểm lấy mẫu và đo chiều dày va, những điểm lộ các nguồn nưc ngầm v.v...;

- Ranh giới các khu vực nguy hiểm: các khu vực cháy than, các khu vực dịch động trượt l;

- Các bãi thải ngoài đt đá mỏ, các kho chứa than và khoáng sản thành phẩm và bán thành phẩm;

- Các đường giao thông cơ giới trên mỏ, trên các bãi thải, vị trí các băng tải;

- Các công trình phục vụ mỏ: các đường dây tải điện, đường dây thông tin, các trạm điện, các trạm bơm, các tuyến cấp treo v.v...

5.2.2.2. Độ chính xác đo vẽ phải phù hợp với những yêu cầu sau:

- Sai số trung phương vị trí điểm của mép tầng theo hưng vuông góc với gương tầng tính theo mốc lưới đo vẽ gần nhất không được vượt quá 0,5 mm trên bản đồ;

- Sai số trung phương xác định độ cao các điểm mia tính theo độ cao mốc lưới đo vẽ gần nhất không được vượt quá ±0,2 m.

5.2.2.3. Đo vẽ toàn đạc tiến hành bằng các máy toàn đạc điện tử. Máy phải được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh định kỳ. Trước khi đo phải kiểm tra và hiệu chỉnh các điều kiện hình học cơ bản theo yêu cầu công tác đo vẽ chi tiết quy định đối với nội dung đo vẽ bản đồ địa hình.

5.2.2.4. Các điểm đo chi tiết phải chọn ở những vị trí đặc trưng của mép tầng, chân tầng. Các điểm mia phi được phân bổ trên mặt tng và ở những vị trí tiêu biểu cho sự thay đổi v địa hình và độ cao tầng.

Khoảng cách giữa các điểm đo trên các mép tng, chân tầng, bề mặt tầng khi đo vẽ tỷ lệ 1 : 1000 tùy thuộc vào các điểm đặc trưng của tầng xúc, không được vượt quá 20 m nếu tầng uốn cong và phức tạp, không quá 30 m nếu tầng doãi thẳng.

Khi đo vẽ tỷ lệ 1 : 2000 các khoảng cách này tương ứng không được vượt quá 30 m và 40 m.

Khoảng cách giữa các điểm đo ở khu vực n mìn tỷ l 1 : 500 tùy thuộc vào mạng lỗ khoan thiết kế đã thi công trong hộ chiếu.

5.2.2.5. mỗi trạm máy phải đo thêm một số điểm chi tiết nm trên khu vực trạm máy lân cận để kiểm tra.

5.2.2.6. Đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ mỏ lộ thiên bằng công nghệ GNSS.

- Phương pháp GNSS động xử lý sau PPK, dựa trên nguyên lý một hay nhiều trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm tọa độ quốc gia các cấp, hạng cao) và một số trạm máy động (đặt liên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết), kết quả thu số liệu tại trạm tĩnh và trạm động được xử lý sau. Kết quả cho gia số tọa độ giữa trạm tĩnh và trạm động. Tùy theo th loại thiết bị GNSS để quy định thời gian đo đảm bảo độ chính xác đo vẽ các yếu t nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, thành lập;

- Phương pháp GNSS động thời gian thực RTK cũng dựa trên cơ sở 1 trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm tọa độ Nhà nước các cấp, hng) và một số trạm thu động (đặt liên tiếp tại các điểm đo v chi tiết), số liệu tại trạm tĩnh được gửi tức thời ti trạm động bằng thiết bị thu phát sóng vô tuyến để xử lý tính toán tọa độ trạm động theo tọa độ trạm tĩnh. Tùy theo thể loại thiết bị GNSS để quy định thời gian đo đảm bảo độ chính xác đo vẽ các yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, thành lập.

5.2.2.7. Khi áp dụng công nghệ GNSS động để đo vẽ bn đ địa hình khu mỏ, chỉ cần mật độ điểm ta độ quốc gia quy định dưới đây, không cần phải phát triển lưới khu vực:

- Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1 : 5000 -1 : 10000 trên diện tích từ (20-30) km2 có tối thiu một điểm tọa độ quốc gia;

- Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1 : 200 - 1 : 2000 trên diện tích từ (10-15) km2 có tối thiểu một điểm tọa độ quốc gia.

Khi áp dụng công nghệ GNSS động để đo vẽ bn đ địa hình mỏ phải có giải pháp tính toán hợp lý để đm bo độ chính xác vđộ cao.

5.2.3. Thành lập bản đồ mỏ lộ thiên

5.2.3.1. Bn đ địa hình các tỷ lệ 1 : 200; 1 : 500; 1 :1000; 1 : 2000; 1 : 5000 và 1 : 10000 được thành lập bằng công nghệ số. Phải sử dụng giy vẽ bản đồ có chất lượng cao để in bản đồ địa hình m. Bản đồ phải có khung tên thể hiện cơ quan đo đạc, người đo, người v, người kim tra, nh đạo đơn vị thành lập bản đ phê duyệt, số bản v. Bản đồ phải được ký tên đầy đủ, đóng dấu, phát hành kèm theo đĩa CD ghi bản đ và các các tệp (file) dữ liệu gốc.

5.2.3.2. Bản đồ mỏ lộ thiên được v bng các chương trình phần mm chuyên dụng đã được các cấp có thm quyền phê duyệt sử dụng.

5.2.4. Tính toán khối lượng đất bóc và khoáng sản

5.2.4.1. Khối lượng khai thác ở m lộ thiên bao gồm khối lượng đất đá bóc và khoáng sản. Khối lượng này được xác định dựa trên nguyên lý của phương pháp các mặt ct thẳng đứng song song, phương pháp các mặt cắt ngang v.v... Khối lượng khai thác ở m lộ thiên được tính toán bằng các chương trình phần mềm đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt sử dụng. Khối lượng đất đá bóc, than khai thác phải được tính bằng hai người (1 người tính, một người kiểm tra) và Trắc địa trưởng kiểm tra phê duyệt. Kết qu tính toán được lập thành bng tính ký xác nhận người tính, người kiểm tra và Trắc địa trưng, Đa chất trưng (đối với khối lượng than - khoáng sản).

5.2.4.2. Bản đồ xác định khi lượng khoáng sản khai thác thể hiện những đi tượng sau:

- Vị trí và độ cao các mốc trắc địa;

- Vị trí và độ cao các điểm đo chi tiết trên các tầng (mép tầng, chân tầng, bề mặt tầng, sưn tầng);

- Vị trí xác định các điểm lộ vách và lộ trụ va, vị trí các đứt gãy địa chất và các cột địa tng phục vụ tính toán khối lượng, cht lượng than;

- Vị trí các mặt cắt tính khối lượng.

5.2.4.3. Mặt cắt tính khối lượng vẽ theo tỷ lệ bản đ và thể hiện những đối tượng sau:

- Đường kẻ th hiện mặt cắt các tầng cuối kỳ trước và cuối kỳ sau (mặt tầng, mép tầng, chân tầng, sưn tầng).

- Vị trí và sản trạng các vỉa than và khoáng sản theo đo thực tế ở thời điểm cui kỳ trước và cuối kỳ sau (Các vị trí này được lưu ở bộ phận địa chất).

- Vị trí các đt gãy địa chất và sản trạng các đứt gãy đó.

- Vị trí và độ cao các công trình thăm dò (các lỗ khoan, các hào, giếng thăm dò v.v...).

- Vị trí các trục ta độ cắt qua.

5.2.4.4. Khi tính chuyển từ thể tích V sang khối lượng T của khoáng sn nguyên khai cn sử dụng thng nhất công thức sau đây:

  (9)

Trong đó

(100 - D1) là tỷ lệ than hay khoáng sn sạch, %;

D1 là tỷ lệ đá kp thực tế tại tầng, %;

D2  là tỷ lệ đá kp được phép ln trong than, khoáng sản, %;

gk là khối lượng thể tích của than, khoáng sản;

gd là khối lượng thể tích của đá kẹp;

K là hệ số thu hi than, khoáng sản.

5.2.4.5. Phải có hồ sơ lưu trữ và quản lý khối lượng đất đá bóc và sản lượng khoáng sản nguyên khai riêng cho từng công trường, từng tng, tng máy xúc và toàn công trường. Tài liệu tính toán phải được lưu trữ đầy đủ, có hệ thống suốt quá trình hoạt động của mỏ.

5.2.4.6. Trong trường hợp đo vẽ lại bn đồ địa hình m, tính kiểm tra lại khối lượng (kiểm tra trực tiếp), chênh lệch giữa số liệu đã tính toán lần trước và số kiểm tra không được vượt quá những quy định sau đây:

- Dưới 20.000 m3, không được vượt quá 12% khối lượng;

- Từ 20.000 m3 đến 50.000 m3, không được vượt quá 8% khối lượng;

- Từ 50.000 m3 đến 200.000 m3, không được vượt quá 4% khối lượng;

- Từ 200.000 m3 đến 500.000 m3, không được vượt quá 3% khối lượng;

- Từ 500.000 m3 đến 2 triệu m3, không được vượt quá 2% khối lượng;

- Lớn hơn 2 triệu m3 không được vượt quá 1% khối lượng.

5.2.4.7. Trong trường hợp vẽ lại bản đồ địa hình mỏ theo số liệu đo đạc cập nhật địa hình từ trước, tính kiểm tra lại khối lượng (kiểm tra gián tiếp), chênh lệch giữa số liệu đã tính toán lần trước và số kiểm tra không được vượt quá những quy định tại điều 5.2.4.6 chia cho  .

5.2.4.8. Trong trường hợp tính kiểm tra lại tổng khối lượng thực hiện nhiu năm, chênh lệch giữa số liệu đã tính toán nghiệm thu các năm cộng lại với s liệu tổng khối lượng các năm tính kiểm tra không được vượt quá những quy định tại điu 5.2.4.6 nhân với  ( n là số năm tính kiểm tra lại).

5.2.4.9. Trong tng hợp đo kiểm tra lại khối lượng, tại những khu vực đã kết thúc khai thác ngập nước, khu vực đã đ thải trong, được phép sử dụng bản đồ đã được đơn vị khai thác mỏ đo đạc ký tên đóng dấu từ trước gép vào bản đồ đo mi để tính khối lượng kiểm tra.

5.2.4.10. Chênh lệch cho phép giữa số đo tính và số thng kê của than và đất:

- Đất đá bóc ± 3,0 %;

- Than, quặng nguyên khai khai thác ± 1,5 %.

5.2.5. Đo đạc phục vụ khoan nổ mìn

5.2.5.1. Nội dung công tác trắc địa mỏ khi khoan, nổ mìn các khu vực khai thác:

- Chuẩn b các tài liệu như các bản đồ, các mặt cắt đ thiết kế khoan nổ mìn (bản đồ mạng lỗ khoan thiết kế do phòng kỹ thuật khai thác cấp).

- Đưa vị trí các l khoan từ thiết kế ra thực đa.

5.2.5.2. Để thiết kế khoan nổ cần có bản đồ địa hình tầng khu vực cn n tỷ lệ 1 : 1000 và 1 : 500, thhiện:

- Vị trí, mức cao mép tầng, chân tầng;

- Ranh gii khối đá mỏ đã vỡ còn tồn lại từ lần nổ mìn trước (Cùng bộ phận kỹ thuật mỏ thực hiện).

- Kèm theo bản đồ là các mt ct đứng vuông góc với mép tầng.

- Bản đồ và các mặt cắt để thiết kế khoan n phi thể hiện sát hiện trưng ở thời điểm lập thiết kế khoan nổ.

5.2.5.3. Đưa vị trí các lỗ khoan nổ từ thiết kế ra thực địa tiến hành bằng máy toàn đạc điện tử theo chương trình “Setting out” hoặc có thể sử dụng máy kinh vĩ và phương pháp tọa độ vuông góc.

5.2.6. Đo cập nhật bãi thải m

5.2.6.1. Đối tượng đo vẽ là đường ranh giới các bãi thải, các mép và chân bãi thi đt đá, các đường vận chuyển đất đá thi, các tuyến đường dây tải điện và thông tin liên lạc cố định v.v...

Các bãi thi đất đá được cập nht thưng xuyên khi có sự thay đổi, và cập nhật bản đồ hiện trạng báo cáo theo định kỳ do cơ quan quản lý cp trên quy định.

5.2.6.2. Các bãi thải ngoài được đo vẽ theo tỷ lệ 1 : 1000; 1 : 2000 hoặc 1 : 5000. Đo vẽ bãi thải tiến hành bằng phương pháp toàn đạc, sử dụng máy toàn đạc điện t, máy kinh vĩ, hoặc có thể đo bằng thiết bị GNSS. Lưới ô vuông tọa độ trên bản đồ bãi thải tùy thuộc vào ranh giới bãi thải được quy hoch mà phân mảnh bản đồ cho hợp lý.

6. Trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò

6.1. Các quy định chung

6.1.1. Tất cả các công tác trắc địa mỏ hm lò đều phải dựa vào mạng lưới khống chế tọa độ và độ cao bố trí trong các hầm lò. Trong trường hợp đòi hi độ chính xác đặc biệt (như đào lò đối hướng, lắp ráp các thiết bị v.v...), cần phải thành lập mạng lưới khống chế cơ sở chuyên dùng phục vụ riêng cho các phép đo đặc biệt đó.

6.1.2. Mạng lưới tọa độ phẳng và độ cao trong hầm lò phải nằm trong cùng một hệ thống tọa độ và độ cao trên mặt đất được thành lập theo quy định tại Chương 2 của Tiêu chuẩn này.

6.1.3. Cơ sở đo nối mạng lưới khống chế hầm lò với hệ thống tọa độ trên mặt đất là các điểm tiệm cận miệng giếng hoặc của lò. Mốc tiệm cận không được cách xa miệng giếng, cửa lò quá 300 m. Tọa độ phẳng của mốc tiệm cận có thể xác định bằng phương pháp giao hội, phương pháp đường chuyền đa giác hoặc phương pháp dạo hàng vệ tinh toàn cầu GNSS.

Vị trí các mốc tiệm cận bố trí sao cho từ mốc ca lò hay miệng giếng có thể đo hai hướng liên kết đến hai mốc của lưới tiệm cận hay lưới gii tích.

6.1.4. Các điểm tiệm cận giếng đng là những mốc thuộc lưới tọa độ quốc gia, hoặc các điểm được xác định với độ chính xác tương đương lưới khu vực cấp 1. Các mốc tiệm cận cũng được phép xác định bằng các mốc đường chuyền đa giác cp 1 dựa trên các mốc lưới trắc địa nhà nước. Chiều dài của đường chuyền đa giác cấp 1 giữa các mc lưới trắc địa nhà nước không được vượt quá 10 km.

6.1.5. Đối với giếng nghiêng và lò bằng, điểm tiệm cận phải được thành lập với độ chính xác tương đương với lưới khu vực cấp 1 hoặc là mốc đường chuyền đa giác có độ chính xác tương đương khống chế khu vực cấp 1 trở lên.

Trong trường hợp cần lập lưới chuyên dùng để giải quyết những nhiệm vụ kỹ thuật đặc biệt trong hầm lò đòi hi độ chính xác cao thì mốc tiệm cận phải là mốc có độ chính xác thỏa mãn yêu cầu về độ chính xác lập lưới chuyên dùng đó.

6.2. Lưới khống chế cơ sở hầm lò

Lưới khống chế tọa độ phẳng trong hầm lò là tập hợp điểm bố trí trong các đường lò, làm cơ sở khống chế trắc địa cho công tác đo vẽ thành lập bản đồ; đo đạc phục vụ thi công và giải quyết các nhiệm vụ trắc địa trong quá trình xây dựng, mở rộng và khai thác mỏ.

Xuất phát từ hệ thống khai thác và điều kiện cụ thể, ở Việt Nam, mạng lưới khống chế cơ sở hầm lò thường được thành lập theo dạng đường chuyền kinh vĩ. Căn cứ vào yêu cầu đo vẽ và phương pháp đo ni đường chuyền kinh vĩ với các điểm cấp cao, đường chuyn kinh vĩ hầm lò được thành lập theo các dạng đường chuyền kinh vĩ khép kín, đường chuyền kinh vĩ phù hợp, đường chuyền kinh vĩ treo.

6.2.1. Phân loại lưới khống chế cơ sở hm lò

6.2.1.1. Căn cứ vào phạm vi khống chế, mục đích sử dụng, độ chính xác và phương pháp đo ngắm, đường chuyền kinh vĩ hm lò được chia làm hai cấp là cấp I và cấp II.

a) Đường chuyền kinh vĩ cấp I: là tập hợp điểm bố trí trong các hầm lò chủ yếu, từ sân ga dưới giếng qua các lò cái, lò vận chuyển chính đến biên giới kỹ thuật ruộng mỏ. Các đim đường chuyền kinh vĩ cấp I được bố trí ở những nơi ổn định không bị ảnh hưởng phá hoại của các hoạt động vận ti trong lò.

Độ chính xác đó được qui định như sau:

Sai số đo góc: mβ ±15”                                                                       (10)

Sai số đo cạnh:                                                                   (11)

b) Đường chuyền kinh vĩ cp II: Đường chuyền kinh vĩ cấp II được thành lập và phát triển từ các điểm đường chuyền kinh vĩ cấp I. Các điểm đường chuyền kinh vĩ cấp II được bố trí trong các đường lò thứ yếu: lò phân tầng, lò thượng v.v... làm cơ sở trực tiếp cho công tác đo vẽ chi tiết, cho hướng đào lò và các nhiệm vụ trắc địa khác trong quá trình khai thác.

Độ chính xác đối với đường chuyền kinh vĩ cấp II được qui định như sau:

Sai số đo góc: mβ ±30                                                                       (12)

Sai số đo cạnh:                                                                 (13)

6.2.2. Chọn mốc, bố trí điểm khống chế cơ sở hầm lò

6.2.2.1. Khi thiết kế và khảo sát thực địa để chn các vị trí điểm phải lựa chọn vị trí các điểm đường chuyền kinh vĩ trong hầm lò thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Hai điểm kề nhau phải có hướng ngắm thông suốt;

- Trong trường hợp có thể được, cần bố trí điểm sao cho khoảng cách giữa hai điểm không nhỏ hơn:

45 m đối với đường chuyền cp I;

30 m đối với đường chuyền cấp II.

6.2.2.2. Các điểm đường chuyền kinh vĩ hầm lò được đánh dấu bằng các mốc. Tùy vào tính chất sử dụng người ta chia ra: mốc cố định và mốc tạm thời.

Mốc cố định là những mốc được sử dụng nhiều và lâu dài, chúng được bố trí trong sân ga dưới giếng trong các lò xuyên va và lò vận tải chính. Mốc cố định được bố trí thành từng cụm, khong cách giữa các cụm từ 300 m đến 500 m, mỗi cụm gồm ít nhất là 3 điểm.

Mốc tạm thời chỉ tn tại trong thời gian ngắn và thường được bố trí giữa các cụm mốc cố đnh.

6.2.2.3. Mốc đường chuyền kinh vĩ hầm lò có thể b trí ở nóc lò hoặc nn lò. Phần lớn mốc được bố trí ở nóc lò nhờ có ưu điểm là dễ tìm, không b phá hoại vì các hoạt động vận tải trong lò, định tâm dễ dàng.

Tại các vị trí được chọn để chôn mốc trên nóc lò, tiến hành khoan một l nhỏ có đường kính F = 3 cm sâu từ 20 cm đến 30 cm, sau đó gắn mốc sắt được thiết kế sẵn vào lỗ khoan bằng xi măng. Nếu bố trí tạm thời có thể đóng trực tiếp đinh, móc sắt chữ U vào xà gỗ chống lò.

6.2.2.4. Sau khi bố trí xong, các điểm đường chuyền kinh vĩ hầm lò đều phải được đánh dấu. Việc đánh dấu điểm phải qui định thống nhất cho từng cấp đường chuyền ở từng mức khác nhau. Các mốc được đánh số thứ tự tăng dần từ sân ga dưới giếng đến biên giới khai thác bằng những biển kim loại hình dạng khác nhau trên đó ghi số hiệu của từng điểm. Dùng biển hình vuông đánh dấu mốc cố định và biển hình tam giác đánh dấu mốc tạm thời hoặc ngược lại. Các mốc đường chuyền trong lò tại một công trường không có tên trùng nhau.

6.2.3. Đo góc và chiều dài cạnh lưới khống chế hầm lò

6.2.3.1. Góc và chiều dài cạnh trong đường chuyền kinh vĩ hầm lò được đo bằng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ và thưc thép chuyên dùng. Các thiết bị điện tử cần phải được kiểm nghiệm theo hai nội dung:

a) Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh các điều kiện cơ bản của máy và gương;

b) Kiểm nghiệm độ an toàn của thiết bị điện tử, đặc biệt chú ý trong các trường hợp mỏ hầm lò có hàm lượng khí cháy nổ cao.

6.2.3.2. Trong những khu vực đường lò chật hẹp, việc sử dụng gương khó khăn, có thể sử dụng chương trình đo la-ze với các bng ngắm chuyên dụng để đo chiều dài cạnh hầm lò.

6.2.4. Xử lý số liệu và bình sai mạng lưới

6.2.4.1. Tọa độ các điểm đường chuyền kinh vĩ hầm lò được tính trên cơ sở các góc bằng βi và chiều dài di đo được trong đường chuyền kết hợp với tọa độ và góc phương vị của điểm đầu và cạnh đầu. Chỉ có đường chuyền kinh vĩ khép kín và đường chuyn phù hợp mới có điều kiện để kiểm tra.

6.2.4.2. Sau khi đo đạc, phải tính toán khái lược đ đánh giá độ chính xác của kết quả đo trước khi bình sai. Ước tính sai số đo góc mβ, sai số đo cạnh ms để xác đnh trọng số khi bình sai.

6.2.4.3. Lưới khống chế cơ sở hầm lò phải được bình sai chặt chẽ. Khi tính toán và trong kết quả cui cùng góc lấy chẵn đến giây, tọa độ và độ cao lấy chẵn đến milimet.

6.2.4.4. Sau bình sai phải đánh giá sai số trung phương đo góc, sai số trung phương vị trí điểm, sai số trung phương tương đối đo cạnh, sai s trung phương đơn vị trọng số và so sánh với các quy định của Tiêu chun này. Nếu vượt hạn sai phải xem xét lại các giá trị đo, quá trình tính toán nếu không phát hiện nguyên nhân thì phải đo lại.

6.3. Lưới khống chế cơ sở độ cao hầm lò

Mạng lưới các điểm độ cao trong hầm lò đưc chia ra làm hai cấp là cấp I và cấp II. Công tác đo cao hình hc đối với tng cấp đòi hi các chỉ tiêu kỹ thuật đo ngắm khác nhau. Các điểm độ cao cấp I được b trí ở những nơi ổn định, đm bảo tồn tại lâu dài suốt trong thời kỳ hoạt động của tầng khai thác, chúng được phân bố đều đặn trên khu vực khai thác, làm cơ sở để thành lập và phát triển các điểm độ cao cp II.

6.3.1. Đo cao hình học hm lò

6.3.1.1. Phương pháp đo cao hình học được áp dụng để đo độ cao trong các lò bằng hoặc lò nghiêng có độ dốc không lớn hơn 10°. Khi đo thủy chuẩn hình học sử dụng máy thủy bình và mia thủy chuẩn.

6.3.1.2. Máy thủy bình hm lò phải có kích thước nhỏ, gọn nhẹ, các bộ phận được bịt kín, có độ chiếu sáng tốt và có thể bt rõ mục tiêu khoảng cách ngắn đến 1,5 m.

6.3.1.3. Trước khi đo độ cao, các điu kiện trên của máy thủy bình phải được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh. Các điều kiện phải kiểm nghiệm và hiệu chỉnh, bao gồm :

- Trục của ống thủy dài phải vuông góc với trục đứng của máy;

- Ch đứng của màng dây chữ thập phải song song với trục đứng của máy và chỉ ngang phi vuông góc với trục đó;

- Trục ngắm của ống kính phải song song với trục của ng thủy dài.

6.3.1.4. Có th dùng mia thủy chuẩn bng gỗ, bằng kim loại, cht dẻo hoặc thủy tinh. Trong hầm lò, các điểm độ cao có thể được bố trí ở nóc lò; vì vậy, ngoài các loại mia dựng đứng, trong hầm lò còn dùng các loại mia treo.

6.3.1.5. Do nh hưng của nhiệt độ và độ m, chiều dài của mia có thể b thay đổi. Trong trường hợp cần thiết, trước khi đo cao mia cần phải được kiểm nghiệm.

6.3.1.6. Trong hầm lò, các điểm có thể bố trí ở cả nn lò và nóc lò, vì vậy, vị trí tương quan của mia và máy có 4 trường hợp khác nhau:

a) Máy đặt giữa hai mia đứng: Độ chênh cao giữa hai điểm A và B:

ΔHAB = S - T  (14)

b) Máy đặt giữa hai mia treo: Độ chênh cao giữa hai điểm A và B:

ΔHAB = T - S  (15)

c) Máy đặt giữa mia đứng và mia treo: Độ chênh cao giữa hai điểm A và B:

ΔHAB = T + S  (16)

d) Máy đặt giữa mia treo và mia đứng: Độ chênh cao giữa hai điểm A và B:

ΔHAB = -(T + S)  (17)

6.3.1.7. Cần ghi nhớ cách đặt mia khác nhau đ tính độ chênh cao ΔHAB giữa hai điểm A và B theo các công thức khác nhau. Để thuận tiện khi tính toán qui ước rằng: độ chênh cao giữa hai điểm bng số đọc trên mia sau trừ đi số đọc trên mia trước (ΔH = (S - T) , các giá tr đọc trên mia treo luôn luôn mang du âm (-).

6.3.1.8. Khi đo thủy chuẩn hình học trong hầm lò, việc kiểm tra trên từng trạm đo được tiến hành bằng cách thay đổi chiều cao máy hoặc dùng mia hai mặt. Hiệu s độ cao giữa hai lần thay đổi chiều cao máy (hoặc giữa hai mặt của mia) không được vượt quá ±3 mm đi với đường chuyền độ cao cấp I và ±6 mm đối với đường chuyền đ cao cấp II.

Để kiểm tra toàn bộ tuyến đo, đo cao hình học được tiến hành hai lần: đo đi và đo v. Hiệu số độ cao giữa hai lần đo đi và đo về không được vượt quá:

 mm đối với tuyến độ cao cấp I;                                                                             (18)

 mm đối với tuyến độ cao cấp II;                                                                            (19)

Trong đó

L là chiều dài tuyến đo tính bằng đơn vị km.

6.3.2. Đo cao lưng giác hầm lò

6.3.2.1. Đo cao lượng giác trong hầm lò được thực hiện khi đường lò có độ dốc lớn hơn 8°. Mục đích của đo cao lượng giác trong hầm lò là đ:

- Xác định độ cao một tập hợp điểm cố định trong các đường lò, tạo thành một mạng lưới khống chế cơ sở độ cao trong mỏ;

- Thành lập các mặt cắt dọc, mặt cắt ngang để kiểm tra thiết diện, kiểm tra độ dốc và tình trạng nn lò;

- Cho hướng đào lò trong mặt phẳng thẳng đứng;

- Xác định hình dạng và thế nằm của va khoáng sản.

6.3.2.2. Do đặc thù cấu tạo địa chất, các vỉa than tại vùng mỏ Quảng Ninh thưng có độ dốc lớn. Phương pháp đo cao lượng giác thể hiện nhiều ưu điểm trong các đường lò dốc. Nhờ có khả năng vừa đo chiều dài vừa đo góc đứng, các loại máy toàn đạc điện tử đã phát huy tính năng của đo cao lượng giác trong hầm lò.

6.3.2.3. Trưc khi đo cao lượng giác máy và gương phải được kiểm nghiệm và hiệu chnh, đặc biệt lưu ý sai số MO của máy.

6.4. Lưới khống chế đo vẽ hầm lò

6.4.1. Các lưới đo vẽ hầm lò chia ra hai loại: lưi đo vẽ loại 1 và lưới đo vẽ loại 2.

Khi điểm để phát triển các lưới đo vẽ loại 1 là các mốc cố định lưới khống chế cơ sở hầm lò. Lưới đo vẽ loại 1 phát triển dưới dạng các đường chuyền kinh vĩ ở các lò kiến thiết cơ bản, các lò chuẩn bị. Lưới đo vẽ loại 1 được sử dụng làm cơ sở phát triển các lưới đo vẽ loại 2, cho hưng và cập nhật các lò chuẩn bị, các lò kiến thiết cơ bản.

6.4.2. Lưới đo vẽ loại 2 dựa vào các mốc lưới đo vẽ loại 1, lưới khống chế cơ s và dùng để đo vẽ các gương khai thác, các lò khấu than và khoáng sản và các loại lò khác. Các lưới đo vẽ loại 2 phát triển dưi dạng các đường chuyền tọa độ có độ chính xác thấp, đo bằng các máy đo góc đơn gin hay bằng các máy kinh vĩ.

6.4.3. Các lưới đo vẽ được đặc trưng bằng các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản nêu ở Bng 9.

Bảng 9 - Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản lưới đo vẽ

Loại lưới đo vẽ

Chiu dài ti đa của đường đo, km

Sai số trung phương đo góc

Sai lệch cho phép gia 2 lần đo chiều dài

1

2

2,0

0,5

±45”

±3'

1 : 1000

1 : 200

Các lưới đo vẽ loại 1 và loại 2 phải bố trí dưới dạng khép kín hay phù hợp. Được phép đặt đường chuyền treo nhưng phi theo những yêu cầu sau:

- Chiều dài đường chuyền nhánh không vượt quá 300 m;

- Các đường chuyền nhánh đều phải đo hai lần.

6.4.4. Bố trí các mốc của lưới đo vẽ phải đảm bảo những yêu cầu như bố trí các mốc tạm thời của lưới khống chế cơ sở. Các mốc của lưới đo vẽ phải có số hiệu hoặc đánh số thứ tự. Trình tự và cách đánh s thứ tự các mốc trong hầm lò phải đáp ứng những quy định ở điu 6.2.2.4.

6.4.5. Việc định hướng các lưới đo vẽ ở các phân tầng thực hiện bằng một trong những phương pháp sau đây:

- Qua hai giếng mù nối thông nhau theo nguyên tắc định hướng qua hai giếng;

- Qua một giếng mù bằng các phương pháp dây dọi;

- Qua các lò thượng dốc bằng cách bố trí các đường chuyền kinh vĩ hay các đường chuyền đơn.

6.4.6. Những mốc khởi điểm đ định hướng các lưới đo vẽ các phân tầng phi là những mốc của lưới khống chế cơ sở trong hầm lò hay những mốc của lưới đo vẽ loại 1.

6.4.7. Định hướng lưới đo vẽ ở các phân tng phải thực hiện hai lần độc lập, sai lệch giữa hai lần định hướng không được vượt quá 14. Khi đnh hướng kế tiếp từ phân tầng này đến phân tầng khác, sai lệch định hướng không được vượt quá trị số tính theo công thức:

  (20)

Trong đó

n là số lượng phân tầng cần định hướng.

6.4.8. Độ cao các mốc của lưới đo vẽ xác định bằng đo thủy chuẩn hình hc hoặc đo độ cao lượng giác (tiến hành đng thời khi đo góc và đo chiều dài bằng máy toàn đạc điện tử).

6.4.9. Góc dốc các cạnh đường chuyền lưới đo vẽ loại 1 đo theo chiều thuận và chiều đo ng kính và theo chiều đo đi và chiều đo v. Sai lệch giữa các trị số chênh cao không được lớn hơn 5cm. Trước và sau khi đo phải xác định trị số MO. Tr số MO không được vượt quá

6.4.10. Các trị s đo độ cao lượng giác, các tính toán phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng trong các s nhật ký đo đạc và các s tính toán.

6.4.11 Sai số khép tọa độ của đường chuyền lưới đo vẽ không được vượt quá các trị s sau đây:

- Đường chuyền khép kín loại 1: 1/1500 và loại 2:1/500;

- Đường chuyền đo lp phù hợp loại 1:1/1000 và loại 2:1/300.

Sai số khép tọa độ các đường chuyền khép kín và đường chuyền phù hợp phân bố tỷ lệ thuận với chiu dài các cnh.

6.4.12. Trong trường hợp không có khả năng đo nối, đường chuyền được thành lập dạng đường sườn treo. Khi thành lập đường sườn treo cần bảo đảm thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Các yếu tố góc cạnh trong đường chuyền phải đo đi và đo về;

- Nếu các góc lúc đo đi là gốc trái thì lúc đo về là góc phải và ngược lại. Hiệu hai góc tại mỗi đỉnh đường chuyền không được vượt quá 45”;

- Chiều dài đường chuyền treo không được vượt quá 0,5 km.

6.4.13. Đường chuyền treo đưc bình sai bằng phương pháp bình sai gần đúng.

7. Trắc địa mỏ cho hướng đào lò

7.1. Những quy định chung

7.1.1. Đ cho hướng đào lò, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Dựa vào thiết kế, các kết quả đo đạc và tính toán để xác định hướng trục hầm lò trong mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang;

- Cho hướng hầm lò trên thực địa;

- Thường xuyên kiểm tra hưng đi của hầm lò v phương diện mặt bằng và độ cao; kịp thời sửa chữa những sai sót kỹ thuật trong quá trình thi công đào lò.

7.1.2. Tùy theo phương án đào lò mà lựa chọn phương pháp cho hướng phù hợp. Lò đào theo phương của va, thì chỉ cần cho hướng trong mặt phẳng thng đứng, khi đào lò theo dốc của vỉa thì ch cần cho hướng trong mặt phẳng nằm ngang. Đối với hầm lò xuyên vỉa phải cho hướng cả trong mặt phẳng nằm ngang và thẳng đứng.

7.1.3. Cơ sở kỹ thuật để cho hưng các đường lò là lưới khống chế cơ sở hầm lò, mạng lưới độ cao trong hầm lò. Trong trường hợp phải cho hướng đào đối hướng các đường lò quan trọng như lò xuyên vỉa, lò đá vận tải chính v.v... phải xuất phát từ các mốc cố định của lưới khống chế trắc địa ngoài mặt đất hoặc lập lưới tọa độ độ cao chuyên dùng có cht lượng đảm bảo yêu cầu về độ chính xác ni thông các gương lò đối hướng theo quy định.

7.2. Cho hướng đào lò trong mặt phẳng nằm ngang

7.2.1. Sau khi đã có cơ s tọa độ và độ cao như đã quy định ở điều 7.1.3, việc cho hướng lò trong mặt phẳng nằm ngang phải theo các bước sau đây:

- Nghiên cứu bản thiết kế đường lò hay bản đồ kế hoạch, tính các yếu tố góc, chiều dài, độ cao, độ dốc nền lò và thể hiện các yếu tố đó trên bản đồ;

- Cho hưng tại thực địa;

- Kiểm tra bằng máy việc đào lò theo các yếu tố đã tính và thể hiện trên bản đồ các mặt cắt;

- Đo kiểm tra thực trạng các đường lò đối chiếu vi thiết kế, kế hoạch. Tính các sai số thực tế.

7.2.2. Khi xác định các yếu tố hướng lò phải đm bảo các yêu cầu sau đây:

- Hệ thống ta độ, độ cao trong bn thiết kế hay bản đồ kế hoạch phải phù hợp với hệ thống tọa độ, độ cao dùng trong hầm lò;

- Vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường lò trên bản thiết kế hay kế hoạch phải được ghi rõ bằng tọa độ, độ cao;

- Sử dụng mốc tọa độ, độ cao gần nhất trong lò;

- Tt cả những số liệu gốc, những tài liệu tính toán đều phải ghi vào sổ nht ký cho hướng đường lò;

- Các tài liệu tính yếu tố hướng lò phải được Trắc địa trưng mỏ ký thông qua mi được sử dụng để cho hướng tại thực địa;

- Các yếu tố hướng lò phải được thể hiện tỷ mỉ, rõ ràng trên sơ đồ để cho hướng và giám sát đào lò.

7.2.3. Cho hướng các đường lò kiến thiết cơ bản, các sân ga m, các lò chuẩn bị, các lò thăm dò v.v... phải dùng máy kinh vĩ. Không dùng la bàn để cho hướng các loại đường lò sau đây:

- Các lò vận tải chính (các lò xuyên vỉa, lò dọc vỉa, lò đá, các thượng vận chuyển, các lò ngầm v.v...);

- Các sân ga dưới giếng.

7.2.4. Trưc khi cho hướng lò phải đo kiểm tra độ ổn định của các mốc cố định thông qua việc đo kiểm tra các góc bằng. Sai lệch giữa 2 góc cũ và góc mi đo không được vượt quá 1. Kết quả đo kiểm tra phi ghi s nhật ký cho hưng.

7.2.5. Hướng của đường lò đánh dấu bằng các qu di treo t nóc lò hoặc trên xà vì chống. Các qu dọi cách nhau từ 3 m đến 5 m, quả dọi cuối cùng không gn gương lò than quá 3 m và lò đá 6 m. Số lượng các quả dọi cố định không được ít hơn 3. Có thể sử dụng máy dẫn hướng bằng tia la-ze v.v... để thay các quả di.

7.2.6. Các kết quả cho hướng đường lò phải thể hiện trên sơ đồ có ghi t mỉ, rõ ràng v trí các điểm hướng (cụm điểm), trị số góc thực tế, chiều dài từ điểm hướng cuối cùng đến gương lò, khoảng cách thực từ các điểm hướng đến hai bên hông lò (theo các vì chống).

7.2.7. Trong trường hp sử dụng máy toàn đạc điện tử, tọa độ điểm đầu trục lò có thể bố trí ra thực địa bằng chương trình Setting out”.

7.2.8. Sau khi các đường lò chính nối thông được với nhau phải đo nối khép đường chuyền tọa độ, độ cao để kiểm tra.

7.2.9. Chu k cho hướng lò phụ thuộc vào tc độ đào lò. Những đoạn lò thẳng cứ cách từ 30 m đến 50 m cho hưng một lần. Chu kỳ cho hướng các đoạn lò cong tùy thuộc yêu cầu thực thế nhưng không ít hơn 5 ngày 1 lần. Đối với đường lò có độ dốc không nhỏ hơn 10°, cứ từ 20 m đến 25 m cho hướng 1 lần. Chu kỳ cho hướng đoạn lò cong, cứ mỗi đoạn dây cung theo sơ đồ cho hướng 1 lần.

7.2.10. Trong điều kiện cho phép, việc cho hướng đào lò có thể thực hiện bng thiết bị la-ze. Tùy thuộc vào loại thiết bị, cho hướng đào lò có thể được thực hiện bằng phương pháp định góc hoặc định v. Đối với định hướng lò bằng la-ze, khoảng cách từ điểm đặt thiết bị đến gương lò tùy theo khả năng của thiết bị: lò bằng từ 100 m đến 200 m cho hướng 1 lần. Lò nghiêng (gốc dốc lớn hơn 10°), từ 50 m đến 100 m cho hướng một lần. Những trường hợp đặc biệt do giám đốc mỏ quy định trong thiết kế thi công đường lò.

7.2.10.1. Qui trình cho hướng đào lò bằng thiết bị la-ze theo phương pháp đnh góc được thực hiện như sau:

- Treo máy chiếu la-ze vào vị trí thích hp trong hầm lò;

- Treo dây di vào điểm treo dọi dưới máy la-ze;

- Định tâm máy kinh vĩ (điểm L);

- Đo góc β tại điểm A;

- Tính góc phương vị cạnh A - L

αAL = αDA + βA - 180(21)

- Tính góc

βL = α0 - αAL + 180(22)

Trong đó

α0 là góc phương vị trục đường lò, độ.

- Từ máy kinh vĩ tại điểm L, đặt góc ALK = βL đánh dấu bằng 3 qu dọi K1, K2, K3;

- Điều chnh máy chiếu la-ze để chùm tia trùng với đường thẳng K1, K2, K3;

- Cố định các ốc hãm la-ze đảm bảo cho chùm tia ổn định trong quá trình đào lò.

7.2.10.2. Qui trình cho hướng đào lò bằng thiết bị la-ze theo phương pháp định vị được thực hiện như sau:

- Lắp giá đỡ;

- Đt máy kinh vĩ tại điểm A;

- Cho hướng trục lò bằng cách đặt tại A góc β theo thiết kế;

- Đánh du trục đường lò bng 3 dây dọi K1, K2, K3;

- Xác định trên giá đỡ vị trí của máy chiếu la-ze;

- Bằng phương pháp nhích dần, di chuyển la-ze trên giá đỡ sao cho chùm tia la-ze trùng với đường trục K1, K2, K3;

- Cố định la-ze trên giá đỡ đm bảo cho chùm tia ổn định trong suốt quá trình đào lò.

7.3. Cho hướng đào lò trong mặt phẳng thẳng đứng

7.3.1. Cho độ dốc các đường lò dốc dưới 8° thực hiện bằng thủy chuẩn hình học. Khi kết hp vừa cho hướng lò trong mặt phẳng nằm ngang vừa cho độ dốc có thể dùng máy kinh vĩ hoặc toàn đạc điện t. Đối với các đường lò có độ dốc lớn hơn 8° việc cho hướng trong mặt phẳng thẳng đứng được tiến hành bằng máy kinh vĩ hoặc toàn đạc điện tử.

7.3.2. Cho hưng dốc, các đường lò bằng các mốc độ cao đặt theo trục đường lò hay ở hông lò. Các móc độ cao ở hông lò phải đặt theo từng cặp. Trên các đoạn lò dài phải đặt không ít hơn hai cặp mốc ở hông lò hay ba mốc ở trục đường lò, mỗi mốc cách nhau từ 2 m đến 5 m.

7.3.3. Sau khi cho hưng và cho độ dốc đường lò phải đo kiểm tra lại và so sánh với các yếu tố tính toán theo thiết kế. Vị trí thực tế trc đường lò kiến thiết cơ bản dùng đặt băng ti, băng chuyền đường goòng không được sai lệch so với thiết kế quá ±5 cm. Độ dốc đường lò có đặt đường goòng không được vượt quá 0,002 so với độ dốc thiết kế. sân giếng mỏ độ dốc thực tế không được sai lệch so với thiết kế quá 0,001.

7.3.4. Mọi số liệu đo đạc, tính toán cho hướng và cho độ dốc các đường lò đều phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký cho hướng kèm theo những sơ đồ.

7.4. Cho hướng đào lò đối hướng

7.4.1. Công tác trắc địa khi đào lò đối hướng phải tiến hành theo các bước sau đây:

a) Lập phương án kỹ thuật theo những nội dung:

- Tính toán dự báo sai số theo các hướng trọng yếu;

- Dự kiến các phương án đo đạc, các sai số dự kiến, chu kỳ cho hướng, các máy móc, dng cụ sẽ sử dụng.

b) Chuẩn b các cơ sở tọa độ, độ cao (đo đạc kiểm tra, bổ sung các lưới tọa độ, độ cao) theo các yêu cầu nêu trên đây;

c) Thực hiện cho hướng tại thc địa theo chu k đã dự kiến trong phương án và theo dõi, hưng dn đào lò;

d) Sau khi hai gương lò được nối thông phải tiến hành đo tính chính xác các sai số thực tế. Lập bảng thống kê, so sánh việc thực hiện phương án kỹ thuật.

Toàn bộ kết quả thực hiện những nội dung trên phải được tng hợp có hệ thống thành hồ sơ kỹ thuật của mỗi lò đối hướng.

7.4.2. Trình tự tính toán ước tính độ chính xác thông hướng các gương lò đối hướng bao gồm:

- Tính toán dự báo độ chính xác gặp nhau của hai gương lò đi hướng theo từng hưng trọng yếu và từng ngun sai số thành phần;

- Tính sai số tổng hợp nối thông hướng hai gương lò theo các hướng trọng yếu từ các sai số thành phần nói trên;

- Tính sai số dự kiến thông hưng lò theo hướng trọng yếu và so sánh với sai số cho phép (sai số dự kiến ly bằng ba lần sai số tổng hợp).

Nếu sai số dự kiến vượt quá sai số cho phép phải lựa chọn lại những biện pháp đo đạc và thiết bchính xác hơn cho đến khi nào đạt độ chính xác cho phép.

7.4.3. Trong quá trình đào lò đối hướng, bộ phận kỹ thuật trắc địa mỏ phải thường xuyên theo dõi, đối chiếu sai số thực tế với sai số dự kiến. Nếu sai số thực tế vượt quá sai s dự kiến thì phải đo lại.

7.4.4. Các mốc tọa độ dùng cho hướng lò đối hưng phải là các mốc cố định. Khi khoảng cách giữa hai gương lò đối hướng khoảng 50 m vị trí các điểm hướng đều phải được xác định bằng tọa độ X, Y, Z.

7.4.5. Khi hai gương lò đối hướng cách nhau 20 m, bộ phận trắc địa mỏ phi thông báo bằng văn bn (kèm theo bản đồ) cho Quản đốc công trường và báo cáo Phó giám đc kỹ thuật.

Khi hai gương lò cách nhau 7 m phải thông báo ln thứ hai và khi cách nhau 3m phải thông báo lần thứ ba.

7.4.6. Sau khi lò đối hướng thông nhau, bộ phận kỹ thuật trắc địa mỏ có trách nhiệm:

- Tính sai số khép thực tế của hai gương lò đối hướng;

- Đo khép đường chuyền tọa độ và tính các sai số khép thực tế: bình sai đường chuyền;

- Tập hợp, hệ thống hóa các tài liệu đo vẽ, tính toán lập thành hồ sơ kỹ thuật lò đối hướng.

7.5. Trắc địa mỏ khi lò đi sai hướng

7.5.1. Đối với các đường lò khu vực sân ga, các lò xuyên vỉa, lò thoát nước, lò băng ti, lò trục tải, lò máy cào v.v.... khi đo đc kiểm tra xác định chính xác lò đã lệch khỏi hướng thiết kế từ nửa thân lò về mặt bằng, 0,2 % v độ dốc, bộ phận trắc địa mỏ cho dừng ngay đường lò để báo cáo giám đốc và chờ phương án thiết kế được duyệt mới được cho hướng tiếp.

7.5.2. Đối với các đường lò thông gió, lò cắt, lò thăm dò, khi phát hiện sai hướng nm trong giới hạn trên, bộ phận trắc địa mỏ được phép dẫn hướng tiếp về điểm thiết kế.

8. Đo vẽ cập nhật hầm lò

8.1. Những quy định chung

8.1.1. Tt cả các công tnh khai đào kể từ khi mở vỉa đến khi đóng cửa mỏ đều phải đo đạc cập nhật kịp thời và lưu trữ có hệ thống. Những thay đổi trên bề mặt được dự báo là có ảnh hưởng liên quan khai thác hầm lò cần phải được đo đạc cập nhật kịp thời, đặc biệt ở những nơi cửa lò lộ ra khỏi mặt đt, các khu vực có khe suối (kể cả khe suối khô) hoặc nguồn nước mặt chảy qua, các khu vực b sụt l do khai thác hầm là dưới lòng đất v.v...

Hệ thng bản đồ, bản vẽ phải đảm bảo thể hiện chính xác mối liên hệ hình học giữa các đường lò và các công trình khai thác dưới lòng đất, với địa hình địa vật và các công trình xây dựng và kiến trúc trên mặt đất (nếu có).

8.1.2. Các đối tượng đo đạc cập nhật dưới hầm lò bao gồm:

- Các đường lò chuẩn b, các đường lò kiến thiết cơ bản, các lò khu khoáng sản, các lò chợ, các l khoan sâu, các lò thăm dò, các loại hầm trạm, các sân ga quanh giếng ở các mức;

- Các trụ bảo vệ ở các lò chuẩn bị, dưới các đối tượng cần bảo vệ, ranh giới các khu vực phá ha, ranh giới các dải đá chèn v.v...;

- Tt cả các đường lò cũ và các khu vực khai thác cũ;

- Ranh giới các khu vực nguy hiểm đo tích nước ngm ở các đường lò cũ;

- Hệ thống thoát nước và thông gió mở;

- Vị trí xuất hiện đột ngột bụi và khí mỏ có nguy cơ gây n v.v...;

- Vị trí đứt gãy kiến tạo đất đá mỏ, cu trúc và sản trạng các vỉa than và khoáng sn.

8.2. Đo vẽ cập nhật khối lượng đào lò

8.2.1. Đối với các đường lò mi đào phải được đo đạc, cập nhật thường kỳ 10 ngày một ln theo những nội dung sau:

- Đo s mét lò mới đào, đã chống;

- Đo vị trí và độ dốc, độ cao thực tế của đường lò;

- Đo tiết diện thực tế;

- Đo sản trạng vỉa than và khoáng sản tại gương lò, tính khối lượng than và khoáng sản nguyên khai.

8.2.2. Số mét lò mới đào xác định 2 lần bằng thước thép hoặc bằng thiết b đo dài la-ze từ các mốc đưng chuyền lưới đo v. Thống kê rõ số mét lò than và khoáng sản, số mét lò đá, s mét lò chng gỗ, chống sắt, bê tông v.v... Yêu cầu phân tích rõ số mét lò đào không đúng hộ chiếu kỹ thuật, không theo kế hoạch.

Sai số đo mét lò thực hiện không được vượt quá 1 : 200.

Đo kim tra độ dốc, độ cao và các đường lò quan trọng như các lò vận tải chính (lò xuyên vỉa, lò đá dọc vỉa, các lò ngm, các lò thượng vận chuyn, các sân ga giếng mỏ v.v...). Phải thực hiện bằng máy và các dụng cụ đo đảm bảo kỹ thuật ở điều 8.5.2.

8.2.3. Các số liệu đo, tính cập nht đưng lò đều phải được ghi chép rõ ràng, có hệ thống trong sổ nhật ký đo đường lò theo từng khu vực, công trưng. Các số liệu cho hưng, cập nhật hàng ngày và định kỳ đều phải thành lập hồ sơ cho từng đường lò bao gồm ngày cập nhật cho hướng đường lò, cập nhật lên bản đồ khai thác theo các ký hiệu qui định, mặt cắt và trắc dọc. Chú ý khi lập mặt cắt hoặc trắc dọc cần có trích bình đồ đường lò lập mặt cắt hoặc trắc dọc và đường thiết kế kèm theo đ theo dõi.

8.3. Đo vẽ cập nhật các đường lò chống xén, khôi phục

8.3.1. Chiều dài và tình trạng các đoạn lò chống xén, khôi phục hay mở rộng đu phải được đo v, cp nhật như đối với lò đào mới.

8.3.2. Nội dung đo vẽ, cập nhật các đoạn lò chng xén, khôi phục hay m rộng, quy định như sau:

- Trắc dọc và đo vẽ chi tiết đường lò cần chng xén với khoảng cách 10 mét một điểm đo (những đoạn cong có thể bổ sung), bao gồm tiết diện, cốt cao nền, cốt cao nóc, vị trí đường sắt (nếu có) trong đường lò. Dùng sơn hoặc phấn đánh dấu thứ tự các điểm đo ở trong lò;

- Lập bản v trắc dọc chi tiết cấp thiết kế;

- Triển khai thiết kế chống xén ra thực địa, giao cho đơn v thi công;

- Trắc dọc và đo vẽ chi tiết đường lò khi hoàn công. Tính toán khối lượng khoáng sản lấy được từ chống xén.

8.3.3. Các kết quả đo vẽ cập nhật các đoạn lò chống xén, khôi phục hoặc mở rộng phải được ghi chép tập hợp trong hồ sơ kỹ thuật.

8.4. Đo vẽ mặt cắt lò vận tải

8.4.1. Đo vẽ cắt dọc các lò vận tải chính có độ dốc dưới 8° tiến hành bằng đo thủy chuẩn hình học giữa hai mốc độ cao đã có độ cao xác định, hay đường thủy chuẩn nhánh đo theo chiều thuận và chiều ngược lại.

8.4.2. Các điểm phân khoảng đo vẽ cắt dọc các lò vận ti chính cách nhau 10m. Sai số khép đường thủy chuẩn không được vượt quá  mm,

Trong đó

L là chiều dài đường đo tính theo đơn vị 100 m. Sai số khép độ cao phân bố đều cho số lượng các trạm đo.

8.4.3. Khi đo độ cao các đim phân khoảng đồng thời tiến hành đo chiều cao lò, kích thước tiết diện lò ở mỗi vị trí điểm phân khoảng dọc lò vận tải, vị trí sụt l, vị trí và kích cỡ các vòm đ v.v...

8.4.4. Đo vẽ cắt dọc các lò vận tải chính có độ dốc trên 8° dùng phương pháp lượng giác theo các điểm phân khoảng. Chiều dài giữa các điểm phân khoảng được đánh dấu bằng các khoảng cách 5 m, 10 m, 20 m, được đo hai lần bằng thước, đọc số đến mm. Sai lệch giữa hai lần đo không được vượt quá 10 mm.

8.5. Đo vẽ cập nhật lò chợ

8.5.1. Đo vẽ cập nhật các lò chợ, các gương khai thác phải tiến hành ít nhất từ 10 ngày đến 15 ngày một lần hoặc 15 m tiến độ một lần. Cơ sở tọa độ, độ cao để đo vẽ, cập nhật lò chợ và các gương khai thác là các lưới đo vẽ loại 1 và loại 2.

8.5.2. Tùy thuộc điều kiện thực tế có thể sử dụng các phương pháp trắc địa khác nhau để đo vẽ, cp nhật các lò chợ và gương khai thác như đo vẽ, cập nhật bằng máy hay bằng đo thước, la bàn từ các mc trắc địa v.v... trong tt c các trường hợp, sai số xác định kích thước chủ yếu của các lò chợ và các gương khai thác không vượt quá 1/100.

8.5.3. Có thể dùng phương pháp la bàn treo để đo vẽ cập nhật lò chợ và các gương khai thác khi chiều dài lò chợ không dài quá 150 m. La bàn chỉ được dùng ở những lò không có vật liệu và thiết bị tác động tới kim nam châm của la bàn.

8.5.4. Khi lập đường chuyền la bàn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Chiều dài cạnh của các đường chuyền la bàn không dài hơn chiều dài của thước đo;

- Các góc đo hai lần, chênh lệch giữa hai lần đo góc không được vượt quá 30’;

8.5.5. Chiều dài các cạnh đường chuyền la bàn phải đo hai lần theo chiều thuận hoặc chiều ngược lại, đọc đến cm. Chênh lệch giữa hai lần đo không được vượt quá 1/200 chiều dài của đường đo. Chiều dài các cạnh không quá 10 mét (Các đỉnh của đường chuyền là các vị trí cập nhật chi tiết lò chợ).

8.5.6. Sai số khép tọa độ của đường chuyền la bàn không được vượt quá 1/200 và chỉ sau khi bình sai mới được vẽ các điểm lên bản đồ.

8.5.7. Nội dung đo v, cập nhật lò chợ quy định như sau:

- Tiến độ lò chợ;

- Chiều dài lò chợ;

- Chiều cao lò chợ;

- Độ dốc lò chợ;

- Tình trạng gương lò chợ;

- Khối lượng than, khoáng sản;

- Vị trí, kích thước các tr than, khoáng sản bo vệ;

- Các loại chiều dày vỉa (chiều dày thực, chiều dày khấu, chiều dày các lớp đá kẹp v.v...);

- Các yếu tố địa cht (các đt gãy (phay), các kẽ nứt, sản trạng vỉa v.v...).

8.5.8. Đối với lò chợ gương thẳng (dây diều) việc đo tiến độ bao gồm đo số mét lò ở đầu và chân lò chợ rồi tính tiến độ trung bình.

Đối với những lò chợ dài gương nham nh hoặc cong phải bố trí những đường chuyền sử dụng máy đo góc gin đơn hay đường chuyền la bàn dọc gương lò chợ. Dựa vào những đường chuyền này đ cập nht chi tiết gương lò chợ bng phương pháp tọa độ cực hoặc bằng phương pháp các đường trực giao. Khoảng cách từ các điểm đường chuyền này đến các điểm đo phải đo bằng thước.

Khi đo, vẽ cập nhật lò chợ phải đo vẽ vị trí gặp phay, các điều kiện sản trạng vỉa, các khu vực bỏ lại không khai thác được.

8.5.9. Chiều dài lò chợ được đo bằng thước, đo hai lần, chênh lệch không được vượt quá 1/200 chiều dài đo. Khi đo thưc phải thường xuyên kiểm tra thước đo xem có bị vướng, b cong hay không.

8.5.10. Đo chiều cao lò chợ là đo đường trực giao giữa nền và nóc lò chợ. Mật độ kiểm đo chiều cao và đo độ dốc lò chợ theo quy định như sau:

- Theo chiều dốc của lò chợ: cách 10 m một điểm đo dọc theo gương lò chợ;

- Theo phương vỉa: từ 10 ngày đến 15 ngày do một lần và đảm bảo ít nhất 15 m một ln đo.

những khu vực vỉa uốn nếp hoặc cấu tạo của vỉa không ổn định, phải đo dày hơn, chiều cao lấy đến cm, độ dốc đọc đến nửa độ.

Việc xác định khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác các lò chợ và các đường lò sẽ được quy định trong một văn bản riêng.

8.5.11. Kích thước và khoảng cách giữa các họng sáo, phỗng, cúp v.v... v trí và kích thước của các trụ bảo vệ xác định bằng thước hoặc cập nhật từ các đường chuyền tọa độ giản đơn theo các đường trực giao hoặc phương pháp tọa độ cực.

9. Định hướng và định vị tọa độ phẳng trong hầm lò

9.1. Những quy định chung

9.1.1. Tùy thuộc vào sơ đồ mở vỉa, khả năng thiết bị, định hướng lưới khống chế cơ s trong hầm lò có thể tiến hành bằng phương pháp hình học (tam giác liên hệ, t giác liên hệ v.v...hay các phương pháp vật lý (kinh vĩ con quay, thiết bị la-ze v.v...).

Khi định hướng bằng kinh vĩ con quay phải tiến hành hai lần độc lập nhau hay ở tại không ít hơn hai cạnh của lưới.

Định hướng bằng các phương pháp vật lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng cho tng phương pháp.

9.1.2. Nếu đnh hưng qua giếng đứng bằng phương pháp hình học, quá trình định hướng phải tiến hành hai lần độc lập nhau bằng hai phương pháp khác nhau. Sai lệch kết quả định hướng độc lập trên cùng một cạnh không được vượt quá 3. Khi định hướng nối tiếp từ mức nọ đến mức kia, sai lệch góc phương vị cạnh định hướng của một mức không được vượt quá trị số

Trong đó

n là số lượng mức khai thác.

9.1.3. những mỏ m vỉa bằng giếng nghiêng hay lò bằng khi xây dựng lưới khống chế cơ sở trong hầm lò các đường chuyền kinh vĩ bắt đầu trực tiếp từ các mốc lưới tiệm cận trên mặt đất.

Khi đo nối đường chuyền đa giác hầm lò vào các mốc lưới tiệm cận trên mặt đất phải đo không ít hơn hai góc liên kết đến hai mốc khác nhau của lưới khng chế cơ trên mặt đất.

9.1.4. Định vị lưi khống chế cơ sở hầm lò qua giếng đứng được tiến hành bằng cách đo ni vào các dây dọi thả trong giếng. Tọa độ dây dọi phải được xác định với độ chính xác lưới khu vực cấp 2.

Sai lệch vị trí dây dọi theo kết quả hai lần chiếu độc lập qua một giếng đứng không được vượt quá 5cm. Tọa độ chính thức vị trí của tâm di là trị số trung bình giữa hai lần xác định.

9.2. Định hướng qua một giếng đứng

9.2.1. Sau khi đã mở vỉa bằng giếng đứng, phải tiến hành đo định hướng và định vị tọa độ phẳng nhằm xác định tọa độ và góc phương vị cho điểm đu tiên và cạnh đầu tiên của đường chuyền kinh vĩ hầm lò, tạo nên sự liên hệ nh học giữa mạng lưới trắc địa trên mặt đất và mạng lưới trắc địa dưới hầm lò; làm cho các điểm trắc địa trong hm lò có chung một hệ thống tọa độ với các điểm trắc địa trên mặt đất.

9.2.2. Định hướng qua một giếng đứng ch áp dụng khi giếng mỏ không sâu quá 500m. Khi định hướng phải chú ý sao cho khoảng cách giữa hai dây dọi càng lớn càng tốt.

9.2.3. Phải đặc biệt chú ý công tác chuyền phương vị cho cạnh đầu tiên dưới hầm lò, bởi lẽ, độ chính xác đo nối hệ tọa độ mặt đất với các điểm khống chế hầm lò phụ thuộc chủ yếu vào độ chính xác chuyền phương vị.

9.2.4. Khi chiếu điểm bằng phương pháp cơ học, yêu cầu kỹ thuật đối với các dụng cụ chiếu điểm như sau:

Dây thép: Dây thép dùng để chiếu điểm phải có độ bền lớn, ít dãn, có đường kính từ 1,5 mm đến 2,0 mm. Đối với những giếng đứng có độ sâu lớn, thưng dùng dây cáp cuộn thay cho dây thép.

Bàn tời: Bàn tời dùng để cuộn dây thép. Kích thước của bàn tời phụ thuộc vào chiều dài và trọng lượng của dây. Bàn ti phải có kết cấu vững vàng và có đủ độ bền đối với lực kéo của quả nặng khi chiếu điểm.

Quả nặng: Quả nặng có thể làm bằng đồng, bằng thép, hoặc bằng chì. Đối với giếng có độ sâu nhỏ hơn 100 m, quả nặng có trọng lượng từ 30 kg đến 50 kg; đối với những giếng sâu hơn 100 m, quả nặng có trọng lượng t 50 kg đến 100 kg. Tốt nhất là dùng quả nặng bng chì, nh có tỷ trọng lớn nên quả nặng bằng chì có hình khối nhỏ, gọn s làm giảm tác động của gió trong hầm lò gây lệch hướng dây thép.

Ròng rọc: Ròng rọc dùng để dẫn hướng dây thép từ bàn tời vào lòng giếng đứng. Ròng rọc được lắp chặt vào xà gỗ trên tháp giếng, cách miệng giếng từ 2 m đến 3 m.

Đĩa định vị: Đĩa định vị phải được gia công chính xác. Có thước tỷ lệ khắc vạch đến mm dùng để ghi nhận sự dao động của dây thép. Có các ốc vi chnh đ đưa dây dọi chính xác về vị trí đứng yên sau khi đã xác định.

Dung dịch ổn định qu nặng: Có thể là dầu nhờn, nước hoặc mạt cưa.

9.2.5. Trước khi đnh hướng, phải quan sát tình trạng thành giếng, đảm bảo thông thoát trong lòng giếng mỏ. Miệng giếng trên mặt đất và ở mức định hướng phải được che bằng những tấm ngăn đ đảm bảo an toàn trong suốt thi gian định hướng. Giếng phải ngng hoạt động trong quá trình đo đạc định hướng.

Phải đảm bảo liên lạc thông suốt giữa nhóm làm việc trên mặt đt và dưới hầm lò nơi định hướng (bằng điện thoại, bộ đàm v.v...).

Khi thả dây dọi xung giếng mỏ phải dùng quả dọi có trọng lượng nhỏ, sau khi đến độ sâu mức định hướng mới thay bằng quả dọi có trọng lượng quy định.

9.2.6. Công tác chiếu điểm bắt đầu bằng việc lắp ráp dụng cụ. Bàn tời được cố định trên mặt đất, một đầu dây thép đi ra khỏi bàn tời được vắt qua ròng rọc và được móc vào một quả nặng có trọng lượng nhỏ (từ 1 kg đến 5 kg). Quả nặng được thả từ t xuống giếng đứng vi tốc độ từ 1 m/s đến 2 m/s.

9.2.7. Sau khi thả các quả dọi phải kiểm tra các quả di và dây dọi có bị chạm vào thành giếng hoặc các thiết bị đặt trong giếng hay không bằng những cách sau:

- Th một vòng tròn nhỏ bằng kim loại nhẹ theo dây dọi;

- So sánh khoảng cách giữa các dây dọi trên mặt đất và dưới hầm lò. Chênh lệch khoảng cách đo giữa 2 dây dọi trên mặt đt và dưới hầm lò không được vượt quá 2 mm.

Công tác đo đạc định hướng chỉ có thể được tiến hành sau khi đã kiểm tra và khẳng đnh dây dọi được treo tự do không vướng chạm vào các yếu tố trang b trong lòng giếng.

9.2.8. Đ giảm sai số đnh hưng, trong thời gian định hướng cần giảm tốc độ gió trong giếng mỏ đến mức thấp nhất và nếu có thể được, nên tắt quạt gió trong thời gian định hướng.

Trong trường hợp giếng sâu, gió thổi mạnh làm dây dọi dao động mạnh, vị trí đứng yên của dây dọi phải xác định bằng đĩa định vị.

Vị trí đng yên của dây dọi được xác định dựa vào các giá trị biên độ dao động của dây về hai phía. Biên độ dao động của dây thép được ghi nhận trên hai thước T1T2 quan sát qua hai máy kinh vĩ KV1KV2 (được thể hiện ở Hình 1).

Từ các số đo biên độ trái (t) và phi (p), tính giá trị trung bình G cho một chu kỳ dao động, sau đó tính trị số trung bình của n chu kỳ. Giá trị đó là vị trí đứng yên của dây dọi:

                                              (23)

…………….

Hình 1 - Quan trắc dao động của dây dọi

Và vị trí đứng yên của dây dọi sẽ bằng:

                                                       (24)

Trong đó

G là giá tr biên độ dao động của dây dọi;

n là số lần quan trắc.

9.2.9. Các công việc đo nối phải được thực hiện cùng một thời điểm trên mặt đất và dưới hầm lò theo một hiệu lệnh hoặc tín hiệu quy định.

9.2.10. Phương pháp đo ni đến vị trí các quả dọi được lựa chọn sao cho sai số trung phương chuyền phương vị từ các cạnh khởi tính đến vị trí các quả dọi trên mặt đất và từ vị trí quả dọi đến cạnh của lưới khống chế cơ sở hầm lò không vượt quá ± 30’.

9.2.11. Khi tiến hành định hướng qua một giếng đứng bằng phương pháp tam giác liên hệ, các chỉ tiêu kỹ thuật sau đây phải được thực hiện.

9.2.11.1. Để đo nối cần phải đo chiều dài tất cả 3 cạnh của tam giác liên hệ ABC và các góc g, δ, ε tại điểm C. Sơ đồ đo nối bằng tam giác liên hệ được thể hiện ở hình 2.

9.2.11.2. Tam giác liên hệ cần có đồ hình lợi nhất để sao cho các sai số đo ảnh hưởng thp nhất đến độ chính xác đo nối. Tam giác liên hệ có đồ hình lợi nht là tam giác có các góc g và α không lớn quá từ 2° đến 3° với các t số a/c nhỏ nhất.

Hình 2 - Đồ hình đo nối bằng tam giác liên hệ

9.2.11.3. Giá trị các góc α và β khi 0 < α < 20° xác định theo công thức hàm số sin. Trong tam giác liên hệ khi góc α < 2° và góc β > 178° giá trị các góc α và β được tính theo công thức gần đúng sau:

;   (25)

Đối với tam giác liên hệ dưới hầm lò khoảng cách c giữa các dây dọi do đo trực tiếp trên mức đnh hướng được sử dụng để tính toán.

9.2.11.4. Trước khi đo ni phải tính toán sai số dự kiến (dự báo các sai số) của các góc có đỉnh tại dây dọi do ảnh hưởng chiu dài các cạnh tam giác liên hệ và sai số đo góc g. Trong những tam giác có hình dạng kéo dài (α < 2° và β > 178°) sai số của góc tính toán xác định theo công thức:

 (26)

Chỉ được phép đo nối bng tam giác liên hệ khi sai số trung phương của góc α không vượt quá ± 20”.

9.2.11.5. Sai số trung phương đo góc g tại điểm C không được vượt quá ± 7”. Hiệu trị số các góc - δ - g) không được vượt quá ± 20”. Chênh lệch trị số góc trong các vòng đo không được vượt quá ± 10”.

9.2.11.6. Các cạnh của tam giác liên hệ đo trực tiếp bằng thước, đo ít nhất năm lần với lực căng giống nhau, đc số đến milimét. Chiều dài chính thức là trị số trung bình giữa các lần đo. Chênh lệch giữa các lần đo trên cùng một cạnh không được vượt quá ± 50 mm.

9.2.11.7. Đ kim tra việc đo các cạnh của tam giác liên hệ phải tính chiều dài c nối giữa các dây dọi theo công thức (c2 = a2 + b2 - 2ab cosg) và so sánh với chiều dài đo. Chênh lệch giữa trị số tính và trị số đo trực tiếp cạnh c không được vượt quá ± 3 mm trên mặt đất và ± 5 mm dưới hầm lò.

9.3. Định hướng qua hai giếng đứng

9.3.1. Khi định hướng qua hai giếng đứng việc treo, tháo và kiểm tra vị trí các quả dọi trong giếng cũng như lựa chọn quy cách vật nặng làm quả dọi phải tiến hành như những quy định từ điều 9.9.2.5 đến điều 9.9.2.10

9.3.2. Trước khi định hướng qua hai giếng đng, phải tính toán dự báo độ chính xác góc phương vị cạnh nối giữa hai dây dọi trên mặt đất và độ chính xác góc phương vị cạnh của lưới khống chế cơ sở dưới hầm lò.

- Sai số trung phương góc phương vị của đường ni giữa hai dây dọi tính theo cạnh gần nhất của lưi khống chế cơ bản trên mặt đất không được vượt quá ± 20”;

- Sai số trung phương cạnh định hướng (Mαk) của lưới khống chế cơ sở hầm lò không được vượt quá 1;

- Chiều dài các đường chuyền đo nối giữa hai giếng phải hiệu chỉnh đưa về bề mặt êlipxôít và mặt phẳng chiếu Gauss.

9.3.3. Định hướng qua hai giếng đứng phải tiến hành hai lần độc lập nhau. Kết quả chính thức là trị số trung bình của các lần định hướng. Các sai số khép tọa độ phân bố tỷ l thuận với chiều dài các cạnh.

9.4. Định hướng qua lò bằng và giếng nghiêng

9.4.1. Trong trường hợp hệ thống mở vỉa của mỏ là lò bằng hoặc giếng nghiêng, công tác đo đạc định hướng được tiến hành thông qua việc đo ni đường chuyền kinh vĩ hầm lò với điểm tiệm cận ở cửa lò bằng hoặc giếng nghiêng.

9.4.2. Điểm tiệm cận phải được thành lập với độ chính xác tương đương điểm khống chế khu vực cấp 1.

Tọa độ điểm tiệm cận được xác định bằng đường chuyn kinh vĩ trên mặt đt. Trong trường hợp điều kiện địa hình không bng phẳng, thì tọa độ điểm tiệm cận được xác định bằng các phương pháp giao hội góc-cạnh bằng máy toàn đạc điện tử. Giao hội thuận phải đo từ 3 điểm gốc; giao hội nghịch phải đo t 4 điểm gốc. Nếu điều kiện thiết b cho phép, có thể thành lập điểm tiệm cận bằng máy thu GNSS.

9.4.3. Trong các giếng nghiêng có độ dốc lớn, cần lưu ý hiệu chỉnh các sai số đo góc và đo cạnh trong đường chuyền định hướng đảm bảo độ chính xác chuyền tọa độ và phương vị xuống hầm lò.

9.5. Định hướng bằng la bàn con quay

9.5.1. Phương pháp la bàn con quay (hoặc kinh vĩ con quay) được sử dụng để định hướng các lưới khống chế cơ sở hầm lò. các mỏ m vỉa bng giếng nghiêng có độ dc lớn hơn 70° nhất thiết phải định hướng bằng phương pháp la bàn con quay.

Phương pháp la bàn con quay được sử dụng độc lập hoặc sử dng phối hợp với các phương pháp định hướng khác.

9.5.2. Trên mỗi mức khai thác phải tiến hành định hướng ít nhất hai cạnh nằm cách nhau từ 300 m đến 500 m. Khi chuẩn b mức khai thác mới có chiều dài đường chuyền không lớn được phép định hướng một cạnh để xác định góc phương vị nhưng phải tiến hành theo chiều thuận và chiều ngược lại. Khi lưới khống chế cơ s hm lò là các đường chuyền phân đoạn thì trên mi phân đoạn phải định hướng một cạnh bằng la bàn con quay (kinh vĩ con quay).

9.5.3. Máy la bàn con quay (máy kinh vĩ con quay) dùng xác định góc phương vị các cạnh lưới khống chế cơ sở hầm lò phải có độ chính xác đảm bảo các quy định ở điều 9.1.2.

những m nguy hiểm do khí và bụi phải sử dụng các loại máy có cấu tạo phòng nổ.

9.5.4. Góc phương vị cạnh đnh hướng phải xác định hai lần độc lập nhau. Lần định hướng thứ 2 phải đặt máy ở mốc khác của cạnh định hướng. Khi định hướng một số cạnh của lưới, việc xác định góc phương vị lần thứ 2 có thể tiến hành ngay trên mốc đo lần th nhất nhưng phải định tâm lại máy.

Chênh lệch giữa hai lần xác định góc phương vị không được vượt quá 2. Góc phương vị chính thức của cạnh là trị số trung bình giữa hai ln xác định.

9.5.5. Các quy định chi tiết v định hướng bằng la bàn con quay và các phương pháp vật lý khác được đ cập trong những văn bản riêng.

10. Đo chuyền độ cao xuống hầm lò

10.1. Chuyền độ cao qua giếng đứng

10.1.1. Để thống nhất vị trí các điểm trong không gian cần phải chuyền các điểm độ cao trong hầm lò v cùng một hệ với các điểm độ cao trên mặt đất. Chuyền độ cao qua giếng đứng có thể sử dụng các dây inva, thước thép dài, máy đo độ sâu, máy đo dài điện tử (EDM) v.v....

10.1.2. Các tr đo trên dây inva, mia thủy chun hoặc thước thép v.v... được đọc đến milimét. Sai lệch giữa hai trị đo hoặc giữa hai hiệu số độ cao trong cùng một trạm đo không được vượt quá 3 mm trị s chính thức là trị số trung bình số hc.

10.1.3. Khởi điểm để phát triển lưới khống chế độ cao trong hầm lò là những mốc thủy chuẩn hạng IV trở lên. Chuyển độ cao vào hầm lò phải thực hiện hai lần độc lập nhau. Chênh lệch độ cao Δh giữa hai lần chuyền không được vượt quá những quy định sau:

- Khi chuyền độ cao qua giếng đứng Δh (10 + 0,2H) mm;

- Khi chuyền độ cao qua giếng nghiêng  mm.

Trong đó

H là chiều sâu của giếng mỏ tính bằng m;

n1, n2 là số lượng các cạnh đo lượng giác theo chiều đo đi và chiều đo về.

10.1.4. Trong trường hợp chuyền độ cao bằng thước thép, tùy vào độ sâu của giếng đứng, thước thép để chuyền độ cao có thể có chiều dài 30 m, 50 m, 100 m, 200 m, v.v... Thước thép được thả dần vào giếng đứng, qua ròng rc và được kéo căng bằng qu nặng.

Trên mặt đất và dưới đáy giếng, cần phải gắn thước phụ vạch khắc đến mm ngang tầm độ cao tia ngắm máy thủy bình để nâng cao độ chính xác đọc số. Theo tín hiệu quy định, giá tr độ cao tại hai máy thủy bình (trên mặt đất và dưới hầm lò) phải được đọc số đng thời.

Để nâng cao độ chính xác, các trị số T1, D1, T2, D2 được đọc nhiều lần (thưng là 10 lần) và ly giá trị trung bình.

10.1.5. Chuyền độ cao qua giếng đứng ít nhất phải tiến hành hai lần độc lập nhau. Chênh lệch hiệu số độ cao giữa hai lần chuyền độc lập không được vượt quá các quy định nêu ở điều 10.1.2. Khi các sai lệch nằm trong giới hạn cho phép thì hiệu số độ cao chính thức là trị số trung bình của hai lần đo.

Có thể sử dng các mốc khống chế mặt bằng trong khu vực sân ga dưới giếng làm mốc khống chế độ cao.

10.2. Chuyền độ cao qua lò bằng và giếng nghiêng

10.2.1. Chuyền độ cao qua đường lò nghng dc hơn 8°

10.2.1.1. Chuyền độ cao qua đường lò nghiêng có độ dốc lớn hơn 8° thực hiện bằng phương pháp đo cao lượng giác. Máy dùng đo cao lượng giác phải có độ chính xác đo góc đứng không thp hơn 30”.

10.2.1.2. Các góc đứng đo một vòng đo theo chiều thuận và chiều ngược lại. mỗi trạm đo phải xác định tr s MO của máy. Sai lệch trị số MO không được vượt quá hai lần độ chính xác đọc số của bàn độ đứng.

10.2.1.3. Đo chiều dài các cạnh lượng giác phải phù hợp những yêu cầu như đã quy định đối với đường chuyn tọa đ. Chiều cao máy và tiêu ngắm và khoảng cách từ mốc đến nóc lò đo bằng thước hai lần. Sai lệch gia hai lần đo không được vượt quá 3 mm.

10.2.1.4. Hiệu s độ cao mỗi trạm đo được xác định theo chiều thuận và chiều ngược lại. Sai lệch hiệu số độ cao trên mỗi trạm đo không được vượt quá trị số tính theo công thức (0,05 x l) cm (trong đó: l - chiều dài trạm đo tính bằng m).

Sai lệch hiệu s độ cao của toàn đường đo không được vượt quá trị s nêu ở điều 10.1.2.

10.2.2. Chuyền độ cao qua các đường lò thoải dốc dưới

10.2.2.1. Chuyền độ cao các đường lò có độ dốc dưới 8° thực hiện bằng đo thủy chuẩn hình học. Máy đo thủy chuẩn hình học phải có độ phóng đại không nhỏ hơn 20x hoặc dùng các máy thy chuẩn tự cân bằng.

10.2.2.2. Trước khi sử dụng các mốc độ cao khởi tính phải đo kiểm tra. Chênh lệch v độ cao giữa đo kiểm tra và có sẵn (khởi tính) không được vượt quá ± 5 mm.

10.2.2.3. Khi đo thủy chuẩn phải đặt máy giữa 2 mia, khoảng cách t máy đến mia trong một trạm đo không được chênh nhau quá 5m.

10.2.2.4. mỗi trạm đo phải xác định hai ln hiệu số độ cao theo hai mặt mia (mặt đen và mặt đỏ). Nếu dùng mia một mặt phải đặt máy hai lần tại mỗi trạm đo, chiều cao máy thay đổi không ít hơn 10cm. Các trị số đọc trên mia lấy đến milimét. Sai lệch gia hai hiệu số độ cao trên mỗi trạm máy không được vượt quá 5 mm. Các trị số đo độ cao tại các trạm máy phải ghi đầy đủ vào s nhật ký đo đạc.

10.2.2.5. Các đường thủy chuẩn khép kín đo theo một chiều. Được phép đặt các đường thủy chuẩn nhánh nhưng phải đo theo chiều thuận và chiều ngược lại.

Sai số khép độ cao của các đường thủy chuẩn kỹ thuật không được vượt quá ± 50 mm,

Trong đó

L là chiều dài của đường đo tính bng km.

10.2.2.6. Sai số khép độ cao của đường đo đơn được phân b tỷ lệ thuận với chiều dài các cạnh đo. Độ cao chính thức của các mốc đường chuyền nhánh là độ cao trung bình tính theo hai chiều đo.

10.2.2.7. Hệ thống các đường chuyền thủy chuẩn bình sai theo các phương pháp: Phương pháp các đa giác, phương pháp các điểm nút, phương pháp thay thế tương đương, phương pháp gần đúng. Khi bình sai trọng số lấy bằng số nghịch đảo chiều dài các phân đoạn hay nghịch đảo s lượng các trạm đo trong phân đoạn.

11. Đo đạc phục vụ xây dựng mỏ

11.1. Những quy định chung

11.1.1. Trong quá trình xây dựng các công trình mỏ, kể c công trình trên mặt đất và dưới hầm lò, bộ phận kỹ thuật trắc địa mỏ có nhiệm vụ chuyển các yếu tố của công trình t thiết kế ra thực địa; theo dõi, kiểm tra quá trình thi công các công trình theo đúng yêu cầu của thiết kế.

11.1.2. Bộ phận kỹ thuật trắc địa mỏ phải nghiên cứu kỹ thiết kế, phải hiểu được công dng của từng công trình trong toàn bộ cơ cu của xí nghiệp mỏ, phải xác định các yếu tố hình học của công trình cần phải bố trí.

11.1.3. Việc bố trí các yếu tố công trình từ thiết kế ra thực địa có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp. Bộ phận kỹ thuật trắc địa mỏ phải nắm được yêu cầu độ chính xác đối với từng công trình, để chọn các phương pháp, dụng c và trang thiết bị phù hợp thỏa mãn các yêu cầu v kỹ thuật, về độ chính xác và kinh tế.

11.1.4. Trước khi bố trí và kiểm tra các yếu tố công trình trên thực địa, các thiết bị máy móc cần phải được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh các điều kiện hình học, quang học v.v...

11.2. Đo giám sát thi công đào giếng đứng

11.2.1. Trước khi giám sát thi công đào giếng đứng, bộ phận kỹ thuật trắc địa mỏ phải xác định được các yếu tố hình học của giếng đng, bao gồm: tâm giếng, các trục giếng và kích thước thiết diện giếng.

Giếng đứng có 3 trục chính: Trục đứng, trục ngang và trục dọc. Ba trục của giếng vuông góc với nhau, là giao tuyến của ba mặt phẳng, trong đó, hai mặt phẳng thẳng đứng và một mặt phẳng nằm ngang ở độ cao miệng giếng.

11.2.2. Trước khi đào giếng tâm và trục giếng phải được bố trí trên thực địa bằng các phương pháp trắc địa. Tâm và các trục giếng là các yếu tố cơ bn phục vụ cho quá trình đào giếng, trang bị lòng giếng và là cơ s để giám sát quá trình vận hành n định của giếng trong suốt thời gian tn tại.

11.2.3. Trên thiết kế, vị trí tâm giếng đã được xác định bằng tọa độ phẳng X, Y. Tùy thuộc vào điều kiện trang thiết bị và mạng lưới điểm khống chế cơ sở trong khu vực, tâm giếng có thể bố trí bằng các phương pháp khác nhau như giao hội thuận, tọa độ cực hoặc bằng chương trình “Setting out” của máy toàn đạc điện tử.

11.2.4. Để b trí trục giếng cần dựa vào tâm giếng và điểm khống chế tọa độ trong khu vực lân cận. Trục giếng được bố trí dựa vào các góc bằng đo từ tâm giếng. Để loại trừ ảnh hưởng của sai số 2C, khi bố trí trục giếng, các góc bằng phải được bố trí từ c hai vị trí bàn độ.

11.2.5. Trục giếng phải được đánh dấu trên thực địa bằng các mốc cố định. Mỗi trục giếng phải đánh dấu ít nhất 6 điểm v hai phía của giếng. Các điểm trục giếng được bố trí cách nhau từ 20 m đến 30 m, ở những nơi đất đá ổn định, đảm bảo sự tn tại lâu dài.

11.2.6. Sau khi b trí, các điểm trục giếng cần được đo nối với các điểm khống chế trắc địa; phải lập hồ sơ chi tiết mô tả mối liên hệ giữa các điểm trục với các địa vật lân cận. Tâm và trục giếng là cơ sở giám sát thi công cho công tác đào giếng, xây dựng và trang b lòng giếng; xây dựng tháp giếng và vận hành giếng trong tương lai.

11.2.7. Sau khi xây dựng có giếng, bộ phận kỹ thuật trắc địa mỏ có nhiệm vụ chuyển các điểm trục giếng vào cổ giếng. Các điểm trục giếng được bố trí trên một mức độ cao của cổ giếng bằng các móc sắt có vết cắt để treo dây dọi.

11.2.8. Trong quá trình đào giếng, bộ phận kỹ thuật trắc địa mỏ phải tiến hành đo đạc kiểm tra, giám sát sao cho giếng đứng được đào theo đúng thiết kế. Công tác đo đạc kiểm tra, giám sát thi công được dựa vào các dây dọi treo từ tâm giếng và trục giếng. Cần lưu ý sao cho các dây dọi được treo tự do, không vưng chạm vào các trang b lòng giếng. Tùy vào độ sâu của giếng, trọng lượng của quả dọi trong khong từ 20 kg đến 50 kg. Dựa vào các dây dọi, đo kiểm tra tiết diện của giếng và vị trí giếng trong mặt phẳng thẳng đứng, bộ phận thi công phải kiểm tra từ 3 m đến 4 m một lần. Thông thường giếng cứ đào được từ 10 m đến 15 m phải đo kiểm tra một lần. Kết quả đo đạc được biểu thị trên mặt cắt trên mặt phẳng thẳng đứng. So sánh hiện trạng thực tế với thiết kế s xác định được mức độ sai lệch của giếng đ khắc phục.

11.2.9. Sau khi đã đào đến độ sâu thiết kế và đã xây vỏ chống, giếng đứng cần phải được đo đạc kiểm tra. Công tác đo đạc được tiến hành dựa vào dây dọi đánh dấu tâm giếng và trục giếng. Khoảng cách từ tưng giếng đứng đến các dây dọi được đo bng thước thép milimet. Kết quả đo đạc được biểu thị trên mặt cắt trên mặt phẳng thẳng đng. So sánh hiện trạng thực tế với thiết kế sẽ xác định được mức độ sai lệch của giếng. Trường hợp sai lệch vượt quá gii hạn cho phép s có quyết đnh điều chnh kỹ thuật của giếng.

11.3. Đo giám sát thi công tháp giếng và trang bị lòng giếng

11.3.1. Toàn bộ cơ cu của hệ thống tháp giếng có mối quan hệ hình học với nhau. Các yếu tố cơ bản của tháp giếng cần phải kiểm tra trong quá trình thi công tháp giếng, bao gồm: Trục đứng tháp giếng, trục ngang tháp giếng, trục dọc tháp giếng, tâm bàn tời, trục đối xứng ròng rọc, chiều cao tải, chiều cao tháp giếng, chiều dài dây cáp, góc nghiêng dây cáp, góc lệch dây cáp.

11.3.2. Trước khi dựng tháp, trắc địa phải đánh dấu bốn điểm trục giếng trên khung ròng rọc. Trục giếng đánh dấu trên khung ròng rọc phải trùng vi trục giếng trên mặt đất, sai số không được vượt quá:

- ± 25 mm theo hướng vuông góc với trục tải;

- 50 mm theo hưng song song với trục tải.

11.3.3. Sau khi bố trí trục quay và trục đi xứng của ròng rọc việc kiểm tra phải dựa vào trục giếng. Độ lệch cho phép trục quay và trục đối xứng ròng rọc so với trục giếng là ± 30”.

11.3.4. Sau khi dựng tháp, phải kiểm tra độ thẳng đứng của tháp giếng. Phải bố trí các điểm quan trắc trên tháp giếng. Từ điểm cố định tiến hành đo khoảng cách và góc bằng đến các điểm quan trắc và xác định các giá trị độ lệch của tháp giếng theo công thức:

 (27)

11.3.5. Khi lắp ráp ròng rọc, phải kiểm tra ba điều kiện quan trọng nhất, sau đây:

- Mặt phẳng đi qua trục đối xứng của ròng rọc phải thẳng đứng. Sai số cho phép lệch khỏi mặt phng thẳng đứng là ± 20”;

- Mặt phẳng đi qua trục đối xng của ròng rọc phải song song với trc ti hoặc trục giếng. Sai số cho phép là ± 1’;

- Trục quay của ròng rọc phải nằm trong mặt phẳng nm ngang. Sai số cho phép là ± 1.

Khi lắp ráp ròng rọc, cần lưu ý khoảng cách giữa các chi tiết nhô ra nhất của ròng rọc với các chi tiết kết cu khung ròng rọc ≤ 50 mm.

11.3.6. Khi lắp ráp khung bàn tời, phải kiểm tra trục bàn ti đánh du trên tường nhà và trên mặt khung. Độ lệch của các trục này không được vượt quá ± 5”. Mt phẳng của khung được kiểm tra bằng đo cao chính xác. Hiệu s độ cao giữa góc thp nhất và góc cao nhất không vượt quá ± 5 mm.

Hiệu giữa độ cao thực tế và độ cao thiết kế không vượt quá ± 10 cm.

11.3.7. Công tác đo đạc kiểm tra các thanh dầm và thanh trượt được tiến hành dựa vào các dây dọi hoặc thiết b la-ze chuyên dụng. Vị trí thực tế của lớp dm đầu tiên không được chênh so với thiết kế lớn hơn ± 2 mm về mặt bằng và ± 3 mm về độ cao.

11.3.8. Khi kiểm tra dầm và thanh trượt trong lòng giếng phải tiến hành đo kiểm tra và phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sau đây:

- Hiệu độ cao giữa hai đầu dầm không vượt quá 1 : 200 chiều dài của dầm;

- Vị trí mặt bằng thực tế của dầm so với thiết kế không được vượt quá ±5 mm đi với dầm st và ± 15 mm so với dầm gỗ;

- Thanh trượt không được lệch khỏi vị trí thng đứng ± 5 mm;

- Khoảng cách giữa các thanh trượt so với thiết kế không lớn hơn ± 5 mm.

11.4. Đo giám sát thi công đào giếng nghiêng

11.4.1. Các yếu tố hình học của giếng nghiêng bao gồm trục giếng và tâm giếng.

Trục giếng là hai đường thẳng vuông góc trong đó, trục chính là đường thẳng có hướng dọc theo giếng và trùng với trục đối xứng của giếng. Trục còn lại vuông góc với trục chính. Tâm giếng là giao điểm của hai trục giếng.

11.4.2. Trước khi đào giếng nghiêng, cần bố trí tâm và trục giếng từ thiết kế ra thực địa theo các phương pháp đã trình bày từ điều 11.2.3 đến điều 11.2.6. Các điểm đánh dấu trục giếng cần phải bố trí nơi đất đá n định đảm bảo sự tồn tại lâu dài.

11.4.3. Trong quá trình đào giếng, lực lượng trắc địa mỏ có nhiệm vụ đo đạc kiểm tra chu vi, độ dốc của giếng.

11.4.4. Sau khi đào cổ giếng, lực lượng trắc địa mỏ phải bố trí trục đnh tuyến. Trục định tuyến b trí cách tưng giếng một khoảng:

ΔS = 0,5S - S0  (28)

Trong đó

S là chiều rộng của giếng;

S0 là khoảng cách từ trục giếng đến trục đnh tuyến.

Trục định tuyến được bố trí dựa vào trục giếng, Tại các điểm I, II, III... (được th hiện ở hình 3) của trục giếng, đặt các góc bằng 90°, trên hướng tia ngắm, đặt các đoạn bằng nhau S0, sẽ xác định được các điểm 1,2,3 v.v.. của trục định tuyến.

Hình 3 - Sơ đồ bố trí các yếu t hình học của giếng nghng

11.5. Đo giám sát thi công đào lò

11.5.1. Việc giám sát đào các đường lò có hai nội dung chính sau đây:

- Giám sát, hướng dẫn đào lò theo đúng hướng, đúng độ dốc, độ cao và tiết diện theo thiết kế đã được duyệt;

- Giám sát đảm bảo chỉ đào những đường có quy định trong bản đồ thiết kế. Kết quả giám sát phải nhằm phát hiện và chm dt việc đào lò tùy tiện, sai thiết kế hoặc ngoài kế hoạch kỹ thuật đã duyệt.

11.5.2. Cơ sở kỹ thuật đ giám sát đào các đường lò là bn thiết kế hoặc kế hoạch năm, các hộ chiếu đào lò và các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Sai lệch thực tế của các đường lò không được vượt quá các quy đnh sau đây:

- V trí mỗi vì chống không được vượt quá ± 5 cm nhưng sai lệch này không được duy trì quá hai vì chống;

- Chênh lệch cục bộ về độ dốc thực tế của đường ray so với độ dốc thiết kế ở mỗi đoạn ray không được vượt quá ± 2 % nhưng độ dốc toàn đường lò không được sai lệch quá những quy định trong quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn;

- Sai số kích thước, tiết diện đường lò (tiết diện chống) so với thiết kế không được vượt quá ± 5 cm (theo chiều ngang và chiều cao).

11.5.3. Các khu vực nóc lò b đổ hoặc có vòm đỏ đều phải đo vẽ ghi vào sổ nhật ký đo đạc, mô tả rõ kích thước chiều cao v.v...

11.5.4. Chu kỳ cho hưng và cho độ dốc đường lò theo đúng những quy định nêu ở điều 8.2.8. Các mốc hướng và mốc xác định độ dốc đường lò bàn giao bằng sổ nhật ký và tại thực địa cho quản đốc công trưng.

S bàn giao gồm 2 phần:

a) Sơ đồ đường lò, thể hiện vị trí các mốc hưng, các mốc độ dốc, khoảng cách từ các mốc hướng đến các vì chống (trên, dưới);

b) Thuyết minh mô t chi tiết tình trạng đường lò, kích thước, hình dạng các mốc hướng và các mốc độ dốc.

11.5.5. Trong thời gian giữa hai lần cho hướng, việc hướng dẫn đào lò đo quản đốc công trưng chịu trách nhiệm. Trong quá trình đào lò mọi người có trách nhiệm bảo vệ vị trí các mốc trắc địa.

Nghiêm cấm việc tự ý sửa đổi hoặc chuyển vị trí các mốc hướng và thay đổi độ cao các mốc độ dc do bộ phận kỹ thuật trắc địa mỏ đã xác định.

11.5.6. Trong quá trình hướng dẫn đào lò, cán bộ kỹ thuật trắc địa mỏ phải đo vẽ thành lp các tài liệu sau đây:

a) Nhật ký đo đường lò, phản ánh tất cả những điểm đo đạc, kiểm tra thực tế về hướng, độ dc, các khoảng cách từ các mốc hướng đến hông lò (trên vì chống), mô tả tỷ mỉ những vòm đổ ở nóc lò hoặc hông lò;

b) Bản vẽ đường lò theo tỷ lệ 1/500 hay 1/1000 có ghi thời gian theo tiến độ đào lò, loại vì chống (st, gỗ, bê tông v.v...);

c) Mặt cắt dọc vận tải chính, cứ cách 10 m có một điểm độ cao, thể hiện độ cao, độ dốc thực tế và theo thiết kế. Độ cao đường goòng lò bằng (trên đỉnh đường ray) trong lò xác định bằng đo thủy chuẩn hình học.

những đường lò có cùng tiết diện chỉ cn vẽ một mặt cắt ngang thể hiện tiết diện đào, tiết diện chống và tiết diện theo thiết kế. những vị trí đặc biệt (ngã ba, tư, hầm, trạm v.v...) đều phải vẽ sơ đ và mặt cắt ngang để mô tả.

11.5.7. Khi đường lò đã đào xong, cán bộ kỹ thuật trắc địa mỏ phải lập các tài liệu sau:

a) Bản đồ đường lò tỷ lệ 1/1000 thể hiện vị trí, kích thước đường lò thực tế, vị trí vách trụ các vỉa, thời gian theo tiến độ, vị trí các mặt cắt ngang (nếu có), vị trí các đứt gãy địa chất, vị trí phụt nước, phụt khí v.v...;

b) Mặt cắt dọc đường lò thể hiện độ dốc, độ cao thực tế nền lò, nóc ;

c) Các mặt cắt ngang th hiện tiết diện đào, tiết diện chống, vị trí sản trạng vỉa than, thân quặng khoáng sản, nền và nóc đường lò;

d) Nhận xét việc thực hiện đào lò so với thiết kế, hộ chiếu.

12. Quan trắc dịch động đất đá mỏ

12.1. Quan trắc dịch động mặt đất mỏ hầm lò

12.1.1. Quy định chung và các khái niệm cơ bản

12.1.1.1. Công tác khai khoáng tạo nên các khoảng trống, làm mất thế cân bằng tự nhiên của ứng suất trong lòng đất, gây nên các hiện tượng đất đá sập đổ và dịch chuyển biến dạng lan đến mặt đất. Dịch chuyển và biến dạng đất đá và mặt đất có thể gây ra những hng hóc cho đi tượng thiên nhiên, công trình xây dựng, làm tăng lượng xut khí và nước vào không gian khai thác, làm biến đổi chế độ nước mặt và nước ngầm, làm tăng mức độ trượt lở mái dốc v.v...

Đảm bảo biến dạng cho sản xuất an toàn, tìm biện pháp xử lý tiết kiệm, khai thác hợp lý tài nguyên, môi trưng và tạo cơ sở pháp lý đúng đắn là các đòi hi cấp thiết đối với công tác khai thác m, và phải dựa trên cơ sở hiểu biết rõ ràng v quy luật quá trình dịch chuyển và biến dạng đất đá.

Biện pháp bảo vệ nhà cửa, công trình đang sử dụng có mục đích làm giảm biến dạng mặt đất và chịu được thêm ti trọng do khai thác dưới ti cấu trúc nhà cửa công trình. Chúng được phân loại ra làm biện pháp kết cấu công trình và biện pháp kĩ thuật mỏ.

Các biện pháp kĩ thuật mỏ để bảo vệ công trình và đối tượng thiên nhiên là các phương pháp đặc biệt và thứ tự đào lò để điều khiển áp lực m trong một vỉa than hay tập vỉa than, sao cho đảm bảo giảm thiểu biến dạng mặt đất nn móng công trình bị khai thác dưới. Một giải pháp đảm bảo biến dạng an toàn khác là để lại trụ than bảo vệ.

Các biện pháp kết cu là cách bổ sung các công tác gia c và xây dựng trước khi, trong khi và sau khi b khai thác dưới đối với đối tượng cn bảo vệ hay nền móng của chúng. Các biện pháp này có mục đích làm giảm biến dạng của đối tượng do nh hưng của khai thác dưới.

Biện pháp kĩ thuật mỏ và biện pháp kết cấu để bảo vệ các đối tượng đang sử dụng b khai thác dưới phải được thiết kế, thực hiện bởi các mỏ than, công ty cổ phần, tổ chức tư vn thiết kế và các cơ quan chuyên nghiệp có giy phép hành nghề công việc đó. Chi tiết công tác này được trình bày trong các tài liệu chuyên đề khác.

12.1.1.2. Lực lượng trắc địa mỏ có nhiệm vụ quan trắc quá trình dịch chuyển và biến dạng mặt đất và đất đá (gọi chung là sự dịch động đất đá mỏ) với mục đích theo dõi, cnh báo sự ảnh hưởng của khai thác mỏ đến an toàn các công trình trên mặt đất và đường lò, đng thời cung cấp thông tin phối hợp với các cơ quan tư vn chuyên ngành trong nghiên cứu, kiểm soát quá trình dịch động đất đá m cũng như xác định quy luật quá trình dịch động đất đá mỏ.

Quan trắc dch động đất đá mỏ có mục đích xác định các thông số dịch động, xác định mối quan hệ giữa các thông số dịch động với các yếu tố địa cht - kỹ thuật m, giữa biến dạng mặt đất với biến dạng công trình, kiểm soát tình trạng công trình và sự hiệu quả của các biện pháp bảo vệ công trình. Đng thời, quan trắc dịch động cũng có nhiệm vụ tích lũy thu thập dữ liệu, kinh nghiệm khai thác dưới cần thiết cho việc điều chỉnh các hướng dẫn v.v...

12.1.1.3. Vùng dịch chuyển trên mặt đất do từng lò chợ riêng biệt gây ra gọi là bồn dịch chuyển. Các điểm riêng biệt trong bồn dịch chuyển tại thời điểm nhất định dịch chuyển với các đại lượng khác nhau, kết quả là sinh ra các biến dạng đứng (nghiêng, cong, vặn) và biến dạng ngang (co, giãn, xê dịch), cũng như là sập l và biến dạng dồn dập, nứt nẻ và thm bậc trong mặt phẳng thẳng đứng và xê dịch trong mặt phẳng nằm ngang.

Các mặt cắt cơ bản của bồn dịch chuyển - là mặt cắt đứng qua bồn dịch chuyển theo hướng đường phương và vuông góc với đường phương và cắt qua các điểm có độ lún mặt đất cực đại.

12.1.1.4. Kích thước vùng ảnh hưởng của khai thác hầm lò, đại lượng và đặc điểm biến dạng, tốc độ gia tăng biến dạng và thời gian diễn tiến quá trình dịch chuyển đất đá vá mặt đất phụ thuộc vào những yếu tố sau đây, do đó chúng cần được đ cập trong quan trắc dch động:

a) Chiều dầy, góc dốc và độ sâu khai thác vỉa than;

b) Kích thước lò chợ, trình tự đi lò và tương quan không gian biên giới lò chợ trong một vỉa than và trong tập vỉa than;

c) Đặc điểm cu trúc đất đá (cấu tạo, phá hy kiến tạo, sự biến đi sản trạng và tính chất cơ đá);

d) Phương pháp điều khiển áp lực m;

e) Tốc độ tiến gương lò chợ và tốc độ tiến theo phương.

12.1.1.5. Biên giới vùng ảnh hưởng khai thác hầm lò xác định theo kết quả quan trắc với những giá trị biến dạng mặt đất sau đây (đối với khong cách giữa các mốc quan trắc trung bình từ 15 m đến 20 m): độ nghiêng i = (0,5 x 10-3), độ giãn ε = (0,5 x 10-3).

Đồng thời biên giới vùng ảnh hưởng khai thác hầm lò được xác định theo góc biên giới dịch động. Góc biên giới dịch động là góc tính ra bên ngoài của không gian khai thác, được tạo thành trong mặt cắt đng theo các phương cơ bản trong bồn dịch chuyển giữa các đường thẳng nằm ngang và đường thẳng nối biên giới không gian khai thác với biên giới dưới vùng nh hưng đi qua lên lượt trong đá gốc, tầng mêzôzôi và lớp đất ph lên đến mặt đất (được thể hiện ở Hình 4).

CHÚ DẪN

a Hướng vuông góc với đường phương khi góc dốc bé hơn αg;

b Hướng theo đường phương;

c Hướng vuông góc với đường phương khi góc dốc lớn hơn αg;

1 Lớp đất phủ;

2 Tng đá mêzôzôi;

3 Đt đá gốc;

A1 Vùng ảnh hưởng của lò chợ;

A2 Vùng nguy hiểm ;

A3 Vùng sập lở.

Hình 4 - Vùng ảnh hưởng của từng lò ch trên mặt cắt thẳng đứng

12.1.1.6. Các góc biên giới dịch động đất đá m:

a) Trong vùng đất ph (lp phủ đệ tứ và đệ tam, không có các vỉa than): φ0, được tính là như nhau theo mọi hướng và được sử dụng khi đất ph dầy hơn 5 m;

b) Trong tầng mêzôzôi ở những khoáng sàng có tuổi paleozôi: βom, δom, gom;

c) Trong đất đá gốc, có cùng tuổi địa chất với các vỉa than được khai thác: β0, δ0, g 0, β01; các góc δ0 vá δom, xác định biên giới vùng ảnh hưởng lò chợ trên mặt cắt theo hướng đường phương; các góc β0, β0m, g0g0m xác định biên giới theo hướng dốc lần lượt là dốc xuống và dốc lên trên mặt cắt vuông góc vi đường phương; góc β01 xác định biên giới vùng ảnh hưởng trong cánh treo vỉa than khi góc dốc vỉa a lớn hơn góc dốc gii hạn αg (là góc nghiêng gii hạn của vỉa than khi có dịch trượt đất đá theo trụ vỉa than).

12.1.1.7. Trong giới hạn vùng ảnh hưởng của khai thác hầm lò có vùng ảnh hưởng nguy hiểm. Đ xác định biên giới vùng ảnhng nguy hiểm cần sử dụng các giá trị biến dạng mặt đất từ kết quả quan trắc dịch động sau: độ nghiêng I = (4 x 10-3), độ cong K = (0,2 x 10-3) 1/m, độ giãn ε = (2 x 10-3) (với khong cách trung bình từ 15 m đến 20 m).

Biên giới vùng ảnh hưởng nguy hiểm được xác định bởi các góc dch động. Góc dịch động là những góc tính ra phía ngoài của lò khai thác trên mặt cắt thng đứng theo các lát cắt cơ bản trên bn dịch chuyển khi đã khai thác hết mà được tạo bởi đường nằm ngang với đường thẳng nối biên giới lò khai thác đi lần lượt trong đá gốc, tầng mêzôzôi và lớp đất ph lên đến mặt đất nối với biên giới vùng ảnh hưng nguy hiểm.

12.1.1.8. Các góc dịch động đất đá m:

a) Trong vùng đất phủ: φ, được tính là như nhau theo mọi hưng và được xem xét khi đất phủ dầy hơn 5 m, nếu chiều dầy bé hơn thì lấy bằng góc dịch động tầng đá dưi nó;

b) Trong tầng mêzôzôi ở những khoáng sàng có tuổi paleozôi: βm, δm, gm;

c) Trong đất đá gc: δ, g, β.

12.1.1.9. Trong biên giới vùng ảnh hưởng nguy hiểm trên mặt đất có thể xuất hiện vùng nứt nẻ, còn trong điều kiện địa cht phức tạp, có lò khai thác cũ thì xuất hiện cả vùng sp l (phễu sập lở). Biên giới vùng nứt n được xác định bởi các góc nứt tách β, δ, β”1, g”.

Góc nứt tách gọi là các góc tính ra phía ngoài không gian khai thác, được tạo thành trên mặt phng thẳng đứng qua mặt cắt cơ bản của bồn dịch chuyển bởi đường nằm ngang và đường thẳng nối biên giới lò khai thác với khe nứt trong bồn dịch chuyển gần nhất. Khi thiết kế hay dự báo dịch động, đại lượng góc nứt tách được xác định tương ứng với góc dịch động, lấy nhiều hơn góc dịch động trong đất đá gốc 10°, nhưng không lớn hơn 90°.

Khi khai thác lập vỉa than có góc dốc α ≥ 35° thì phía trên xuất lộ của các lớp đá yếu ra dưới lớp đất phủ trong bán bồn dịch chuyển theo hướng dốc lên có thể xuất hiện thêm bậc ngoài giới hạn vùng nứt nẻ xác định theo góc nứt tách.

12.1.1.10. Quá trình dịch chuyển mặt đất trong vùng nh hưng của khai thác hm lò diễn ra không đồng đều theo thời gian và được đặc trưng bởi thời gian dịch chuyển và thời kì biến dạng nguy hiểm.

Thời gian dịch chuyển chung là khoảng thời gian mà trong đó mặt đất phía trên không gian khai thác nằm trong trạng thái dịch chuyển.

Thời kì biến dạng nguy hiểm là khoảng thời gian dịch chuyển mặt đất mà trong khi đó xuất hiện các ảnh hưởng có hại của công tác khai thác đến công trình và đối tượng thiên nhiên, các đại lượng biến dạng cao hơn chỉ tiêu biến dạng ti hạn được sử dụng để xác định góc dịch chuyển.

12.1.1.11. Điểm bt đu của quá trình dịch chuyển mặt đất là thời điểm mà độ lún đạt được 15 mm, còn điểm dừng lại là khi tổng độ lún trong 6 tháng không vượt quá 10 % độ lún cực đại, nhưng không lớn hơn 30 mm.

12.1.1.12. Những ký hiệu chỉnh được tổng hợp như sau:

- δ0 là Góc biên giới dịch động đt đá theo hướng đường phương;

- g0 là Góc biên giới dịch động đất đá theo hướng dốc lên vỉa than;

- β0 là Góc biên giới dịch động đất đá theo hưng dốc xuống vỉa than;

- δ0m là Góc biên giới dịch động đất đá theo hướng đưng phương trong vùng đt đá mêzôzôi;

- β01 là Góc dịch trượt đất đá trụ vỉa than có độ dc lớn;

- δ là Góc dịch động đất đá theo hướng đường phương;

- g là Góc dịch động đất đá theo hướng dốc lên của vỉa than;

- β là Góc dịch động đất đá theo hướng dốc xuống của vỉa than;

- φ là Góc dịch động đất đá trong tầng đất phủ;

- θ là Góc lún cực đại (lún hoàn toàn);

- α là Góc dốc vỉa than;

- αg là Góc dốc giới hạn của vỉa than mà từ đó xuất hiện dịch trượt đất đá nguy hiểm trụ của vỉa than.

12.1.2. Các thông số quá trình dịch động vùng mỏ Việt Nam

12.1.2.1. B than Quảng Ninh

- Giới hạn góc dốc vỉa than mà theo đó xy ra dịch động nguy hiểm đất đá trụ vỉa than được coi là αg = 55°;

- Trong địa tầng chưa bị khai thác dưới, giá trị các góc dịch động sử dụng để xác định vùng ảnh hưởng nguy hiểm và xây dựng trụ than bảo vệ khi khai thác một vỉa than được xác định theo Bảng 10 và Bảng 11;

- Góc dịch động trong lớp đất ph:

- φ = 55° - đối với đất đá khô và m ướt trung bình; φ = 45° - đối với đất đá sũng nước.

Bng 10 - Giá trị các góc dịch động

Đơn vị tính là độ

α

δ

β

g

0 - 50

80

82 - α

80

51 - 55

75

30

75

56 - 90

75

30

-

Bảng 11 - Giá trị góc dịch động β1

Đơn vị tính là độ

α

β1

56 - 75

50

80

40

90

30

CHÚ THÍCH: Những giá trị trung gian xác định bằng nội suy.

- Góc dịch động do ảnh hưởng khai thác của nhóm tập vỉa than được điều chỉnh gim trung bình 5°. Giá trị góc β1 khi khai thác tập vỉa than lấy bằng giá trị góc β1 khi khai thác 1 vỉa than;

- Các gốc nứt tách β”, β”1, δ”, g” ly giá trị lớn hơn 10° so với giá trị góc dịch động tương ứng, nhưng không lớn hơn 90°;

- Giá trị góc biên giới phụ thuộc góc dốc vỉa than α được lấy theo Bảng 12.

Bng 12 - Giá trị các góc biên giới

Đơn v tính là độ

α

δ0

β0

g0

β01

0 - 54

70

75 - 0,9α

70

-

55 - 75

70

25

-

45

76 - 80

70

25

-

35

81 - 90

70

25

-

35

- Góc biên giới δ0 trong lớp đất ph được xác định phụ thuộc vào độ sũng nước của nó:

j = 45° - đối với đt phủ khô và có độ m trung bình;

j = 30° - đi với đất phủ sũng nước hoặc ngập nước.

- Các góc biên giới do ảnh hưởng khai thác của nhóm tập vỉa than được điều chỉnh giảm trung bình 5°;

- Giá trị góc biên giới β01 khi khai thác tập vỉa than được lấy bằng giá trị góc β01 khi khai thác một vỉa than đơn lẻ;

- Góc lún cực đại khi không có dịch động đất đá trụ vỉa than θ = (90 - 0,5α)°.

12.1.2.2. Bể than đồng bằng Sông Hồng

Trên cơ sở xem xét tính tương tự về cấu tạo địa cht, tạm thời có thể sử dụng các thông s như sau:

- Cho trường hợp khai thác một vỉa than hay tập vỉa than, khai thác dưới lần đầu hay khai thác dưới lặp lại, góc dịch động theo các hướng được xác định là 55°;

- Góc nứt tách lấy lớn hơn góc dịch động 10°;

- Góc biên giới cho trường hợp khai thác một vỉa than hay tập vỉa than, khai thác dưới lần đầu hay khai thác dưới lặp lại, theo các hướng được xác định như nhau là δ0 = 45°;

- Góc lún cực đại θ = 90°.

12.1.3. Thiết kế trạm quan trắc

12.1.3.1. Phụ thuộc vào nhiệm vụ quan trắc có thể chia ra các loại trạm quan trắc như sau:

a) Trạm quan trắc dài hạn. Dùng đ xác định các thông số quá trình dịch động, sự phân bố dịch chuyển, biến dạng mặt đất và đặc điểm tích tụ khi khai thác tập vỉa than hay 1 vỉa than tại nhiều tầng mức khác nhau. Thời hạn của trm quan trắc kéo dài khoảng từ 3 năm đến 5 năm, và cũng có thể từ 20 năm đến 25 năm. Cấu tạo các loại mốc này cần đảm bảo thời gian tồn tại lâu dài. V trí đặt mốc cũng cần đảm bảo sự duy tu, bảo dưng mốc;

b) Trạm quan trắc trung hạn. Dùng đ xác định các thông số quá trình dịch động mặt đất khi khai thác từ 1 vỉa than đến 2 vỉa than trên 1 tầng. Thời hạn tồn ti từ 1 năm đến 3 năm. Độ sâu khai thác dưới các trạm này thường không lớn, khong 300 m;

c) Trạm quan trắc ngắn hạn. Dùng để xác định các thông số quá trình dịch động theo hướng đường phương ph thuộc vào thời gian. Trạm bố trí cho các khu vực khai thác không sâu quá từ 250 m đến 300 m. Thời hạn tồn tại dưới 1 năm. Các mốc quan trắc có thể có cấu tạo đơn giản (đóng cọc) và dễ đo đạc;

d) Trạm quan trắc đặc biệt. Dùng để nghiên cu chi tiết các vn đề riêng biệt liên quan đến dịch động mặt đất, ví dụ như xác định mi quan hệ giữa đại lượng biến dạng và chiều dài giữa các mốc, đo dịch động tại các mặt cắt cơ bản, trong vùng có công trình bị khai thác dưới v.v...;

e) Trạm quan trắc hỗn hợp. Dùng đ xác định đặc điểm và thông số quá trình dịch động địa tầng liên quan đến việc khai thác dưới các đối tượng chứa nước, lò cơ bản. Các mốc quan trắc có thể được bố trí trong đường lò, thành giếng, lỗ khoan và mặt đất.

Các mốc quan trắc sâu trong lỗ khoan có thể có nhiều cấu tạo khác nhau, và được xác định bằng thước dây từ mặt đất, hoặc là dạng đầu đo cảm ứng sóng điện từ, radio, được theo dõi qua màn hình v.v...

12.1.3.2. Trước khi tiến hành quan trắc phải thực hiện thiết kế trạm quan trắc. Bản thiết kế bao gồm phần hình vẽ và phần thuyết minh. Phần hình vẽ gồm bản đồ bố trí trạm quan trắc tỉ lệ 1 : 1000 hay 1: 2000, các mặt cắt địa chất theo tuyến quan trắc và cấu tạo mốc quan trắc. Trên bản đồ thể hiện địa hình bề mặt, các đường lò đã có và dự kiến, trụ bo vệ, các công trình trên bề mặt, đứt gẫy kiến tạo và các tuyến cùng mốc quan trắc, cũng như vị trí các mốc tại công trình cần theo dõi.

Mặt cắt địa cht thành lập theo cùng t lệ như bản đồ, trên đó sử dụng đầy đủ thông tin mới nhất từ các lỗ khoan và đường lò lân cận, chú ý cập nhật chiu dầy lớp đất phủ, chiều dầy các lp đá cứng chắc, các đường lò cũ, đứt gẫy kiến tạo và các mặt giảm yếu cấu trúc (các lớp than và sét than). Đng thời trên đó cũng thể hiện các mốc quan trắc.

Trong bản thuyết minh cn nêu rõ mục đích quan trắc, mô tả đặc điểm địa chất khu vực, phương pháp xây dựng mốc, phương pháp đấu nối với lưới cơ sở, phương pháp và chu kỳ quan trắc.

12.1.3.3. Đối với trạm quan trắc dài và trung hạn, phải bố trí không ít hơn 3 tuyến: 2 tuyến vuông gốc với đường phương và 1 tuyến theo đường phương vỉa than. Trạm quan trắc ngắn hạn cấu tạo chỉ gồm 1 tuyến theo phương.

12.1.3.4. Cấu tạo và chiều dài tuyến quan trắc được xác định như sau:

a) Khi gốc dốc bé hơn α ≤ 25° (được th hiện ở hình 5): Trên mặt cắt vuông góc với phương vỉa, tbiên giới dưới của lò chợ dự kiến, kẻ các đường thẳng với góc nghiêng β - Δβ, g - Δg tới ranh giới lớp đất phủ, tiếp theo với góc φ0 trong lớp đất phủ tới bề mặt đất, được các điểm A,B. Đoạn AB chính là đoạn công tác của tuyến quan trắc.

Trên mặt cắt theo phương k đường thẳng với góc (δ - Δδ) về phía trụ than và góc 45° về phía hưng khai thác đến ranh gii lớp đất phủ, tiếp theo với góc φ0 đến mặt đất, được các điểm O1O2.Từ điểm O1 đặt đoạn O1O2 = b và O2O3 = 0,5H, Trong đó: b từ 30 m đến 50 m, là khong cách giữa 2 tuyến quan trắc vuông góc với phương vỉa; H là độ sâu khai thác trung bình, tính bằng m.

Các điểm trên chính là giới hạn phần công tác của tuyến quan trắc. Từ các điểm này về phía xa ra biên giới dịch động b trí từ 1 đến 2 mốc cố đnh cách nhau từ 30 m đến 50 m.Các góc dịch động β, g, δ xác định theo tng khoáng sàng. Giá trị số hiệu chnh Δβ = (15 - 0,15α)°, Δδ = Δg = 15°, trong đó α là góc dốc vỉa than, tính bằng độ. Các tuyến quan trắc đặt tại các mặt cắt cơ bản của bồn dịch chuyển đi qua các điểm O1, O2. Vị trí điểm O2 lún cực đại được xác định trên mặt cắt vuông góc với phương bởi góc lún cực đại θ. Khoảng cách giữa các mốc công tác phụ thuộc vào chiều sâu khai thác, tương ứng với độ sâu 50 m; 100 m; 200 m; 300 m; 400 m; hơn 400 m là 5 m; 10 m; 15 m; 20 m; 25 m và 30 m. Tùy theo hoàn cảnh, có thể lấy trung bình từ 15 m đến 20 m.

b) Khi góc dốc trong khong 25° < α 45° (được thể hiện ở Hình 6): Chiều dài tuyến quan trắc trên mặt ct vuông góc với phương cần xác định có đ cập đến vùng dịch trượt theo trụ vỉa than. Theo đó, từ điểm lộ trụ vỉa than k đường thẳng với góc φ0 đến mặt đất được điểm biên giới phần công tác của tuyến quan trắc. Cách thức đặt mốc cố định như trường hợp trên.

CHÚ DẪN

a Bản đ;

b Mặt cắt vuông gốc với đường phương;

c Mặt cắt theo phương.

Hình 5 - Sơ đồ bố trí trạm quan trắc dịch động khi góc dốc α ≤ 25°.

c) Khi góc dốc α > 45° (được thể hiện ở hình 7): Ranh giới tuyến quan trắc phải nằm ngoài cả ở phần trụ vỉa than, bởi có nguy cơ dịch chuyển cả trụ vỉa, được xác định như sau: Trên mặt cắt vuông góc với phương v phía dốc lên, kẻ đường thẳng với góc (β1 - Δβ1) đến ranh giới lớp đất phủ, và tiếp theo với góc φ0 đến mặt đất.

Trong trường hợp khai thác nhiều vỉa than thì tuyến quan trắc theo phương được xác định giữa các điểm lún cực đại khi khai thác từng vỉa than.

CHÚ DN

a Bn đ;

b Mt cắt vuông góc với đường phương;

c Mặt cắt theo phương.

Hình 6 - Sơ đồ bố trí trạm quan trắc dịch động khi góc dốc trong khoảng 25° < α 45°

12.1.3.5. Về cấu tạo mốc, các loại mốc cố định và mốc công tác đều được xây dựng theo qui cách các mốc lưới trắc địa. Có thể sử dng mốc cấu tạo gồm một lõi st đường kính từ 16 mm đến 30 mm có khc tâm ở gia bằng mũi khoan Φ2 mm hoặc chữ thập, dài t 800 mm đến 1500 mm, đóng sâu trong hố đáo sẵn kích thước (300 x 300 x 300) mm. H này sau đó được đổ bê tông tỷ lệ 1 xi măng với 3 cát si hoặc lấp đất cát. Trên mặt mc ghi tên mc và tên tuyến bằng vạch khc trên bê tông. Đối với khu vực không đảm bảo sự tn tại lâu dài như đang sụt lở thì sử dụng các mốc trung gian bằng cọc gỗ dài từ 500 mm đến 800 mm có đóng đinh trên đầu làm tâm (được thể hiện ở hình 8).

12.1.3.6. Trước khi thực hiện quan trắc phải chuyền tọa độ đu ni trạm quan trắc với mạng lưi cơ sở, xác định tọa X, Y, z cho các mốc. Việc chuyền tọa độ có thể thực hiện bng đường chuyền kinh vĩ với sai số khép chiều dài không lớn hơn 1 : 2000 và sai số khép góc f ≤ ±1, trong đó n - số lượng góc.

Đo nối độ cao các mốc cố định thực hiện bằng đo thủy chuẩn hạng III - IV. Sai số khép độ cao giữa lần đo đi và đo v không vượt quá Δh = ±15 mm, trong đó L - chiều dài tuyến, km. Đối với các trạm quan trắc đặc biệt thì không vượt quá Δh = ±10 mm.

CHÚ DẪN

a Bản đồ;

b Mặt ct vuông góc với đường phương;

c Mặt cắt theo phương.

Hình 7 - Sơ đồ bố trí trạm quan trắc dịch động khi góc dốc α > 45°

12.1.4. Quan trắc dịch động trên tuyến

12.1.4.1. Quan trắc dịch động trên tuyến bao gồm:

- Xác định độ cao đầu cọc mốc (bằng thủy chuẩn);

- Xác đnh chiều dài giữa các mốc (bằng thước thép, máy đo xa v.v...);

- Cập nhật các hiện tượng biến dạng như nứt nẻ, sập l và các yếu tố cấu trúc địa cht và xác định độ lệch tuyến.

12.1.4.2. Tất cả các phép đo phải thực hiện có kiểm tra. Đ cao đầu cọc mốc được xác định bằng thủy chun hoặc máy toàn đạc, máy đo GPS.

Thủy chuẩn hình học thực hiện từ giữa các đoạn để đảm bảo khong cách cân bằng đến các mc với độ dài không vượt quá 75 m. Độ lệch độ chênh cao giữa các mốc gn nhau theo vạch chia chính và vạch chia phụ không vượt quá 3 mm, sai số khép độ chênh cao không vượt quá Δh = ±15 mm. Đo thủy chuẩn cn thực hiện khn trương, nhất là trong thời gian dịch chuyển nguy hiểm.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

a Lấp đất;

b Đ bê tông.

Hình 8 - Cấu tạo mc quan trắc dịch động

12.1.4.3. Trong trường hợp địa hình dốc hơn từ 8° đến 10° thì thực hiện đo bng thủy chuẩn lưng giác để giảm số lượng trạm máy và tăng năng suất lao động. Sai s đo góc đứng không bé hơn 5”, sai số đo chiều dài không bé hơn 1 : 10 000.

12.1.4.4. Khoảng cách giữa các mốc có thể đo bằng thước thép hoặc máy đo xa. Sai số chiều dài giữa lần đo đi và đo về của toàn tuyến không lớn hơn 1 : 10 000 chiều dài tuyến.

12.1.4.5. Đợt quan trắc đầu tiên thực hiện sau khi đ bê tông mốc được từ 5 ngày đến 7 ngày, và thực hiện hai lần độc lập nhau sau từ 5 ngày đến 10 ngày đối với trm dài hạn và trung hạn rồi lấy kết quả trung bình.

12.1.4.6. Thời gian quan trắc phụ thuộc vào nhiệm vụ đặt ra. Nếu để xác định các thông số dịch động thì quan trắc sau khi đã kết thúc dịch động. Nếu cần xác định các dữ liệu dịch động bổ sung khác thì chu kỳ quan trắc được chia ra các thời kỳ khác nhau tương ng với các đặc điểm khai thác mỏ tại khu vực.

12.1.4.7. Cùng với việc xác định độ cao và chiều dài giữa các mốc thì phải cập nhật vị trí lò chợ từng tháng, trụ than để lại, điều khiển đá vách, thu thập các đặc điểm địa chất và kỹ thuật m, cu trúc khối đá, đt gẫy, uốn nếp, đi phá hy đất đá, các hiện tượng nứt nẻ biến dạng b mặt, xác định độ lệch tuyến v.v...

12.1.4.8. Kết quả đo đạc phải ghi vào các s đo chuyên dùng và tiến hành xử lý số liệu.

12.1.5. Xử lý s liệu quan trắc dịch dộng

12.1.5.1. Xử lý số liệu quan trắc dịch động gm hai việc chính: Tính toán các giá trị đại lượng dịch chuyển biến dạng mặt đất trên bảng tính và xác định các thông số dịch chuyển biến dạng đất đá trên các bản vẽ (ví dụ được thể hiện ở hình 9). Trên cơ sở đó, công tác nội nghiệp xử lý số liệu quan trắc dịch động bao gồm các bước sau:

a) Kiểm tra s đo hiện trường;

b) Xử lý kết quả quan trắc về việc đấu nối mốc c đnh với mốc cơ sở (tính tọa độ và bình sai);

c) Tính toán, bình sai độ cao các mốc công tác;

d) Xử lý s đo chiều dài, đưa về chiều dài bằng giữa các mốc và bình sai;

e) Tính toán các giá trị dịch chuyển, biến dạng;

f) Xây dựng các đồ thị dịch chuyển biến dạng theo từng tuyến và xác định các thông s của quá trình dịch động, đặc điểm phân bố dịch chuyển và biến dạng, các giá trị dịch chuyển và biến dạng cực đại, thời gian quá trình dịch động và thời kỳ biến dạng nguy hiểm;

g) Thành lập báo cáo kết quả quan trắc dịch động.

12.1.5.2. Từ kết quả đo tính ra độ cao và chiều dài giữa các mốc, hoặc nếu đo bằng thiết bị GPS hay toàn đạc thì xác định tọa độ X, Y, Z trước rồi tính ra độ cao và chiều dài sau.

Các đại lượng dịch chuyển và biến dạng theo các tuyến được xác định theo các công thức sau:

Độ Dịch chuyển ngang x:

x = Dn+1 - Dn mm                                                                                                                (29)

Độ Dịch chuyển đứng (độ lún) η:

η = Hn - Hn+1 mm                                                                                                                 (30)

Véc tơ dịch chuyển b:

 mm                                                                                                              (31)

Độ Biến dạng ngang ε:

ε = (dn+1 - dn) / d0 x 10-3                                                                                                       (32)

Độ nghiêng I:

I = (ηn+1 - ηi) / d0 x 10-3                                                                                                         (33)

Độ cong K:

K = (Ii+1 - Ii) / dtb x 10-3                                                                                                         (34)

Trong đó

n                là thứ tự đợt quan trắc;

i và i +1      là thứ tự hai mốc k nhau;

D                là khoảng cách từ mốc quan trắc đến mốc cố định, mm;

H                là độ cao mốc, mm;

d0               là khoảng cách nằm ngang giữa 2 mốc lần đo đầu tiên (chiều dài đoạn), mm;

d                là khoảng cách nằm ngang giữa 2 mốc (chiều dài đoạn theo hình chiếu bằng), mm;

dtb               là chiều dài trung bình cộng giữa 2 đoạn liền nhau, mm.

CHÚ DN

n Dịch chuyển đứng;

x Dịch chuyển ngang;

l Độ nghiêng;

K Độ cong;

ε Biến dạng ngang.

Hình 9 - Đồ thị dịch chuyn và biến dạng mặt đt theo kết quả quan trắc

12.1.5.3. Góc dịch động được xác định bằng cách nối biên lò chợ với các điểm mặt đất có các giá trị tới hạn sau: K = (0,2 x 10-3)1/m; ε = (2 x 10-3); I = (4 x 10-3); Góc nứt tách giới hạn vùng nứt nẻ được xác định bởi đoạn thẳng nối biên lò chợ tới khe nứt ngoài cùng; Góc lún cực đại được xác định bởi đoạn thẳng giữa lò chợ đến điểm có độ lún cực đại.

12.1.5.4. Góc biên giới dịch động được xác định bằng cách nối biên lò chợ với các điểm mặt đất có các giá trị tới hạn sau: độ nghiêng i = (0,5 x 10-3), độ giãn ε = (0,5 x 10-3).

12.1.5.5. Bên cạnh việc tính toán các giá trị dịch chuyển và biến dạng còn cần tính toán đánh giá độ cứng của đt đá địa tầng theo hệ số f [15]. Giá trị này cho phép so sánh lựa chn các vùng tương tự đã được nghiên cứu kỹ về dịch động đất đá mỏ trên thế giới tương ứng vùng Quảng Ninh hay đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam.

12.1.5.6. Hệ số kiên cố của địa tầng đất đá f được xác định theo phương pháp trung bình trọng số từ các mẫu thí nghiệm, qua lớp đất đá đến tng thể đa tầng:

f1 = 0,01σn                                                                                                                         (35)

fc, fm = Σmifi/Σmi                                                                                                                (36)

f = (30fc + 70fm) /100                                                                                                          (37)

Trong đó

fi là độ cứng lớp đá thứ i;

σn là độ bền nén đơn trc thí nghiệm mu đá, kg/cm2;

fc, fmhệ số cng các lớp đá cát kết, sạn kết, bột kết (c - cứng) và sét kết, sét than v.v,.. (m - mềm);

mi là chiều dày lớp đá, m;

12.2. Quan trắc dịch động bờ mỏ lộ thiên và bãi thải

12.2.1. Qui định chung và các khái niệm cơ bản

12.2.1.1. n định b mỏ lộ thiên, b tầng và bãi thải là trạng thái mà các biến dạng của chúng trong quá trình khai thác mỏ và đổ thải đt đá không vượt quá giá tr cho phép và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình công nghệ khai thác mỏ.

Biến dạng bờ mỏ, b tầng và bãi thải khi xảy ra s nh hưởng đến quá trình công nghệ, như làm tăng chi phí sn xuất, thất thoát tài nguyên, gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Biến dạng bờ mỏ được phân loại bao gồm sập đổ bờ mỏ, trượt khối bờ m, lún bề mặt, lở tầng, xói mòn v.v... Trong đó sập đổ và trượt khối bờ mỏ là gây nguy hiểm nht.

Trắc địa mỏ có nhiệm vụ theo dõi dịch chuyển và biến dạng bờ mỏ, làm cơ sở để dự báo, phát hiện và xử lý kịp thời biến dạng nguy hiểm. Trong đó lực lượng sản xut mỏ tập trung vào công tác quan trắc dịch động và khảo sát cập nhật thực trạng, trong khi các cơ quan tư vấn chuyên môn đi sâu tính toán đánh giá ổn đnh bờ mỏ và thiết kế mỏ. Cụ thể hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế khai thác mỏ, phối hợp với các đơn vị tư vấn chuyên ngành lập và quan trắc các trạm quan trắc dịch động bờ mỏ tại các khu vực có nguy cơ dịch động và thông báo kịp thời kết quả quan trắc.

12.2.1.2. Độ ổn định bờ mỏ, bờ tng hay bãi thải mỏ lộ thiên được đảm bảo khi tỷ số tổng các lực giữ tác động theo mặt yếu nhất trong khối đất đá b mỏ và tổng các lực gây trượt theo b mặt này không nhỏ hơn hệ số dự trữ ổn định cho phép, nghĩa là thỏa mãn điều kiện:

  (38)

Trong đó

(tg φΣN + CL) là tổng các lực ma sát và dính kết, chống trượt sườn dốc, t/m2;

φ là góc ma sát trong, độ;

N là áp lực vuông góc với mặt trượt, t/m2;

C là lc dính kết đất đá, t/m2,

L là chiều dài cung trượt, m;

ΣT là tng lực tiếp tuyến gây trượt bờ mỏ, t/m2;

A là các lực khác giữ sưn dốc ổn định, t/m2;

B  là các lực gây trượt khác, t/m2;

n là hệ s dự trữ ổn định, phụ thuộc vào độ tin cậy của các thông tin địa cht, nó thường được chấp nhận thay đổi tối ưu từ 1,1 đến 1,5.

12.2.1.3. Trong mọi giai đoạn của quá trình thiết kế mỏ phải xác đnh các thông số bờ mỏ bằng tính toán địa cơ học, sử dụng các thông số tính cht cơ lý đá nham thạch, điều kiện thế nm lớp đá và địa cht thủy văn khu mỏ.

Thực tế cho thy việc tính toán ổn định b mỏ phụ thuộc vào độ tin cậy ca các thông số địa cht, đng thời b thay đổi do thay đổi trạng thái ứng suất trong quá trình khai thác. Do đó, phân tích kết quả quan trắc dịch động cho phép đánh giá chính xác thực trạng ổn định b mỏ và dự báo sự phát triển biến dạng theo thời gian khai thác xuống sâu, để từ đó áp dụng hợp lý các biện pháp xử lý đảm bảo n đnh an toàn.

12.2.1.4. Tại các khu vực có xu hướng biến dạng, cn phải đặt các trạm quan trắc dịch động một cách hệ thống trạng thái bờ mỏ.

Khu vực có yêu cầu đặc biệt chú ý khi xây dựng và khai thác mỏ lộ thiên và đặt trạm quan trắc là các khu vực khối đất đá gn bờ mỏ có xu hướng biến dạng lớn nhất, bao gồm:

a) Bờ trụ của khoáng sàng: Trong điều kiện này, bờ mỏ lộ thiên có các mặt yếu tự nhiên (mặt lớp, mặt tiếp xúc đất đá v.v...) có hướng dốc về phía không gian khai thác và tình huống xác định có thể tr thành mặt trượt. Ngoài ra, tại khu vực có th nằm đt đá như vậy rất khó tháo khô tự nhiên khối đất đá lân cận bờ mỏ và có thể tàng trữ áp lực nước ngầm cao;

b) Các bờ mỏ và bãi thải có các đới nham thạch suy yếu hoặc các phá hủy kiến tạo có sn trạng không thuận lợi, có độ dốc cao, chiều cao lớn, b cắt chân, có xuất lộ nước ngầm, có hoạt động và tải trọng lớn;

c) Bờ mỏ có sự tham gia cấu tạo với thành phần sét dẻo, thậm chí cả trong trường hợp khi trọng lượng riêng của chúng so với khối lượng chung của đất đá không đáng kể;

d) Các b mỏ có cấu tạo bằng các loại đất đá với các thông số thẩm thấu và th tích khác nhau của các tầng chứa nước và thể hiện bằng các điều kiện địa cht thủy văn đặc biệt phức tạp (trong quá trình khai thác mỏ không xảy ra tháo khô đất đá).

12.2.1.5. Theo kết quả quan trắc dịch động quyết định về sự cần thiết áp dụng các biện pháp chống trượt, trong đó phụ thuộc vào các yếu tố gây nên biến dạng (sự mất cân bằng các lực tác động trong bờ mỏ). Có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như làm thoải mái dốc, tháo khô bờ m, thay đổi hưng phát triển công tác mỏ, gia cố nhân tạo sườn dốc và các biện pháp kỹ thuật khác.

12.2.1.6. Quan trắc dịch động hay quan trắc quá trình dịch chuyển biến dng bờ mỏ, bờ tầng và bãi thải có mc đích là kiểm soát độ ổn định của chúng. Quan trắc dịch động được thực hiện trên cơ s xây dựng trạm quan trắc và quan trắc định kỳ bằng thiết bị trắc địa.

12.2.1.7. Phương pháp quan trắc dịch động trên tuyến đơn giản và cho bức tranh toàn diện nhất về tình trạng bờ mỏ, bãi thải. Ngoài ra có các trạm quan trắc kiểu mạng lưới đo góc và cạnh, đo giao hội, đo sâu trong lòng đt bằng mốc cảm biến, đo bề mặt bằng chụp ảnh lập thể v.v... Liên quan đến thời gian, trạm quan trắc được chia thành loại dài hạn và ngắn hạn. Trong phạm vi bản Tiêu chuẩn này sẽ tập trung vào trạm quan trắc với các tuyến thẳng.

12.2.1.8. Trước khi thực hiện quan trắc dịch động phải tiến hành xây dựng bản thiết kế công tác quan trắc dịch động. Bản thiết kế bao gồm thuyết minh, bn đồ trạm quan trắc và các bn đ mặt cắt địa cht liên quan. Trong bản thuyết minh cn trình bày đy đủ các vn đề như mục tiêu nhiệm vụ, đặc điểm địa chất và kỹ thuật mỏ khu vực, sơ đồ quan trắc, sơ đồ trạm quan trắc, cấu tạo mốc quan trắc, bảng tính nguyên vật liệu xây dựng trạm quan trắc, cơ sở độ chính xác đo đạc, phương pháp đo và xử lý số liệu, lch đo và danh sách người thực hiện v.v...

12.2.2. Thiết kế trạm quan trắc

12.2.2.1. Tuyến quan trắc là tập hợp các điểm mốc trắc địa được chốt sâu trong lòng đất đá bờ mỏ theo hàng thẳng. Sự chuyển dịch vị trí của chúng trong không gian và theo thời gian biểu hiện sự dịch chuyn bờ mỏ được xác định bằng các phép đo trắc địa. Tuyến quan trắc được bố trí theo hướng dốc bờ mỏ, tức là vuông góc với đường phương của bờ, trong và ngoài phạm vi lăng trụ trượt.

Đ nghiên cu tỉ mỉ quá trình biến dạng cần sử dụng trạm quan trắc dài hạn tồn tại trong nhiều năm. Trên mỗi bờ mỏ cần bố trí từ hai tuyến trở lên tại những khu vực có độ ổn định kém nht.

12.2.2.2. Tuyến quan trắc bao gồm các mốc cố định và mốc công tác. Mốc cố định b trí ngoài khu vực lăng trụ trượt, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất cách mép tầng trên cùng t một đến hai lần chiều cao bờ mỏ, có chiều dài từ 50 m đến 150 m. Mốc công tác được xây dựng trên các tng, trung bình mỗi tầng có hai mốc tại chân và mép và phụ thuộc vào địa hình có thể bố trí một tới ba mốc. Cố gắng b trí được các mốc công tác ở phía dưới moong. Khoảng cách giữa các mốc cố định hơn 20 m, giữa các mốc công tác từ 5m đến 50 m. Ngoài khu vực tuyến quan trắc còn có các mốc cơ sở thuộc mạng lưới mốc cơ sở (lưới giải tích, lưới Nhà nước) của mỏ dùng để truyền tọa độ, độ cao khống chế trong thời gian quan trắc.

12.2.2.3. V cấu tạo, các loại mốc cố định và mốc công tác đều được xây dựng theo qui cách giống như quan trắc dịch động hầm lò (được thể hiện ở Hình 8). Quan trắc dịch động hầm lò). Mốc gồm một lõi sắt đường kính t 16 mm đến 30 mm có khắc tâm giữa bằng mũi khoan Φ2 mm hoặc chữ thập, dài từ 80 cm đến 150 cm, đóng sâu trong hố đào sẵn kích thước (30 x 30 x 30) cm. Trên mặt mốc ghi tên mốc và tên tuyến bằng vạch khắc trên bê tông. Đối với khu vực không đảm bảo sự tồn tại lâu dài như gần mép tầng đang sụt lở, ở khu vực nổ mìn, xúc bốc thì sử dụng các mốc trung gian bằng cọc gỗ dài từ 50 cm đến 80 cm có đóng đinh trên đầu làm tâm.

12.2.2.4. Tuyến quan trắc được thiết kế trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1 : 1000 trên cơ sở khảo sát thực địa và được đưa ra thực địa bằng phương pháp giao hội hoặc cực t các mốc cơ sở cho các mốc đu tuyến. Các mốc tiếp theo được b trí theo tuyến bởi máy kinh vĩ.

Sau khi xây dựng tuyến phải tiến hành truyền tọa độ, độ cao cho tuyến từ mốc cơ sở. Tọa độ truyền cho các mốc đầu tuyến bằng đường chuyền kinh vĩ hoặc giao hội.

12.2.2.5. Độ chính xác chuyền tọa độ cho mốc cố định tương đương độ chính xác chuyền ta độ khi quan trắc dịch động mặt đất trên m hầm lò hoặc độ chính xác mốc cơ s đo chi tiết mỏ lộ thiên.

12.2.3. Quan trắc dịch động trên tuyến

12.2.3.1. Quan trắc dịch động trên tuyến bao gồm:

- Xác đnh độ cao đầu cọc mốc;

- Xác định chiều dài giữa các mốc;

- Cập nhật các yếu tố biến dạng như nứt nẻ, sập lở cũng như các yếu tố cấu trúc địa chất như thế nằm, góc cắm nham thạch, điểm lộ nước v.v... và xác định độ lệch tuyến.

12.2.3.2. Chu kỳ quan trắc phụ thuộc mức độ ổn định của bờ mỏ. Với hệ số ổn định n ≥ 1,5 và tốc độ xuống sâu từ 10 m đến 20 m/năm thì đo 1 lần trong t 1 năm đến 2 năm. Cứ mỗi lần giảm n đi 0,05 thì tăng 1 đợt quan trắc. Hoặc phụ thuộc vào tốc độ dịch chuyển bờ mỏ, nếu là 0,1 mm/ngđ (milimet/ngày đêm) thì đo 1 lần trong 2 năm, 1 mm/ngđ thì đo 1 lần trong từ 2 tháng đến 3 tháng, 10 mm/ngđ thì đo 1 lần trong 10 ngày.

Trong trường hợp không xác định rõ vận tốc dịch chuyển, dựa trên tình hình thời tiết ở Việt Nam, đối với các trạm quan trắc dài hạn, các đợt quan trắc có thể bố trí từ 2 lần đến 3 lần 1 năm, vào đầu, cuối và gia mùa mưa - cũng là đầu và cuối mùa khô (tháng 3 và tháng 4, tháng 7 và tháng 8, tháng 10 và tháng 11).

12.2.3.3. Độ chính xác được xác định phụ thuộc vào mục đích quan trắc, điều kiện địa hình và độ dịch chuyển dự kiến. Nguyên tắc cơ bản xác định sai số cho phép là sai số xác định tọa độ phải bé hơn 0,1 độ dịch chuyển dự kiến giữa các đợt quan trắc gần nhau. Trên cơ sở đó, có thể sử dụng sai số ban đầu xác định sự dịch chuyển từ ± 10 mm đến ± 15 mm, sai số xác định vị trí điểm ± 10 mm.

Sai s khép đường chuyền độ cao đo cao hình học tại khu vực thoải (góc dc dưới 8°) không vượt quá ± 2, hay ±6 mm

Trong đó

n là số chân máy;

L là chiều dài tuyến bằng km.

Đo cao lượng giác cần thực hiện tại các khu vực có độ dốc nghiêng (trên 8°) với việc sử dụng máy kinh vĩ có độ chia bàn độ đng dưới 30.

12.2.3.4. Đo cao lượng giác có độ chính xác tương đương với đường chuyền đa giác hầm lò. Sai số xác định khoảng cách và độ cao mỗi mc không vượt quá 10% độ dịch chuyển ngang và dịch chuyển đng của mốc trong đợt quan trắc.

12.2.3.5. Tất c các phép đo phải thực hiện có kiểm tra. Có thể sử dụng cách đo kiểm tra khi đo cao lượng giác sau:

a) Đo đi và đo về mỗi đoạn hay đo mội hướng với hai vị trí chân máy (khi có một mốc trên tầng);

b) Khi có nhiều mốc trên tầng, đo góc cạnh các mốc ngoài rìa, còn ở giữa đo cao hình học;

c) Nếu có các tuyến gần nhau, thì đo cao lượng giác trên mỗi tuyến một chiều, ri qua vài ba tầng lại đo nối bằng đo cao hình học.

12.2.3.6. Độ lệch tuyến của mốc ảnh hưởng đến độ dch chuyển ngang, do đó nó cần được xác định bằng máy kinh vĩ mỗi đợt đo.

12.2.3.7. Hiện nay với trình độ công nghệ đã phát triển nhiều thiết bị đo góc cạnh chính xác cao, có thể xác định chính xác và nhanh chóng tọa độ XYZ điểm mốc với khoảng cách lớn và cho phép s dụng các sơ đồ đo khác nhau (Sơ đồ đo thủy chuẩn lượng giác và đo dài tự động được thể hiện Hình 10).

12.2.3.8. Kết quả quan trắc lập thành các bảng biu độ cao mốc và chiều dài giữa các mốc của từng đợt quan trắc, trên cơ sở đó tính ra sự chênh lệch độ cao và chiu dài giữa các đợt đo và các đại lượng dịch chuyển biến dạng khác.

Hình 10 - Sơ đồ quan trắc dịch động trên b m

12.2.3.9. Ngoài các phép đo đc trên còn tiến hành cập nhật khảo sát các yếu tố biến dạng như kẽ nứt, khối sập lở v.v... Khảo sát các yếu tố đa chất như thế nằm nham thạch (góc cắm, đường phương), loại nham thạch, chiều dày, độ cứng. Mức độ nứt n như sản trạng, mật độ, độ m và các yếu tố phá hủy kiến tạo như nếp uốn (sản trạng của trục, cánh nép uốn, chiều rộng nếp un) và đứt gãy (sn trạng và tính chất mặt trượt, biên độ trượt cánh, dạng loại, đới phá hủy), cũng như đới suy giảm độ bền.

12.2.3.10. Trên mặt cắt dọc tuyến và khu vực lân cận còn tiến hành cập nhật xác định các điểm lộ nước ngầm, điểm có dấu vết kiềm hóa nham thạch, đo lưu lượng, tính cht nước, quan trắc mực nước trong các l khoan nổ mìn, lỗ khoan địa chất.

Các nghiên cứu cấu tạo trên cn được tiến hành ngoài khu vực quan trắc trắc địa cho toàn bộ bờ mỏ trong nhiều năm, đc biệt thường xuyên cập nhật ở những tầng mới bóc lộ bằng máy xúc và ở hào khai thác. Do đó các số liệu của báo cáo thăm dò địa cht trước đây được bổ sung hiệu chỉnh chính xác hơn.

12.2.3.11. Độ bền b mỏ thông qua các tính cht cơ lý đá chủ yếu như khối lượng thể tích g, lực dính kết C, góc ma sát trong φ, v.v... cũng cần được xác định cập nhật khi cần thiết.

12.2.4. Xử lý s liệu quan trắc dịch động bờ mỏ

12.2.4.1. Xử lý số liệu quan trắc dịch động gồm các việc chính: Tính toán các giá trị dịch chuyển và biến dạng bờ mỏ trên bảng tính và xác định, đánh giá, dự báo quy luật diễn biến dịch chuyển và biến dạng trên các bản vẽ.

Các số đo thực địa được kiểm tra tại chỗ theo các chỉ tiêu đã đ ra. Những số không đạt tiêu chuẩn bị loại bỏ và thay thế bằng phép đo khác. Sau khi đo đạc tiến hành kiểm tra sổ đo, bình sai kết quả đo, bình sai trực tiếp các phép đo cùng điều kiện, cùng đại lượng, cùng độ chính xác. Các số đo đạt tiêu chuẩn được lấy giá tr trung bình số học. Sai số khép được phân bố đều, đối với tọa độ phân chia riêng theo chiều dài và góc.

12.2.4.2. Theo kết quả quan trắc tiến hành tính toán các thông s dịch chuyển biến dạng như:

Dịch chuyển ngang x:

x = Dn+1 - Dn mm                                                                                                                (39)

Dịch chuyển đứng (độ lún) η :

η = Hn+1 - Hn mm                                                                                                                 (40)

Véc tơ dịch chuyển b:

 mm                                                                                                              (41)

Biến dạng ngang ε:

ε = (dn+1 - dn) / d0 x10-3                                                                                                        (42)

Biến dạng ct g:

g = (bi+1 - bi)/ m x10-3                                                                                                          (43)

Tốc độ dịch chuyển V:

V = b / ΔT mm/ngđ                                                                                                            (44)

Trong đó

n là thứ tự đợt quan trắc;

D là khoảng cách từ mốc quan trắc đến mốc cố định, mm;

H là độ cao mốc, mm;

δ là góc nghiêng véc tơ dịch chuyển, độ;

i i+1 là thứ tự hai mốc kề nhau;

Δt là thời gian giữa hai đợt quan trắc, ngày đêm;

d là khoảng cách giữa các mốc, mm;

d0 là khoảng cách giữa các mốc lần đo đầu tiên, mm;

m là khoảng cách giữa 2 véc tơ, mm.

12.2.4.3. Trong trường hợp quan trắc bằng phương pháp đo góc và cạnh hay các dạng giao hội khác, độ dịch chuyển ngang được tính theo công thức:

 mm                                                                                                         (45)

α = arctg(Δyx) độ                                                                                                           (46)

Trong đó

Δy và Δx là dịch chuyển tọa độ mốc giữa các đợt quan trắc;

α là gác phương vị véctơ dịch chuyển góc.

12.2.4.4. Trong trường hợp đo xác định tọa độ XYZ của mốc mà chúng không nằm đúng hướng tuyến quan trắc cần có sự hiệu chỉnh chiều dài bằng giữa các mốc hay hình chiếu các đoạn thẳng trên trục tuyến quan trắc, công tác hiệu chỉnh thực hiện theo các bước sau:

- Tính góc phương vị αi giữa các đoạn thẳng:

+ Giữa các mốc quan trắc:

αi = ΔXi/ΔYi                                                                                                                       (47)

+ Giữa mốc đầu và cuối tuyến:

αt = ΔXt/ΔYt                                                                                                                      (48)

+ Góc lệch giữa các phương vị:

Δαt = αi - αi                                                                                                                        (49)

- Tính khoảng cách d giữa các mốc:

                                                                                                              (50)

- Tính hình chiếu khoảng cách D trên trục tuyến quan trắc:

D = dCosΔαt                                                                                                                     (51)

Các giá trị D và Z được biểu th trên các mặt cắt theo tuyến quan trắc.

12.2.4.6. Các giá trị dịch chuyển biến dạng được tính cho từng đt quan trắc tại từng tuyến, tổng hợp cho từng năm và biểu th dạng các bng tính, đồng thời biểu diễn bằng đồ th diễn biến để dễ hình tượng. Đối với những mốc bị mất hoặc dịch chuyển phá hủy hay xây mới cần thay thế bằng các số liệu dựa trên suy đoán từ những mốc lân cận. Các giá trị này chỉ mang tính tham khảo, phục vụ chủ yếu sự liên tục của quá trình tính trên máy tính và theo dõi.

12.2.4.6. Xác định đặc điểm dịch chuyển, biến dạng bờ mỏ. Dựa trên kết quả quan trc dịch động bờ mỏ có thể phân tích xác định được các yếu tố sau:

- Hiện tượng dịch chuyển và các đặc điểm liên quan đến điều kiện khai thác, địa chất và thời tiết, tự nhiên;

- Dạng loại dịch chuyển;

- Phạm vi dịch chuyển, biên giới khối trượt, chiều sâu và hình thái mặt trượt;

- Sự biến đổi vận tc dịch chuyển theo thời gian và các yếu tố ảnh hưởng;

- Xác định mức độ nguy hiểm, vận tốc dịch chuyển ti hạn và đánh giá ổn định;

- Dự báo phát triển quá trình dịch động.

12.2.4.7. Trên mỗi tuyến quan trắc cần xây dựng mặt ct địa cht với tỉ lệ ngang đứng như nhau, trên đó thể hiện b mặt bờ mỏ trước đợt quan trắc đu tiên, trước và sau khi khối trượt hình thành, và cập nhật mỗi đợt quan trắc tiếp theo. Trên mặt cắt đa chất cũng th hiện thành phần nham thch, thế nm lp đá, mức nước ngầm, mức nước có áp, đứt gẫy kiến tạo, đặc tính nứt n và các mặt trượt, mặt giảm yếu cu trúc. Từ kết quả quan trắc xây dựng mặt tợt khối đá bờ mỏ như sau:

a) Nếu các vectơ dịch chuyển thay đi phương hưng đng đều có quy luật và độ lớn của chúng khá đng đều, thì có thể coi đt đá bờ mỏ đang xy ra dạng trượt khối. Xác định mặt trượt theo các véc tơ dịch chuyển bờ mỏ theo nguyên tc sau (được thể hiện ở hình 11): Xác định điểm A, B trên mặt ct là điểm có giá trị biến dạng lớn nhất hay trong thực tế là vị trí khe nứt biến dạng tách, điểm bùng nền và đánh dấu vị trí giới hạn mặt trượt.

Từ điểm A kẻ đường Ac = H90 = (2C/g) ctg(45° - φ/2),

Trong đó

C là lực dính kết đất đá, t/m2;

φ là góc ma sát trong đất đá, độ;

g là khối lượng thể tích đất đá, t/m3.

Hình 11 - Xác định mặt trượt bờ mỏ theo kết quả quan trắc dịch động

Tiếp theo k các đường m vuông góc từ đầu mọi véc tơ dịch động và các đường phân giác giữa từng đôi đường vuông góc này. Từ điểm c kẻ đường song song với véc tơ gn nhất b cắt phân giác 3,4 tại d, từ d kẻ de song song với b3, v.v... và cứ như vậy từ trên xuống (từ AC) và từ dưới lên (từ B) được một đường gp khúc. Đường này được lượn cong làm trơn, chú ý cả cấu tạo địa cht và đó chính là mặt trượt cần xác định;

b) Nếu các véctơ dịch chuyển từ trên xuống dưới song song mặt lớp đá thì có thể thấy đây là hiện tượng trượt khối theo mặt tiếp xúc bờ mỏ hay trượt khối đáy bãi thải;

c) Trong trường hợp có các lớp yếu mỏng, thì mặt trượt có lúc song song với mặt lớp, có lúc lại cắt qua mặt lớp;

d) Nếu các véctơ dch chuyển không đng đều cả về phương hướng và độ lớn, thì đó là biểu hiện của đặc điểm trượt lở b mt không đng đều.

12.2.4.8. Đánh giá và dự báo quy luật diễn biến biến dạng. Thực tế cho thấy bờ mỏ như một mẫu đá trong trường hợp ứng sut không đi. Các đại lượng dịch chuyển bờ mỏ phụ thuộc vào mức độ ổn định của bờ, biến dạng và kích thước bờ mỏ, trong đó chiều cao và góc dốc đóng vai trò lớn nhất.

12.2.4.9. Kết quả quan trắc cho thấy mối tương quan mật thiết giữa biến dạng và mức độ ổn định:

- Khi hệ s n định n ≥ 1,3, tại b mỏ xảy ra những biến dạng đàn hi. Đại lượng dịch chuyển trong khoảng độ chính xác ca công tác quan trắc (dưới 10 mm), đại lượng biến dạng bé hơn 10-3;

- Khi hệ số n định n = (từ 1,3 đến 1,2), dịch chuyển xảy ra vẫn mang tính tắt dần. Trong thân bờ mỏ xuất hiện các loại kẽ nt bé. Đại lượng dịch chuyển những mỏ lớn đạt 200 mm đến 300 mm;

- Khi hệ số ổn đnh n = (từ 1,2 đến 1,15), biến dạng bờ mỏ mạnh hơn. Trên bề mặt bờ mỏ xuất hiện các loại kẽ nứt lớn, biến dạng ngang đạt (từ 10 đến 30) x 10-3, dịch chuyển đạt hơn (từ 1,5 đến 2) m. Tuy nhiên nhìn chung biến dạng vẫn có tính cht tắt dn đến không đổi;

- Khi hệ số n định n = (từ 1,15 đến 1,05), biến dạng bờ mỏ t không đổi đến gia tăng, bắt đầu biểu hiện trạng thái cân bằng giới hạn. Khi n = (từ 1,05 đến 1,0) bờ mỏ ở trong trạng thái cân bằng giới hạn, biến dạng b mỏ gia tăng đến phá hủy. Đây là thời điểm đ xác định vận tốc dịch chuyn tới hạn của bờ m. Giá trị này có ý nghĩa quan trọng để phục vụ việc điều khiển biến dạng bờ mỏ trong quá trình khai thác m.

12.2.5. Đặc trưng quan trắc dịch động bãi thải

12.2.5.1. Quan trắc dịch động trên bãi thải có những đặc trưng bởi đất đá rời rạc, b co nén chặt và yên lng dần dần.

12.2.5.2. Độ ổn định bãi thải phụ thuộc tính chất cơ học đất đá thải và nn bãi thải, công nghệ đổ thải, điều kiện địa cht thủy văn nn bãi thải, điều kiện khí hậu và địa hình khu vực.

12.2.5.3. Những bãi thải mi có đặc điểm là lún xp do sự co nén đất đá thải rời rạc (có thể lún từ 4% đến 7% chiều cao thải). Quá trình co nén bãi thải xảy ra mạnh m vào giai đoạn đầu sau khi đổ thải, và giảm dần theo thời gian. Từ 90% đến 95% độ lún xảy ra giai đoạn đầu khoảng 6 tháng với đất đá mềm và từ 10 tháng đến 12 tháng với đất đá cứng. Các biến dạng co nén này không gây nguy hiểm với công tác mỏ.

12.2.5.4. Những biến dạng nguy hiểm là những biến dạng kiểu trượt khối. Có những kiểu trượt khối sau đây:

- Trượt khối dưới nền bãi thi. Có đặc điểm bùng nền các lp đá yếu dưới nền bãi thải và lún bề mặt tầng trên bãi thải;

- Trượt khi trên nền bãi thải. Xảy ra ở những nền bãi thải cứng chắc, có đặc điểm dịch trượt phía chân bãi thi và lún b mặt tầng trên bãi thải;

- Trượt khối nn bãi thải. Xảy ra khi có các lớp tiếp xúc yếu ở nn bãi thải, có đặc điểm lún bề mặt tầng trên nhưng không có dấu hiệu rõ ràng v phát triển khối trượt chân nền bãi thải.

12.2.5.5. Quan trắc dịch động bãi thi cần thực hiện với các tuyến quan trắc phía trên vuông góp với mép tầng trên và phía dưới vuông góc với mép chân tầng dưới.

12.2.5.6. Sự phát triển khối trượt chỉ được xác định qua đặc điểm biến dạng nn đáy bãi thải.

Nếu không quan trắc được nn bãi thải thì xem xét phân tích tốc độ dịch chuyển mặt tầng trên bãi thải như sau:

- Khi độ lún chỉ liên quan đến co nén đất đá thì tốc độ lún có đặc điểm là tắt dần;

- Khi có sự phát triển khối trượt thì tốc độ lún có đặc điểm giai đoạn đầu tt dần, giai đoạn tiếp theo khá ổn định, và sau đó tc độ dịch chuyển tăng dần lên.

12.2.5.7. Các yêu cầu v bố trí mốc: Mốc cố đnh bố trí ngoài phạm vi dịch chuyển ở tầng trên và nền đáy, khoảng cách đến mốc gần nhất khoảng (từ 1,5 đến 2)H,

Trong đó

H là chiều cao bãi thải.

12.2.5.8. Nếu quan trắc tại các bãi thải đang hoạt động thì sẽ gặp khó khăn để bảo tn mốc do xe máy chạy qua, san gạt mặt tầng v.v... Trong trường hợp này cần có một số chú ý sau: Có thể xây dựng mốc kiu một ống thép dài t 1 m đến 1,5 m, đổ bê tông chân mốc kích thước (40 x 40 x 50) cm, đầu ống có ren đ bắt vít đoạn nối khi b san gạt chôn lấp. Khi san gạt nên có người nhắc nh để tránh mốc ra. Đồng thời để duy trì sự liên tục quan trắc, phải bổ sung đợt quan trắc trưc và sau khi san gạt, cũng như nên có rào chắn và tiêu báo hiệu bảo vệ mốc.

12.2.6. Trạm quan trắc đơn gin

12.2.6.1. Trạm quan trắc đơn giản (cũng thường gọi là ngn hạn) dùng để theo dõi dịch động ở những khu vực có thể nhìn rõ bằng mắt thưng (có khe nứt, sụt tầng v.v...) và những nhu cầu khác nhau, với thời hạn ngn.

12.2.6.2. Quan trắc đơn gin bao gồm những công việc chính sau:

- Đo cao định kỳ từng điểm hoặc nhóm điểm riêng biệt tại các khu vực đặc trưng;

- Quan trắc độ mở khe nứt bằng mia, thước nằm ngang, đặt trên đầu cọc tại hai bên thành khe nt. Đánh dấu vạch khắc vị trí thành khe nứt;

- Quan trắc ảnh hưng của nổ mìn đến độ ổn định bờ tầng, mái dốc, công trình bằng cách đo sự dịch chuyển các điểm đặc trưng và đo địa vật lý rung chn (địa chấn) do n mìn;

- Quan trắc sự phong hóa nham thạch trên b tầng và sự tích lở của chúng;

- Quan trắc sự tích đọng do xói mòn đất đá bởi nước ngầm nếu có tại các điểm có dấu hiệu kim hóa;

- Quan trắc biến dạng các bãi thải cao như lún xẹp hay dịch chuyển nứt tầng (là dấu hiệu ban đầu của trượt khối).

12.2.6.3. Kết quả quan trắc dịch động được lập thành báo cáo, trong đó cập nhật các thông tin từ bản thiết kế và trình bày các kết quả đo đạc, phân tích trên đây.

Trong mọi trường hợp, công tác trắc địa mỏ có nhiệm vụ xác định, cập nht, đo chi tiết và mô tả tt cả các dạng loại biến dạng xuất hiện trên bờ mỏ và lập báo cáo hàng năm về tình trạng và biến dạng b mỏ. Các khối trượt và khu vực sập đ phải được cập nhật lên bản đồ. Tại mỗi khối trượt và khu vực trượt lở phải xây dựng từ hai đến ba mặt cắt đi qua, trên đó thể hiện thông tin và cu to địa cht, mức nước ngầm, bề mặt b mỏ trước và sau khi biến dạng.

13. Hồ sơ tài liệu kỹ thuật trắc địa mỏ

13.1. Những quy định chung

13.1.1. Tài liệu kỹ thuật trắc địa mỏ bao gồm các sổ đo đạc, các tệp điện tử số liệu gốc đo đạc, các tài liệu tính toán và các tài liệu bản đồ mỏ v.v... th hiện khách quan địa hình, địa mạo tự nhn và toàn bộ các công trình xây dựng và khai đào trong suốt quá trình mở mỏ và khai thác tài nguyên.

Tài liệu kỹ thuật trắc địa mỏ mang tính khoa học và pháp lý cao. Vì vậy mỗi m, mỗi đơn vị khai thác đều bắt buộc phải có bộ tài liệu kỹ thuật trắc địa mỏ theo đúng những yêu cầu v chủng loại, quy cách và cht lượng quy định ở Chương này.

Việc thay đổi danh mục tài liệu bắt buộc phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý cấp trên.

13.1.2. Các sổ đo đạc, các tệp số liệu góc đo đạc, tài liệu tính toán, bản đồ do Trắc địa trưởng mỏ kiểm tra đnh kỳ và được lưu trữ có hệ thống. Khi đi lò khai thác gần và trong phạm vi vùng nguy hiểm hoặc khi đào lò đối hướng quan trọng, Trắc địa trưng mỏ phải chủ trì ch huy việc thực hiện công tác đo đạc tính toán, trực tiếp kiểm tra kết quả ngay sau khi kết thúc các hạng mục công việc, đưa tài liệu phục vụ sản xuất kịp thời đảm bảo độ chính xác yêu cầu.

13.1.3. Trắc địa trưởng và Địa cht trưởng mỏ phải chịu trách nhiệm v sự đầy đ, chính xác, kịp thời của các tài liệu hoặc b sung các tài liệu trắc địa, địa cht mỏ (phần tài liệu địa chất) phù hợp với những quy định của Tiêu chuẩn này.

13.1.4. Bộ tài liệu kỹ thuật trắc địa mỏ phải được thành lập ngay từ khi bắt đầu m mỏ đến khi đóng cửa mỏ.

Tài liệu kỹ thuật trắc địa mỏ phải được cập nhật b sung thường xuyên, phải được bảo quản lưu trữ một cách có hệ thống tại mỏ.

Các tài liệu bản đồ trắc địa mỏ hết giá trị sử dụng phải được tiến hành hủy bỏ hàng năm trên cơ sở các văn bản sau đây:

- Văn bản đ ngh của Trắc địa trưởng mỏ, Kỹ sư trưởng mỏ kèm theo bản liệt kê các tài liệu, bản đồ cần hủy;

- Văn bản nhất trí hoặc phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên (theo phân cấp).

13.2. Hồ sơ và tài liệu tính toán

13.2.1. Các số liệu đo đều phải ghi vào sổ đo đạc k cả các trị số đo kiểm định máy, dụng cụ đo. Phải sử dụng các sổ đo in sẵn theo mẫu phù hợp cho từng loại đo đạc. Sổ đo phải được đánh số thứ tự, trang cuối phải có chữ ký của Trắc địa trưng m, có ghi số lượng các trang đã đánh số.

13.2.2. Các ghi chép trong sổ đo phải rõ ràng. Những sai số phải gạch b, số đúng, viết dòng mới.

Trong s đo phải vẽ sơ đồ đo vẽ, trị số trung bình các trị đo, ngày và địa điểm đo, họ tên người đo loại và s hiệu thiết bị dụng cụ đo.

13.2.3. Trong các s tính toán phải chú giải tên hiệu sổ lấy các số liệu gốc và kết quả đo. Các ghi chép số liệu gốc phải kiểm tra bằng “tay th hai”. Các tính toán đều phải kiểm tra bằng “tay thứ hai”.

13.2.4. Trường hợp số liệu đo được ghi s điện t bằng các tệp dữ liệu đo được chuyn trực tiếp vào máy tính thì tệp đo chuyền vào máy tính nguyên bản chưa xử lý số liệu, có ký hiệu các đuôi tệp theo từng loại máy đo được gọi là tệp s liệu gốc. Các tệp số liệu gốc được tổ chức theo từng công trình theo thời gian đo và được lưu trữ trong máy tính và trên đĩa CD. Các đĩa CD số liệu gốc đều có ghi chú đầy đủ tên công trình, thời gian đo, người đo, người đi gương v.v... Trắc địa trưng phải kiểm tra các tệp số liệu gốc trước khi lưu trữ và tổ chức lưu trữ có hệ thống. Nghiêm cấm việc sửa đổi các tệp số liệu gốc dưới mọi hình thức. Tương tự như vậy, các tệp điện tử dữ liệu gốc và đồ họa gốc cũng phải được quản lý lưu trữ theo quy định lưu trữ tài liệu kỹ thuật của đơn vị.

13.2.5. Tài liệu tính toán phải có chữ ký của người làm, người kiểm tra và có chữ ký của Trắc địa trưng m.

13.3. Bản đồ trắc địa mỏ

13.3.1. Bn đồ trắc địa mỏ bao gồm các bản đồ địa lý thể hiện đa hình, địa mạo mặt bằng công nghiệp của xí nghiệp mỏ; các bản đồ khai thác và các loại bản vẽ khác (các mặt cắt ngang và đng, các hình chiếu trong không gian v.v...) phn ánh cu tại địa chất của khoáng sàng, vị trí không gian các công trình khai thác, hệ thống m vỉa chuẩn bị tài nguyên và khai thác khoáng sản.

13.3.2. Các bản vẽ thuộc tài liệu, bản đồ trắc địa mỏ chia ra: các bản đồ gốc và bản đồ tác nghiệp.

Các bản đồ gốc là những bản đồ được đo vẽ trực tiếp ngay tại thực địa hay v theo các kết quả thực đo.

Các bản đồ tác nghiệp là các bn in hay biên hội lại từ các bản đồ gốc có bổ sung những nội dung cần thiết và sử dụng đ giải quyết những nhiệm vụ tác nghiệp trên phạm vi của khai trường.

13.3.4. Bản đồ trắc địa mỏ thường là những bản đồ tỷ lệ lớn, tọa độ trên bản đồ là những ô vuông kích thước (100 x 100) mm. Các lưới ô vuông tọa độ được tạo bởi những đường kẻ liền, chiều dày đường kẻ phải nhỏ hơn 0,1 mm, sai s đường kẻ phải nhỏ hơn ± 0,2 mm.

13.3.5. Kích thước các bản đồ trắc địa mỏ quy định như sau:

- Đối với bản đ tỷ lệ 1 : 5000, để lưu trữ kích thước bản đồ là (460 x 460) mm, kích thước khung bn đồ là (400 x 400) mm;

- Đối với bản đồ tỷ lệ 1 : 2000; 1 : 1000; 1 : 500, để lưu trữ kích thưc bản đồ là (560 x 540) mm, kích thước khung bn đ là (500 x 500) mm;

- Bản đồ các công trường khai thác lộ thiên cũng như hm lò được phép lập trên các tờ bn đ kích thước tùy ý, lưới ô vuông tọa độ được phép định hướng tự do so với khung bản đồ để tiện sử dụng;

- Trong các trường hợp in bản đồ đ trình bày thì tùy thuộc theo kích thước ranh giới mỏ và máy in mà in bản đồ với kích thước phù hợp (A0, A1 v.v...).

Bảng 13 - Độ chính xác v các bản đồ gốc

Đơn vị tính là milimét

Tên các chỉ tiêu

Tr số gii hạn

1. Sai số vị trí điểm giao nhau của lưới ô vuông tọa độ.

± 0,2

2. Sai số vị trí điểm lưới khống chế và lưới đo vẽ tính theo lưới ô vuông tọa độ.

± 0,4

3. Sai số vị trí tương quan giữa các mốc gần nhau của lưới khng chế hay lưới đo vẽ

± 0,6

4. Sai số vị trí các địa hình, địa vật có đường biên rõ ràng tính theo mốc gần nhất của lưới khng chế hay lưi đo v

± 0,6

5. Sai số vị trí điểm các mốc lưới đo vẽ tính theo mc trắc địa cấp cao hơn gn nhất

± 0,2

13.3.6. Các bản đồ gốc khai thác hầm lò, lộ thiên phải b sung không ít hơn một tháng một lần. Trên các bản đồ tác nghiệp các đường lò đi gn và đi trong phạm vi ranh giới các vùng nguy him: gần các đường lò ngập nước, chứa khí, gần các trụ ngăn và tr bảo vệ phải cập nhật trong thời gian 24 giờ sau khi tiến hành đo vẽ.

13.3.7. Các tài liệu bản đồ trắc địa m phải được vẽ theo đúng ký hiệu, mẫu chữ viết, mẫu chữ số quy định, không được v theo sở thích riêng. Kết thúc hàng quý bản đồ thực hiện khai thác mỏ được in, ký tên đóng du phục v công tác nghiệm thu khối lượng định k.

13.3.8. Độ chính xác vẽ các bản đồ gốc thể hiện bằng các chỉ tiêu nêu ở Bảng 13.

13.4. Danh mục các tài liệu bản đồ trắc địa mỏ bắt buộc

13.4.1. Danh mục các bn vẽ bắt buộc trên mặt bằng mỏ được thể hiện ở Bảng 14.

Bảng 14 - Danh mục các bản vẽ bắt buộc trên mặt bng m

Tên hiệu

Tên nhóm bản v

T l

1

Nhóm bản đồ thể hiện mặt bằng mỏ

 

1.1

Bản đồ địa hình tổng thể mặt bằng m.

Từ 1 : 1000 đến 1 : 10000

1.2

Bản đồ mặt bằng sân công nghiệp các cửa lò chính, các miệng giếng.

1 : 500; 1 :1000

1.3

Các bản đồ nn các bãi thải ngoài, bãi thải trong.

1 : 2000; 1 : 5000

1.4

Bản đồ địa hình nn các kho than thành phm và bán thành phẩm.

1 : 200; 1 : 500

1.5

Sơ đ phân mảnh các bản đồ mặt bằng m.

Lựa chọn tự do

2

Sơ đ các lưới tọa độ độ cao

 

2.1

Bản đ vị trí các mốc lưới khống chế tọa độ, độ cao trên mặt đất.

1 : 5000; 1 : 10000

2.2

Bản đồ vị trí các mốc lưới thi công (đối với đơn vị xây lắp m) và các mốc trục các giếng mỏ.

1 : 500; 1 :2000

2.3

Sơ đồ mô t cấu trúc các repere và tâm mốc lưới khống chế.

Lựa chọn tự do

3

Nhóm bản đồ ranh giới mỏ

 

3.1

Bản đồ ranh giới mỏ (có mặt cắt kèm theo).

Từ 1 :1000 đến 1 : 10000

13.4.2. Danh mục bắt buộc các bn đ cập nhật khai thác (được thhiện ở Bng 15 và Bng 16)

Bảng 15 - Danh mục bắt buộc các bản đ cập nhật khai thác lộ thiên

Tên hiệu

Tên nhóm và tên bản đồ

Tỷ lệ

4

Nhóm bản đ khai thác mỏ lộ thiên

 

4.1

Bản đcập nhật các công trường khai thác lộ thiên, sử dụng tính khối lượng khai thác:

- Khai thác cơ giới.

- Khai thác thủ công.


 

1 : 1000; 1 : 2000

1 : 500

4.2

Bản đồ tổng hợp tình hình khai thác toàn mỏ, cập nhật cả các bãi thải đất đá m.

1 : 2000; 1 : 5000

4.3

Các mặt cắt thẳng đứng dùng tính khối lượng khai thác (khi tính bằng phương pháp các mặt cắt thng đứng).

1 :1000

4.4

Bản đồ đo đạc kiểm kê than tồn kho (thành phẩm và bán thành phm).

1 : 200; 1 : 500

4.5

Sơ đồ phân mảnh các bản đồ khai thác

Lựa chọn tự do

Bảng 16 - Danh mục bắt buộc các bản đồ cập nhật khai thác hầm lò

Tên hiệu

Tên nhóm bn vẽ

Tỷ lệ

5

Nhóm bản đ khai thác mỏ hầm lò

 

5.1

Bản đồ cập nhật khai thác theo lớp (theo vỉa, theo khu vực, công trường)

1 :1000

5.2

Bản đồ tổng hợp các đường lò và các khu vực khu than của toàn m

1 :2000

5.3

Bản đồ sân ga, hm trạm xung quanh giếng dưới hầm lò theo từng mức khai thác chính

1 : 500

5,4

Mặt cắt dọc các thành giếng đứng, giếng nghiêng

1 : 200; 1 : 500.

5.5

Mt cắt dọc tuyến đường ray trong các lò vn tải chính

1 : 1000

5.6

Bản đồ đo đạc kim kê than tồn kho (thành phẩm và bán thành phẩm).

1 : 200

5.7

Sơ đồ phân mảnh các tờ bản đồ đường lò.

Lựa chn tự do

5.8

Sơ đồ các lưới khống chế tọa độ độ cao trong hm lò

1 : 1000; 1 : 2000; 1 : 5000

6

Nhóm bn đồ xây dựng các trụ bảo vệ, các trụ ngăn và ranh giới an toàn khai thác

Quy định riêng

CHÚ THÍCH 1 Khi khai thác hai vỉa thoải (dốc) gn nhau có chiu dày mỏng và các đường lò chính chỉ đi trong một vỉa thay vì hai bản đồ được phép ch lp một bản đồ phối hợp của hai vỉa.

CHÚ THÍCH 2 Đối với các vỉa dày khai thác không quá 2 lớp được phép th hiện các đường lò của hai lớp trên một bn đ theo va.

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công nghiệp. Quy phạm kỹ thut Trắc địa mỏ, 18 TCN-97. Hà Nội. 1998.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia v xây dng lưới độ cao. Ban hành theo Quyết định số 11 /2008/QĐ-BTNMT. Hà Nội. 2008.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ. Ban hành kèm theo thông tư số 06/2009/QĐ-BTNMT. Hà Nội. 2009.

4. Phùng Mạnh Đc và nnk. Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và công nghệ hợp lý để khai thác than ở các khu vực có di tích lịch sử, văn hóa, công trình công nghiệp và dân dụng. Báo cáo đề tài cấp Nhà nước, Viện KHCN Mỏ. Hà Nội. 2011.

5. Võ Chí Mỹ, Kiều Kim Trúc và nnk. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ KHCN Bộ Công Thương Xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về công tác Trắc địa mỏ”. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội. 2013.

6. Võ Chí Mỹ. Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật thành lập lưới khống chế đo vẽ mặt bằng và độ cao trong điu kiện khai thác xung sâu ở các m lộ thiên Việt Nam. Báo cáo đề tài NCKH cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã s B94-18-6e-92, Hà Nội, 1999.

7. Võ Chí Mỹ. Nghiên cứu khả năng ng dụng thiết b laser trong mỏ hm lò. Báo cáo đề tài NCKH cấp Nhà nước, mã số HTNC-01, Bộ KH và CN, Hà Nội, 2005.

8. Võ Chí Mỹ. Nghiên cứu ng dụng công nghệ GPS động phục vụ công tác trắc địa ở các mỏ lộ thiên Việt Nam. Báo cáo đề tài NCKH cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số B2006-02-04, Hà Nội, 2007.

9. Võ Chi Mỹ. Nghiên cứu ng dụng công nghệ mới trong trắc địa mỏ phục vụ quá trình khai thác xuống sâu ở các mỏ lộ thiên Việt Nam. Báo cáo đề tài NCKH cp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số B2001-36-20, Hà Nội, 2004.

10. Pustovoitova T.K., Kiều Kim Trúc và nnk. Nghiên cứu biến dạng bờ mỏ và các biện pháp đảm bảo ổn định bờ mỏ lộ thiên các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Núi Béo và Na Dương. Báo cáo đề tài NCKH Tổng cty Than Việt Nam. Viện KHCN Mỏ - Viện VNIMI. Hà Nội - St. Petersburg. 2003.

11. Kiều Kim Trúc và nnk. Nghiên cứu và biên soạn Hướng dẫn Bo vệ các công trình và đối tượng thiên nhiên do ảnh hưởng của khai thác than hầm lò ở Việt Nam. Báo cáo đề tài NCKH Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sn Việt Nam. Hà Nội. 2012.

12. Government of Western Australia. Code of Practice Mines Survey. Department of Mines and Petroleum, Resources Safety, 100 Plain Street, East. Perth, WA. 2011.

13. Howard L. Hartman. Mining Engineering Handbook. Society for Mining, Metallurgy and Exploration Inc. SME. Colorado. USA. 1992.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

3. Quy định chung

4. Trắc địa mỏ trên mặt bằng khu mỏ

4.1. Lưới khống chế tọa độ, độ cao trên vùng m

4.1.1. Lưới khng chế tọa độ mặt bằng

4.1.2. Lưới khng chế độ cao

4.2. Lưới khống chế tọa độ, độ cao khu vực

4.2.1. Lưới khống chế khu vực tọa độ phẳng

4.2.2. Lưới độ cao kỹ thuật

4.3. Lưới khống chế đo vẽ

4.4. Đo vẽ bn đồ địa hình khu mỏ

5. Trắc địa mỏ ở mỏ lộ thiên

5.1. Lưới khống chế đo vẽ

5.1.1. Các quy định chung

5.1.2. Xác định ta độ phng điểm khống chế đo vẽ

5.1.3. Xác định độ cao điểm khống chế đo vẽ

5.2. Đo vẽ tác nghiệp mỏ lộ thiên

5.2.1. Các quy định chung

5.2.2. Đo vẽ địa hình mỏ lộ thiên

5.2.3. Thành lp bản đồ mỏ lộ thiên

5.2.4. Tính toán khối lượng đất bóc và khoáng sn

5.2.5. Đo đạc phục vụ khoan nổ mìn

5.2.6. Đo cập nhật bãi thi mỏ

6. Trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò

6.1. Các quy định chung

6.2. Lưới khống chế cơ sở hm lò

6.2.1. Phân loại lưới khống chế cơ sở hầm lò

6.2.2. Chọn mốc, bố trí điểm khng chế cơ sở hầm lò

6.2.3. Đo góc và chiều dài cạnh lưới khống chế hầm lò

6.2.4. Xử lý s liệu và bình sai mạng lưới

6.3. Lưới khống chế cơ sở độ cao hm lò

6.3.1. Đo cao hình học hm lò

6.3.2. Đo cao lượng giác hầm lò

6.4. Lưới khống chế đo vẽ hầm lò

7. Trắc địa mỏ cho hướng đào lò

7.1. Những quy định chung

7.2. Cho hưng đào lò trong mặt phẳng nằm ngang

7.3. Cho hướng đào lò trong mặt phẳng thẳng đứng

7.4. Cho hướng đào lò đi hướng

7.5. Trắc địa mỏ khi lò đi sai hướng

8. Đo vẽ cập nhật hầm lò

8.1. Những quy định chung

8.2. Đo vẽ cập nhật khối lượng đào lò

8.3. Đo vẽ cập nhật các đường lò chống xén, khôi phục

8.4. Đo vẽ mặt cắt lò vận tải

8.5. Đo vẽ cập nhật lò chợ

9. Đnh hướng và định vị tọa độ phẳng trong hầm lò

9.1. Những quy định chung

9.2. Định hướng qua một giếng đứng

9.3. Định hướng qua hai giếng đứng

9.4. Định hướng qua lò bằng và giếng nghiêng

9.5. Định hướng bằng la bàn con quay

10. Đo chuyền độ cao xuống hầm lò

10.1. Chuyền độ cao qua giếng đứng

10.2. Chuyền độ cao qua lò bng và giếng nghiêng

10.2.1. Chuyền độ cao qua đưng lò nghiêng dốc hơn 8°

10.2.2. Chuyn độ cao qua các đường lò thoải dc dưới 8°

11. Đo đạc phục vụ xây dựng mỏ

11.1. Những quy định chung

11.2. Đo giám sát thi công đào giếng đng

11.3  Đo giám sát thi công tháp giếng và trang bị lòng giếng

11.4. Đo giám sát thi công đào giếng nghiêng

11.5. Đo giám sát thi công đào lò

12. Quan trắc dch động đất đá mỏ

12.1. Quan trắc dịch động mặt đất mỏ hầm lò

12.1.1. Quy định chung và các khái niệm cơ bn

12.1.2. Các thông số quá trình dịch động vùng mỏ Việt Nam

12.1.3. Thiết kế trạm quan trắc

12.1.4. Quan trc dịch động trên tuyến

12.1.5. Xử lý số liệu quan trắc dịch động

12.2. Quan trắc dịch động bờ m lộ thiên và bãi thải

12.2.1. Quy định chung và các khái niệm cơ bản

12.2.2. Thiết kế trạm quan trắc

12.2.3. Quan trắc dịch động trên tuyến

12.2.4. Xử lý số liệu quan trắc dịch động bờ mỏ

12.2.5. Đặc trưng quan trắc dịch động bãi thải

12.2.6. Trạm quan trắc đơn giản

13. Hồ sơ, tài liệu kỹ thuật trắc địa mỏ

13.1. Những quy định chung

13.2. Hồ sơ và tài liệu tính toán

13.3. Bản đồ trắc địa mỏ

13.4. Danh mục các tài liệu bản đồ trắc đa m bt buộc

Danh mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi