Nghị quyết 08/2006/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phân cấp một số lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bố ngân sách năm 2007

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 08/2006/NQ-HĐND

Nghị quyết 08/2006/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phân cấp một số lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bố ngân sách năm 2007
Cơ quan ban hành: Hội đồng nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:08/2006/NQ-HĐNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Phùng Hữu Phú
Ngày ban hành:22/07/2006Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 


Số: 08/2006/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2006

 

 

NGHỊ QUYẾT

 

 

Về phân cấp một số lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội;

phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách

và định mức phân bổ ngân sách năm 2007

 

 


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHOÁ XIII KỲ HỌP THỨ 6

(Từ ngày 18 đến ngày 22/7/2006)

 

 

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;

Căn cứ Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ Tướng Chính phủ Về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2007;

Căn cứ Tờ trình số 21/TTr-UBND ngày 07/7/2006 của UBND Thành phố và Đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội giữa Thành phố - Quận, Huyện – Xã, Phường, Thị trấn giai đoạn 2007-2010;Tờ trình số 18/TTr-UB ngày 04/7/2006 của UBND Thành phố và Đề án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010; Đề án định mức phân bổ dự toán và chế độ chi tiêu ngân sách Thành phố Hà Nội năm 2007,

Căn cứ báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND Thành phố,

 

 

QUYẾT NGHỊ:

 

 

Điều 1. Thông qua các Đề án của UBND Thành phố về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ ngân sách ở Thành phố Hà Nội năm 2007 với nội dung cụ thể quy định tại các phụ lục số 01, 02, 03 kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Thời kỳ ổn định ngân sách là 4 năm, từ năm 2007 đến hết năm 2010.

Điều 3. Giao UBDN Thành phố:

- Báo cáo xin ý kiến các cơ quan Trung ương theo thẩm quyền về những nội dung phân cấp quản lý kinh tế - xã hội theo đặc thù của Hà Nội, nhưng chưa phù hợp với các quy định của Trung ương trước khi thực hiện;

- Rà soát, điều chỉnh các quy định của Thành phố không phù hợp với Nghị quyết này. Hướng dẫn xử lý các nội dung chuyển tiếp trong quá trình thực hiện phân cấp. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung phân cấp, đồng thời tập hợp các vấn đề phát sinh cần điều chỉnh, thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố xử lý và báo cáo với HĐND Thành phố tại kỳ họp gần nhất;

- Nghiên cứu, chuẩn bị phương án tiếp tục  mở rộng phân cấp cho các lĩnh vực chưa phân cấp tối đa so với quy định của Trung ương.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khoá XIII kỳ họp thứ 6 thông qua./.

 

Nơi nhận:

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

- Chính phủ

- Ban công tác đại biểu UBTVQH

- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ

- Các Bộ, Ngành Trung ương

- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội

- TT Thành uỷ

- Thường trực HĐND, UBND, MTTQTP

- Các vị Đại biểu HĐND Thành phố

- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể Thành phố

- Thường trực HĐND, UBND các quận, huyện

- Các cơ quan thông tấn báo chí

- VP TU, VP HĐND, VP UBND, VP ĐĐBQH HN

- Lưu: VP HĐND TP

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Phùng Hữu Phú

 

 

 

Phụ lục số 01

 

MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ -XÃ HỘIGIỮA THÀNH PHỐ - QUẬN, HUYỆN - XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN  Ở HÀ NỘI

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 08 /2006/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2006, HĐND Thành phố Hà Nội khoá  XIII, kỳ họp thứ 6)

 

I. Đối tượng phân cấp  quản lý kinh tế - xã hội :UBND Thành phố, UBND cấp quận, huyện, UBND cấp xã, phường, thị trấn.

II. Phạm vi phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế -xã hội: Phân cấp được tiến hành trong  05 lĩnh vực : Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ; văn hoá - xã hội ; hạ tầng kỹ thuậtđô thị ; đất đai, tài nguyên, môi trường và về quy hoạch, đầu tư xây dựng.

III. Nội dung phân cấp trong từng lĩnh vực :

1.  Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế

1.1    Đăng ký kinh doanh và quản lý sau đăng ký kinh doanh

-Thành phốcấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp phép kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân, cấp phép kinh doanh có điều kiện một số ngành, hàng; chi nhánh, văn phòng đại diện.

-Quận - Huyệncấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh và các HTX;kiểm tra và đề xuất xử lý hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh...

- Thành phố đề nghịTrung ương cho phép Thành phố phân cấp việc cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp tư nhân cho quận - huyện

1.2  Cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện đối với một số mặt hàng :

-Thành phốcấp giấy phép kinh doanh có điều kiện một số mặt hàng của doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp (rượu, thuốc lá, gas, xăng dầu, gia cầm mổ sẵn, sản phẩm gia cầm sạch).

-Quận, huyệnquản lý và cấp giấy phép kinh doanh một số mặt hàng kinh doanh có điều kiện của hộ kinh doanh cá thể (rượu, thuốc lá, gas, sản phẩm gia cầm sạch).

1.3 Quản lý các khu công nghiệp tập trung, các cụm, khu công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề

- Thành phố quản lýcác khu công nghiệp tập trung, các cụm, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

- Quận, huyệnquản lýhoạt độngcủa các doanh nghiệptrong cụmvà khucông nghiệp vừa và nhỏ; các làng nghề trên địa bàn quận - huyện.

1.4 Quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn

-Thành phốquản lýchợ đầu mối, chợ loại 1, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn.

-Quận, huyện quản lýchợ loại 2.

-Xã, phường quản lýchợ loại 3.

1.5 Quản lý các lĩnh vực thú y, bảo vệ thực vật, thuỷ nông, khuyến nông, đê điều.

-Thành phố quản lývà đầu tư công tác thú y, bảo vệ thực vật, đê điều; hệ thống trạm thú y, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật; các công trình thuỷ nông đầu mối, hệ thống kênh cấp I, cấp II nằm trên địa bàn nhiều huyện; cấp phép một số ngành hàng kinh doanh có điều kiện như rau sạch, thuốc BVTV.

-Quận, huyện quản lývà đầu tư các trạm bơm tưới tiêu liên xã, kênh loại II phục vụ trên địa giới quận- huyện.

-Xã, phường, thị trấn  quản lývà đầu tưcác công trình thuỷ lợi kênh loại III phục vụ trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

1.6  Quản lý rừng:huyện Sóc Sơn quản lý rừng trên địa bàn huyện.

 

2.  Phân cấp quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị

2.1      Quản lý công viên, vườn hoa, cây xanh, hồ nước:

-Thành phốquản lývườn hoa, cây xanh, dải phân cách, 4 công viên lớn và hồ trong công viên (Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo, Yên Sở)(1)

- Quận, huyện quản lýcác hồ, công viên còn lại theo địa giới hành chính.

-Huyện quản lý,duy trì tuyến cây xanh dọc theo các tuyến đường do huyện đầu tư quản lý.

2.2 Quản lý giao thông:Công tác quản lý và phân cấp nhiệm vụ giao thông thực hiện theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủdụng(2),cụ thể :

- UBND Thành phố quản lýcác nhiệm vụ tổ chức giao thông; đầu tư xây dựng và duy tu - khai thác hệ thống đường tỉnh, đường trục chính đô thị; cấp phép sử dụng tạm đường phố cho để xe ôtô và quản lý công trình ngầm.

- Quận quản lýđầu tư xây dựng và duy tu - khai thác thi công xây dựng công trình đường nhánh đô thị, đường ngõ xóm thuộc quận quản lý; cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để ô tô, xe đạp, xe máy, để vật liệu, để sử dụng tạm thời cho việc cưới, việc tang, để kinh doanh bán hàng ăn uống theo giờ…. ; quản lý sử dụng, duy tu, duy trì hè phố trên địa bàn quận.

-Huyện  quản lý,đầu tư xây dựng và duy tu - khai thác hệ thống đường huyện; quản lý sử dụng, duy tu, duy trì hè phố trên địa bàn huyện; cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để ô tô, xe đạp, xe máy, để vật liệu, để sử dụng tạm thời cho việc cưới, việc tang, để kinh doanh bán hàng ăn uống theo giờ.

-Xã quản lýhệ thống đường xã.

2.3 Quản lý bến, bãi, cảng

-Thành phốquản lýbến, bãi tập trung, bến xe liên tỉnh, bến xe hành khách công cộng;

-Quận, huyện quản lýbến bãi trong các khu đô thị, chung cư, ngõ xóm(3)

2.4 Quản lý chiếu sáng

-Thành phố quản lýchiếu sáng tại các trục đường chính, các phố;

-Quận quản lýchiếu sáng ngõ phố tại các quận;

-Huyện quản lýchiếu sáng trên hệ thống đường huyện;

-Xã quản lýchiếu sáng trên hệ thống đường xã.

2.5 Quản lý vệ sinh môi trường

-Thành phố quản lýthu gom rác thải tại 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng; quản lý các khu xử lý rác thải tập trung;

-Quận - huyệnquản lý bãi chôn lấp rác thải khu vực  tại 3 huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Từ Liêm; thu gom và vận chuyển rác tại các quận còn lại vàcác huyện.

2.6 Quản lý vận tải hành khách công cộng: Thành phố quản lý,không phân cấp cho quận, huyện.

2.7 Quản lý cấp nước

-Thành phố quản lýcấp nước tại các quận, cấp nước sạch tại các thị trấn đối với khu vực có mạng cấp nước chung của Thành phố;

-Huyện quản lýnước sạch nông thôn, quản lý cấp nước sạch thị trấn đối với các mạng cấp nước độc lập.

2.8  Quản lý thoát nước

-Thành phốquản lýthoát nước đô thị tại các tuyến đường chính, các tuyến phố, các công trình thoát nước của Thành phố qua các huyện;

-Quận quản lýthoát nước ngõ phố;

-Huyệnquản lýthoát nướctrên địa bàn huyện (trừ các công trình thoát nước của Thành phố đi qua huyện);

-Xã trực tiếpquản lýthoát nước trong khu dân cư nông thôn.

3. Phân cấp quản lý nhà nước về văn hoá - xã hội

3.1 Lĩnh vực văn hoá thông tin

-Quản lý di tích

+Thành phốquản lýmột số di tíchđặc biệt quan trọngtiêu biểu có ý nghĩa quốc gia([4]);

+Quận, huyện quản lýcác di tích còn lại;

+Xã, phường quản lýcác di tích do quận, huyện uỷ quyền.

-Quản lý các Trung tâm văn hoá

+Thành phố quản lýcác Trung tâm văn hoá, Nhà văn hoá cấp thành phố;

+Quận, huyện quản lýcác Nhà văn hoá, các Trung tâm văn hoá thể thao quận - huyện;

+Xã, phườngquản lýNhà văn hoá xã, phường;

-Quản lý các hoạt động văn hoá thông tin

+Thành phốquản lýcấp phépbiểu diễn nghệ thuật,quảng cáo, triển lãm

+Quận, huyện quản lýcấp giấy phép hoạt động kinh doanh karaoke, băng đĩa hình; tổ chức lễ hội (quy mô quận, huyện); vũ trường

3.2. Lĩnh vực giáo dục đào tạo

-Thành phố quản lýkhối trường phổ thông trung học, 3 trường trung học cơ sở đặc biệt([5]), trung tâm giáo dục thường xuyên Thành phố, các trường trung học chuyên nghiệp, các trường cao đẳng, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp, các trường dạy nghề công lập, các cơ sở giáo dục theo mô hình xã hội hoá thuộc Thành phố quản lý (THPT, THCN, Cao đẳng)

-Quận, huyện quản lýkhối trường mầm non, khối trường phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở (trừ 3 trường đặc biệt thuộc Thành phố quản lý), Trung tâm giáo dục thường xuyên khối quận, huyện, và các cơ sở xã hội hoá thuộc quận, huyện quản lý theo lĩnh vực được phân cấp (Mầm non, tiểu học và THCS).

3.3. Lĩnh vực y tế

-Thành phốquản lývệ sinh phòng dịch chung, cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh viện (bao gồm cả bệnh viện quận, huyện(6)), cơ sở y tế tư nhân, dược tư nhân;

-Quận, huyệnquản lýphòng khám đa khoa,trạm y tế xã, phường, vệ sinh phòng dịch,y tế dự phòng; cấp giấy chứng nhận cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế; phối hợp quản lý y tế tư nhân trên địa bàn. Để thực hiện được các nội dung phân cấp trên, các quận, huyện cần phải thành lập Phòng y tế theo quy định.

3.4. Lĩnh vực lao động - thương binh xã hội

- Thành phố quản lýphê duyệt các dự án cho vaygiải quyết việc làm lớn hơn 500 triệu đồng, quản lý các Trường dạy nghề của Thành phố;

-Quận, huyệnquản lýphê duyệt các dự án cho vaygiải quyết việc làm nhỏ hơn 500 triệu đồng, quản lý các Trung tâm dạy nghề quận, huyện,các lớp dậy nghề dân lập, tư thục.

 

4. Phân cấp quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường

4.1 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

-Thành phố quản lýquy hoạch; kế hoạch sử dụng đất của các tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và cơ sở tôn giáo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện.

-Quận, huyệnquản lýkế hoạch, quy hoạch đất chi tiết, đồng thời quản lý giao đất dãn dân nông thônnhưng số đất dãn dân phải nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

4.2  Cấp giấy chứng nhận nhà ở, đất ở :Quận, huyệncấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình và cá nhân.

Thành phốcấp giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp còn lại.

4.3 Lập hồ sơ địa chính

-Thành phốquản lýkhâu đo vẽ bản đồvà chỉnh lý bản đồ;

-Quận, huyện quản lýkhâu lập sổ địa chính trên địa bàn;

-Xã, phường quản lýkhâu lập sổ địa chính cho từng hộ dân.

4.4 Đánh biển số nhà:Quận, huyện quản lý công tác đánh biển số nhà.

4.5 Tiếp nhận nhà tự quản:

-Thành phố quản lýviệc tiếp nhận nhà thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan tự quản chuyển giao.

-Quận, huyệntiếp nhận quỹ nhà ở không còn cơ quan quản lý, dân đã xây dựng nhà ở.

4.5 Quản lý và đầu tư trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước

-Thành phố quản lývà đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước cấp thành phố; xây mới trụ sở quận, huyện;

-Quận, huyện quản lývà đầu tư cải tạo trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước cấp quận, huyện, và xây dựng trụ sở xã, phường, thị trấn.

- Xã, phường, thị trấn quản lý trụ sở làm việc của xã, phường, thị trấn; xã, thị trấn đầu tư, cải tạo, sửa chữa trụ sở xã, thị trấn;

4.6 Quản lý môi trường :

-Thành phốquản lýcông tác xử lý môi trường và thu phí nước thải công nghiệp;

-Quận, huyệnchủ trì kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến môi trường trên địa bàn quận- huyện.

4.7 Quản lý khoáng sản, khai thác cát

-Thành phốquản lýkhai thác tài nguyên, khoáng sản;

-Quận, huyện quản lýkhai thác cát trên địa bàn quận, huyện;

4.8  Xử lý đất kẹt

-Thành phốquyết định xử lý quy mô đất từ  5.000 m2trở lên trong các khu đô thị, các khu dân cư tiếp giáp với đường, phố.

-Quận, huyện quyết định xử lý quy mô đất dưới 5.000 m2trong các khu đô thị, các khu dân cư không tiếp giáp với đường, phố.

 

5. Phân cấp quản lý nhà nước các lĩnh vực: quy hoạch, quản lý đầu tư và xây dựng

5.1. Quản lý quy hoạch

-Quy hoạch xây dựng

*Lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng

+Thành phố :Lập quy hoạch chi tiết 1/2000 và phê duyệt các khu chức năng đô thị từ 20 ha trở lên, quy hoạch 1/500 các khu vực có địa giới hành chính liên quan 2 quận, huyện trở lên; đô thị loại 1,2,3, các khu cụm công nghiệp (bao gồm cả khu công nghệ cao), các quận, huyện; lập và phê duyệt quy hoạch vùng.

+Quận, huyện: Lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; phê duyệt các khu chức năng đô thị có quy mô dưới 20 ha trong địa giới hành chính của 1 quận, 1 huyện, mạng lưới các điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, các quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung.

+Xã lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch các điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500.

*Quản lý quy hoạch xây dựng

+Thành phốquản lýcác quy hoạch do Thành phố phê duyệt hoặc trình phê duyệt; công bố quy hoạch và cung cấp thông tin quy hoạch các đồ án do Thành phố phê duyệt.

+Quận, huyệnquảnlý các quy hoạch do quận, huyện phê duyệt; công bố quy hoạch và cung cấp thông tin quy hoạch các đồ án do quận, huyện phê duyệt.

+Xã, phường, thị trấn quản lý quy hoạch các điểm dân cư nông thôn.

-Quy hoạch kinh tế - xã hội

+Thành phốlập, trình phê duyệt và quản lý chung về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; phê duyệt quy hoạch kinh tế - xã hội quận, huyện.

+Quận, huyện lập và trình Thành phố phê duyệt quy hoạch kinh tế - xã hội quận, huyện và trực tiếp quản lý quy hoạch kinh tế - xã hội của quận, huyệnđã được phêduyệt.

-Quy hoạch ngành

+Thành phố phê duyệt và quản lý quy hoạch ngành (trừ một số ngành do các Bộ chuyên ngành phê duyệt).

5.2. Quản lý đầu tư và xây dựng

- Cấp phép xây dựng

+Thành phố  cấp phép xây dựng và quản lý sau cấp phép xây dựngcác công trình đầu tư trên địa bàn  trừ các dự án đã phân cấp.

+Quận, huyện quản lý và cấp giấy phép xây dựngnhà ở riêng lẻ  của các tổ chức, hộ gia đình có quy mô  từ 5 tầng trở xuống và cấp giấy phép cho các công trình do UBND phân cấp quyết định đầu tư.

+Xã - phường quản lý và cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻtại các điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch.

- Thẩm định phê duyệt dự án

+Thành phố thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư theo thẩm quyền, trừ các dự án uỷ quyền.

+Quận,huyện thẩm định phê duyệt các dự án có tổng mức đầu tư đến nhóm C thuộc lĩnh vực quận, huyện quản lý và thuộc nguồn vốn ngân sách của quận, huyện.

+Về thẩm quyền phê duyệt, quyết định các dự án đầu tư của xã, phường, thị trấn, giao UBND Thành phố căn cứ vào quy định của Pháp luật và tình hình thực tế của địa phương để quy định cụ thể và báo cáo Thường trực HĐND.

- Thẩm định thiết kế cơ sở

+Quận, huyện thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của quận, huyện.

- Giám sát đánh giá đầu tư:Quận, huyện thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án được phân cấp quyết định đầu tư của quận, huyện, phường, xã và các dự án triển khai trên địa bàn theo quy chế giám sát cộng đồng.

- Dự án đầu tư nước ngoài:Thành phố quản lý chung về đầu tư nước ngoài, không phân cấp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 02

 

NHỮNG NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số         /2006/NQ-HĐND ngày      tháng 7 năm 2006, HĐND Thành phố Hà Nội khoá  XIII, kỳ họp thứ 6)

 

 

 

A- Nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách thuộc Thành phố Hà Nội

I- Nguồn thu của ngân sách cấp Thành phố gồm:

1. Các khoản thu ngân sách Thành phố được hưởng 100%:

a/Thuế môn bài thu từ Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, Doanh nghiệp Nhà nước địa phương; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn; các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, lực lượng vũ trang Thành phố;

b/ Thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí) từ Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, Doanh nghiệp Nhà nước địa phương; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

c/ Tiền sử dụng đất (phần do Chi cục thuế quận Ba Đình thu từ các dự án của Thành phố);

d/ Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể tiền thuê mặt nước từ hoạt động dầu khí);

đ/ Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước;

e/ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết. (Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản thu khác do Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Xổ số kiến thiết Thủ đô nộp ngân sách);

g/ Thu nhập từ vốn góp của ngân sách Thành phố, tiền thu hồi vốn của ngân sách Thành phố tại các cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của Thành phố;

h/ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho Thành phố, theo quy định của pháp luật;

i/ Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định), do các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố quản lý tổ chức thu, (không kể phí xăng dầu và lệ phí trước bạ);

k/ Các khoản phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật do người có thẩm quyền xử phạt ở Trung ương và Thành phố quyết định, nộp ngân sách;

l/ Huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết HĐND Thành phố;

m/ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách Thành phố;

n/ Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của các đơn vị do Thành phố quản lý;

o/ Thu kết dư ngân sách Thành phố;

p/ Các khoản thu khác của ngân sách Thành phố theo quy định của pháp luật;

q/ Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương;

r/ Thu chuyển nguồn từ ngân sách Thành phố năm trước sang ngân sách năm sau.

2. Các khỏan thu ngân sách Thành phố hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm:

a/ Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu, từ hoạt động xổ số kiến thiết);

b/ Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành, thuế thu nhập từ hoạt động xổ số kiến thiết);

c/ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (trừ khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh);

d/ Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết);

g/ Phí xăng dầu;

h/ Lệ phí trước bạ ô tô

II- Nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố:

1. Chi đầu tư phát triển:

a/ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp Thành phố quản lý, trong phạm vi ngân sách Thành phố được phân cấp;

b/ Đầu tư và hỗ trợ các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Thành phố theo quy định của pháp luật;

c/ Chi đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia do cấp Thành phố thực hiện;

d/ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Đối với nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản của Thành phố, phải ưu tiên bố trí các dự án theo mục tiêu, cơ cấu đầu tư thuộc kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và từng năm, theo từng lĩnh vực, được Hội đồng nhân dân Thành phố quyết nghị, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách Thành phố.

2. Chi thường xuyên:

a/ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, nghệ thuật, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ và môi trường do cấp Thành phố quản lý:

- Giáo dục trung học phổ thông công lập, các trường chuyên biệt và sự nghiệp giáo dục khác do Thành phố quản lý;

- Giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo khác;

- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;

- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;

- Bảo tồn bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác;

- Đài phát thanh, truyền hình Hà Nội và các hoạt động thông tin của Thành phố;

- Bồi dưỡng, huấn luyện các huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp Thành phố, hoạt động của các cơ sở thể dục, thể thao của Thành phố;

- Nghiên cứu, thực hiện chương trình, đề tài khoa học cấp Thành phố; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ khác;

- Các sự nghiệp văn hóa, xã hội khác.

b. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp Thành phố quản lý:

- Sự nghiệp giao thông vận tải: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường, hạ tầng kỹ thuật vận tải hành khách công cộng (biển báo, panô, nhà chờ, điểm dừng đỗ…), lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường, các công trình giao thông;

- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi do cấp Thành phố quản lý; các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; bảo vệ, phòng chống cháy rừng;

- Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng công cộng; giao thông đô thị, vỉa hè, hệ thống cấp nước, thoát nước; công tác duy trì vệ sinh đô thị (trên địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng); hồ, công viên, cây xanh và các sự nghiệp thị chính khác;

- Đo đạc, lập bản đồ, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác;

- Điều tra cơ bản;

- Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;

- Các sự nghiệp kinh tế khác.

c/ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

d/ Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam:

- Hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân Thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; hoạt động của các Sở, Ban Ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước khác thuộc Thành phố;

- Hoạt động của Văn phòng Thành ủy và các cơ quan Đảng trực thuộc Thành ủy;

đ/ Hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố; Hội Cựu chiến binh Thành phố; Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố; Hội Nông dân Thành phố;

e/ Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp Thành phố theo quy định của pháp luật;

g/ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp Thành phố quản lý;

h/ Chi thường xuyên các chương trình Quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương thực hiện;

i/ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước và Thành phố cho các đối tượng thuộc cấp Thành phố quản lý;

k/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động vốn cho đầu tư của Thành phố;

4. Chi hỗ trợ các quỹ của Thành phố theo quy định của pháp luật;

5. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của Thành phố;

6. Chi bổ sung cho ngân sách Quận, Huyện;

7. Chi chuyển nguồn từ ngân sách Thành phố năm trước sang ngân sách năm sau.

III- Nguồn thu của ngân sách quận, huyện gồm:

1. Các khoản thu ngân sách quận, huyện hưởng 100%:

a/ Thuế môn bài thu từ các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cá nhân và hộ kinh doanh (bậc 1, bậc 2) đóng trên địa bàn (không kể thuế môn bài thu của cá nhân, hộ kinh từ bậc 3 đến bậc 6); Thuế môn bài thu từ các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc quận huyện quản lý do Chi cục Thuế thu;.

b/ Thuế tài nguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

c/ Tiền sử dụng đất (trừ khoản thu do Chi cục thuế quận Ba Đình thu từ các dự án của Thành phố)

d/ Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước (trừ thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài),

đ/ Lệ phí trước bạ xe máydo Chi cục thuế thu;

đ/ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết do Tổng đại lý Xổ số kiến thiết quận, huyện nộp ngân sách;

e/ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho quận, huyện theo quy định của pháp luật;

g/ Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện tổ chức thu (không kể lệ phí trước bạ nhà đất);

h/ Thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực do các đơn vị quận, huyện phạt xử lý, (không kể phạt vận tải quá tải tại các trạm cân);

i/ Thu từ xử lý các hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật do các đơn vị thuộc quận, huyện thực hiện;

k/ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho quận, huyện;

l/ Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của các đơn vị do quận, huyện quản lý;

n/ Thu kết dư ngân sách quận, huyện;

o/ Thu bổ sung ngân sách cấp trên;

p/ Thu chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện năm trước sang ngân sách năm sau;

2. Các khoản thu của ngân sách quận, huyện hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%)

a/ Thuế giá trị gia tăng thu từ kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế giá trị gia tăng thu từ các cá nhân và hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6);

b/ Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ cá nhân và hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6);

c/ Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ trong nước thu từ kinh tế ngoài quốc doanh, (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ cá nhân hộ kinh doanh có thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6);

d- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

e - Lệ phí trước bạ ô tô;

g- Lệ phí trước bạ nhà đất;

h- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh

Các khoản thu trên được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) tối đa cho ngân sách quận, huyện hưởng để đảm bảo cân đối ngân sách, nhưng không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) do Quốc hội quyết định cho Thành phố Hà Nội.

Riêng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất được Thành phố giao cho các quận, huyện tổ chức thực hiện, giao UBND Thành phố thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố quy định cụ thể về tỷ lệ phân chia giữa các cấp ngân sách.

IV- Nhiệm vụ chi của ngân sách quận, huyện:

1. Chi đầu tư phát triển:

a/ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, gắn với các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội đã phân cấp cho quận, huyện, trong phạm vi ngân sách quận huyện được phân cấp.

b/ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên:

a/ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ và môi trường do quận, huyện quản lý:

- Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên và sự nghiệp giáo dục khác;

- Dạy nghề, đào tạo dạy nghề; bồi dưỡng kiến thức cho do Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện mở và các hình thức bồi dưỡng, đào tạo khác;

-Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác do quận, huyện quản lý;

- Cứu tế xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;

- Nhà truyền thống, thư viện, nhà văn hóa và các hoạt động văn hóa khác;

- Đài phát thanh và các hoạt động thông tin, tuyên truyền khác của quận, huyện;

- Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên các đội tuyển cấp quận, huyện trong thời gian tập trung thi đấu; Hoạt động của các trung tâm thể dục, thể thao do quận , huyện quản lý;

- Chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ;

- Các sự nghiệp văn hóa, xã hội khác;

b/ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do quận, huyện quản lý:

- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp đường giao thông và các công trình giao thông do quận, huyện quản lý theo phân cấp; xử lý vi phạm trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận, huyện.

- Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, khuyến ngư  do quận, huyện quản lý; Chi trợ giá giống cây trồng, vật nuôi; chi hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuộc quận, huyện; riêng huyện Sóc Sơn có nhiệm vụ chi bảo vệ, phòng chống cháy rừng;

- Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nâng cấp hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hồ, công viên, cây xanh; các sự nghiệp thị chính khác do quận, huyện quản lý; cấp nước sạch nông thôn.

- Công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn quận, huyện (riêng 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng do ngân sách Thành phố đảm nhiệm chi).

- Các hoạt động sự  nghiệp về môi trường;

- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính;

- Hoạt động quản lý hệ thống các chợ, các trung tâm thương mại do quận huyện quản lý;

- Các sự nghiệp kinh tế khác;

c/ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội  của cấp quận, huyện;

d/ Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở quận, huyện;

- Hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, huyện; các Phòng, Ban và các cơ quan quản lý Nhà nước khác thuộc quận, huyện;

- Hoạt động của Văn phòng quận, huyện ủy và các cơ quan khác trực thuộc quận, huyện ủy;

đ/ Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quận, huyện:  Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Nông dân;

e/ Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp quận, huyện theo quy định của pháp luật;

g/ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do quận, huyện quản lý;

h/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

3. Chi bổ sung  cho ngân sách xã, phường, thị trấn;

4. Chi chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện năm trước sang ngân sách năm sau.

V- Nguồn thu của ngân sách xã, phường, thị trấn:

1.Các nguồn thu xã, phường, thị trấn hưởng 100%:

a/ Thuế môn bài thu từ hộ cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 3 đến bậc 6 trên địa bàn xã, phường, thị trấn;

b/ Thuế nhà đất;

c/ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

d/ Các khoản thu phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do xã, phường, thị trấn tổ chức thu và các khoản thu phí, lệ phí do cấp có thẩm quyền giao cho xã, phường, thị trấn tổ chức thu theo quy định của pháp luật;

đ/ Phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (trừ thu từ các hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật);

e/ Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định từ các hoạt động sự nghiệp do xã, phường, thị trấn quản lý;

g/ Thu từ sử dụng quỹ đất công, công ích và hoa lợi công sản khác;

h/ Thu đền bù thiệt hại về đất công do xã, phường, thị trấn quản lý;

i/ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho xã, phường, thị trấn;

k/ Thu về quản lý, sử dụng tài sản công do xã phường, thị trấn quản lý: cho thuê tài sản không cần dùng, bán thanh lý tài sản …

l/ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở  nước ngoài trực tiếp cho xã, phường, thị trấn;

n/ Thu kết dư ngân sách;

m/ Các khoản thu khác của ngân sách xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;

o/ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;

p/ Thu chuyển nguồn từ ngân sách xã, phường, thị trấn năm trước sang ngân sách năm sau.

Ngoài các khoản thu nêu trên, chính quyền xã, thị trấn được huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn theo nguyên tắc tự nguyện. Việc huy động, quản lý, sử dụng khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản thu ngân sách xã, phường, thị trấn hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm:

a/ Thuế giá trị gia tăng thu từ hộ cá nhân và hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6 trên địa bàn xã, phường, thị trấn;

b/ Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ cá nhân và hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6 trên địa bàn xã, phường, thị trấn;

c/ Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước của cá nhân và hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6;

d/ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

e/  Lệ phí trước bạ nhà đất.

Các khoản thu trên được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) cho ngân sách xã, phường, thị trấn hưởng để đảm bảo cân đối ngân sách, nhưng không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) do Quốc hội quyết định cho Thành phố Hà Nội.

VI. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã, phường, thị trấn:

1. Chi đầu tư phát triển (đối với xã, thị trấn): Chi đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, không có khả năng thu hồi vốn, gắn với các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội đã phân cấp cho xã, thị trấn, trong phạm vi ngân sách xã, thị trấn được phân cấp.

Riêng cấp phường được chi đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình do phường quản lý khi có nguồn tăng thu của ngân sách phường, thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách phường.

2. Chi thường  xuyên:

a/ Các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao:

- Hỗ trợ các hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Thành phố;

- Hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp y tế trên địa bàn theo quy định của Thành phố;

- Nhà  truyền thống, thư viện, nhà văn hóa, đài truyền thanh và các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao xã, phường, thị trấn;

- Chi sự nghiệp văn hóa, xã hội khác.

b/ Chi sự nghiệp kinh tế gồm:

- Duy tu, sửa chữa các tuyến đường, ngõ, ngách; sửa chữa cải tạo công trình cấp, thoát nước công cộng (được thoả thuận chuyên ngành) trong các khu dân cư do xã, thị trấn quản lý. Riêng cấp phường chỉ được chi các công trình đến 100 triệu đồng;

- Hoạt động về môi trường của xã, phường, thị trấn;

- Hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã.

c/ Sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở do xã,  thị trấn quản lý như: nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao…Riêng cấp phường chỉ được chi các công trình đến 100 triệu đồng.

d/ Chi cho công tác dân quân, tự vệ và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn:

- Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ; đăng ký, tổ chức thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về; tổ chức hội nghị tập huấn, kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ và các hoạt động khác;

- Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn (ngoài phần sử dụng quỹ bảo trợ an ninh); hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy; hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh và các hoạt động khác về đảm bảo an ninh trật tự.

đ/ Hoạt động của cơ quan Nhà nước ở xã, phường, thị trấn:

- Hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở thôn và tổ dân phố theo quy định của Nhà nước và Thành phố;

- Hỗ trợ hoạt động các khu dân cư.

e/ Hoạt động của Đảng ủy xã, phường, thị trấn;

g/ Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (kể cả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ) và các tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân;

Hỗ trợ hoạt động Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức xã hội của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật; Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động hòa giải.

h/ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do xã, phường, thị trấn quản lý;

- Chi về công tác xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm và các hoạt động xã hội khác do xã, phường, thị trấn quản lý;

- Thăm hỏi gia đình chính sách, các hoạt động tình nghĩa nhân các ngày truyền thống, lễ, tết; Trợ cấp xã hội cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật không nơi nương tựa và thực hiện các chính sách xã hội khác đối với các đối tượng do xã, phường, thị trấn quản lý (không thuộc đối tượng chính sách, hưởng trợ cấp thường xuyên do Phòng lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện cấp).

- Công tác xã hội khác như: trợ cấp cứu đói, hỏa hoạn, thiên tai, mất mùa, tai nạn v.v…; quản lý nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ.

i/ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;

3. Chi chuyển nguồn từ ngân sách xã, phường, thị trấn năm trước sang ngân sách năm sau.

 

Phụ lục số 03

 

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2007

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số         /2006/NQ-HĐND ngày      tháng 7 năm 2006, HĐND Thành phố Hà Nội khoá  XIII, kỳ họp thứ 6)

 

 

I.ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức phân bổ

I

Quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể

 

 

 

1

Đơn vị dự toán cấp 1(1)

đồng/biên chế/năm

38.000.000

2

Đơn vị dự toán cấp 2

đồng/biên chế/năm

33.000.000

II

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề:

 

 

A

Giáo dục

 

 

1

Trung học phổ thông

đồng/học sinh/năm

1.880.000

2

Trường chuyên THPT

nt

4.080.000

3

Trung tâm giáo dục KTTH

nt

295.000

4

Trường khuyết tật([6])

nt

4.250.000

B

Đào tạo và dạy nghề

 

 

1

Cao đẳng sư phạm([7])

nt

10.000.000

2

Cao đẳng nghệ thuật

nt

11.300.000

3

Cao đẳng cộng đồng

nt

8.500.000

 

Trong đó: Hệ trung học

nt

6.100.000

4

Cao đẳng y tế

nt

8.500.000

 

Trong đó: Hệ trung học

nt

5.800.000

5

Trung học sư phạm

nt

6.600.000

6

Kinh tế, thương mại

nt

4.800.000

7

Trung học nông nghiệp

nt

5.600.000

8

Trung học xây dựng

nt

5.500.000

9

Điện tử điện lạnh

nt

5.500.000

10

Đồng hồ, điện tử, tin học

nt

5.500.000

11

Kỹ thuật cắt may

nt

5.500.000

12

Trung học công nghiệp

nt

6.100.000

13

KT giao thông vận tải

nt

6.100.000

14

CNKT cơ khí I

nt

6.100.000

15

Ăn uống, phục vụ

nt

4.400.000

16

TT dịch vụ việc làm

đồng/biên chế/năm

33.000.000

17

Trường ĐT BD cán bộ([8])

đồng/biên chế/năm

38.000.000

18

Đào tạo, bồi dưỡng

đồng/học sinh/năm

4.500.000

III

Sự nghiệp y tế, dân số KHH gia đình:

 

 

A

Chữa bệnh

đồng/giường bệnh/năm

 

1

BV Xanh Pôn

nt

43.000.000

2

BV Lao và Phổi

nt

43.000.000

3

BV Thanh Nhàn

nt

41.000.000

4

BV Tâm thần([9])

nt

41.000.000

5

BV Phụ sản

nt

40.000.000

6

BV Bắc Thăng Long

nt

40.000.000

7

BV U bướu

nt

40.000.000

8

Bệnh viện mắt

nt

40.000.000

9

BV Đức Giang

nt

40.000.000

10

BV Đống Đa

nt

38.000.000

11

BV Việt Nam-Cu Ba

nt

38.000.000

12

BV Y học Cổ truyền Hà Nội

nt

38.000.000

13

Bệnh viện huyện Đông Anh

nt

35.000.000

14

Bệnh viện huyện Thanh Trì

nt

35.000.000

15

Bệnh viện huyện Sóc Sơn

nt

35.000.000

16

BV tâm thần ban ngày Mai Hương

nt

32.000.000

17

Trung tâm điều trị 09

 

 

 

- Hoạt động bộ máy

đồng/biên chế/năm

35.000.000

 

- Chi giường bệnh([10])

đồng/giường bệnh/năm

30.000.000

18

BV Da liễu

đồng/giường bệnh/năm

32.000.000

19

Làng HB Thanh Xuân([11])

nt

34.000.000

20

TT chăm sóc sức khoẻ sinh sản

đồng/bc/năm

33.000.000

21

Giám định y khoa

đồng/bc/năm

33.000.000

22

TT kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm

đồng/bc/năm

33.000.000

23

TT truyền thông giáo dục sức khoẻ

đồng/bc/năm

33.000.000

24

TT thận học và lọc máu ngoài thận

đồng/ca chạy thận

200.000

25

Trung tâm VCCC

đồng/lượt VCCC

200.000

B

Phòng bệnh

 

 

23

TT y tế dự phòng

đ/bc/năm

33.000.000

24

TT kiểm dịch y tế QTế

đ/bc/năm

33.000.000

25

TT phòng chống HIV/AIDS

đ/bc/năm

33.000.000

26

Bệnh nhân tâm thân khám ngoại trú

đ/ng/luợt

290.000

27

Khám bệnh nhân da liễu

đ/ng/lượt

40.000

28

Khám bệnh nhân lao ngoại trú

đồng/người/lượt

690.000

29

Chi lượt khám cho đối tượng B

đồng/người/lượt

80.000

30

Phòng dịch

đồng/người dân/năm

1.000

31

Các hoạt động sự nghiệp y tế([12])

đồng/người dân/năm

3.000

C

KCB TE dưới 6 tuổi

đồng/trẻ em/năm

90.000

D

KCB người nghèo

đồng/người/năm

60.000

E

Dân số – KHH GĐ

đồng/người dân/năm

1.500

IV

Sự nghiệp văn hoá thông tin:

 

 

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp

đ/biên chế/năm

33.000.000

2

Các hoạt động sự nghiệp

đ/người dân/năm

5.000

V

Sự nghiệp phát thanh truyền hình

 

 

VI

Sự nghiệp thể dục, thể thao([13])

 

 

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp

đ/biên chế/năm

33.000.000

2

Các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng

đ/người dân/năm

750

VII

Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội([14])

 

 

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp

đ/biên chế/năm

33.000.000

 

II. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức phân bổ

I

Quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể:

 

 

 

Chi quản lý hành chính([15])

đồng/biên chế/năm

38.000.000

II

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo:

 

 

A

Giáo dục

 

 

1

Mầm non([16])

đồng/học sinh/năm

2.000.000

2

Tiểu học

nt

1.270.000

3

Trung học cơ sở

nt

1.730.000

4

Trung tâm giáo dục thường xuyên

nt

670.000

5

Trường khuyết tật

nt

4.250.000

B

Đào tạo

 

 

1

Trung tâm ĐTBD chính trị

đồng/biên chế/năm

33.000.000

2

Đào tạo, bồi dưỡng

đồng/học sinh/năm

4.000.000

III

Sự nghiệp y tế, dân số KHH gia đình:

 

 

1

Nhà hộ sinh quận

đồng/gb/năm

24.000.000

2

Phòng bệnh (quận, huyện)([17])

đồng/người dân/năm

4.000

3

Phòng khám đa khoa và trạm y tế xã, phường, thị trấn

đồng/biên chế/năm

33.000.000

4

Chương trình DS-KHHGĐ

đồng/người dân/năm

2000

IV

Sự nghiệp văn hoá thông tin

 

 

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp

đồng/biên chế/năm

33.000.000

2

Các hoạt động sự nghiệp

đồng/người dân/năm

4.500

V

Sự nghiệp phát thanh truyền hình

 

 

 

Đài truyền thanh huyện

đồng/đài/năm

440.000.000

VI

Sự nghiệp thể dục, thể thao

 

 

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp

đ/biên chế/năm

33.000.000

2

Các hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao

đ/người dân/năm

3.000

VII

Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:

 

 

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp

đồng/biên chế/năm

33.000.000

VIII

Chi quốc phòng([18])

đồng/người dân/năm

6.800

IX

Chi an ninh([19])

đồng/người dân/năm

6.500

X

Chi sự nghiệp kinh tế([20])

 

 

1

Nhóm 1: 04 quận cũ

Tỷ lệ %/dự toán chi SNKT đuợc giao năm 2006 (không bao gồm vốn XDCB và vệ sinh môi trường)

112

2

Nhóm 2: 05 quận mới

115

3

Nhóm 3: 05 huyện

118

XI

Chi thường xuyên khác của ngân sách

Tỷ lệ %/ tổng chi thường xuyên

1,5

XII

Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định([21])

Tỷ lệ %/tổng chi thường xuyên 7 lĩnh vực

5

 

 

III.  ĐỊNH MỨC CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG  THỊ TRẤN

 

Đơn vị tính: đồng/xã, phường, thị trấn/năm

 

STT

 

Nội dung

ĐM chi thường xuyên năm 2007

Tổng số

Chi hoạt động thường xuyên

Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

1

Số dân dưới 10.000 người

 

 

 

 

- Chi ngân sách xã, thị trấn

1.200.000.000

1.090.000.000

110.000.000

 

- Chi ngân sách phường

1.310.000.000

1.190.000.000

120.000.000

2

Số dân từ 10.000 - dưới 12.000

 

 

 

 

- Xã, thị trấn

1.300.000.000

1.180.000.000

120.000.000

 

- Phường

1.410.000.000

1.280.000.000

130.000.000

3

Số dân từ 12.000- dưới 14.000

 

 

 

 

- Xã, thị trấn

1.410.000.000

1.280.000.000

130.000.000

 

- Phường

1.520.000.00

1.380.000.000

140.000.000

5

Số dân từ 14.000 – dưới 16.000

 

 

 

 

- Xã, thị trấn

1.520.000.000

1.380.000.000

140.000.000

 

- Phường

1.630.000.000

1.480.000.000

150.000.000

6

Số dân từ 16.000 – dưới 18.000

 

 

 

 

- Xã, thị trấn

1.620.000.000

1.470.000.000

150.000.000

 

- Phường

1.730.000.000

1.570.000.000

160.000.000

7

Số dân từ 18.000 - dưới 20.000

 

 

 

 

- Xã, thị trấn

1.730.000.000

1.570.000.000

160.000.000

 

- Phường

1.840.000.000

1.670.000.000

170.000.000

8

Số dân từ 20.000 - dưới 22.000

 

 

 

 

- Xã, thị trấn

1.830.000.000

1.660.000.000

170.000.000

 

- Phường

1.940.000.000

1.760.000.000

180.000.000

9

Số dân từ 22.000 trở lên

 

 

 

 

- Xã, thị trấn

1.940.000.000

1.760.000.000

180.000.000

 

- Phường

2.050.000.000

1.860.000.0000

1.90.000.000

 

Số dân của từng quận, huyện, xã, phường, thị trấn được xác định theo số liệu do Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố Hà Nội công bố.

 

IV. VỀ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN:

 

Thống nhất nguyên tắc xác định số chi cho nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản của các quận, huyện (bao gồm cả đầu tư XDCB của xã, thị trấn) năm đầu thời kỳ ổn định là: không thấp hơn bình quân dự toán phân bổ đầu năm cho đầu tư phát triển (không bao gồm từ đấu giá quyền sử dụng đất) trong giai đoạn 2004-2006 của tất cả các nội dung phân cấp cho quận, huyện đối với từng quận, huyện, có ưu tiên cho các huyện ngoại thành, các quận mới.

 

 

 

HĐND THÀNH PHỐ HÀ NỘI                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN KINH TẾ-NGÂN SÁCH                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------                                                            ----------------------------

Số:        /KT-NSHà Nội, ngày      tháng 7 năm 2006

V/v: Xin ý kiến dự thảo Nghị quyết

về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội,

phân cấp ngân sách và định mức phân

bổ ngân sách năm 2007

 

 

Kính gửi: - Thường trực HĐND Thành phố

- Đ/c Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND Thành phố

 

Thực hiện nhiệm vụ do Thường trực HĐND Thành phố giao, sau kỳ họp HĐND Thành phố, ngày 27/7/2006 Ban Kinh tế - Ngân sách đã chủ trì cùng các sở: Nội Vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Y Tế rà soát và thống nhất các nội dung về phân cấp còn chưa thống nhất giữa các Đề án phân cấp trình kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố. Tham dự cuộc họp có: Các đồng chí Trưởng, Phó Ban chuyên trách Ban Kinh tế - Ngân sách, Phó giám đốc Sở Nội Vụ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó giám đốc Sở Y Tế, đại diện sở Tài Chính và một số cán bộ thuộc các cơ quan trên.

Cuộc họp đã thống nhất để đưa vào Nghị quyết HĐND các nội dung sau:

1. Thống nhất đề xuất của UBND tại Đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội về phân cấp quản lý y tế là:

-Thành phốquản lývệ sinh phòng dịch chung, cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh viện (bao gồm cả bệnh viện quận, huyện), cơ sở y tế tư nhân, dược tư nhân;

-Quận, huyệnquản lýphòng khám đa khoa,trạm y tế xã, phường, vệ sinh phòng dịch,y tế dự phòng; cấp giấy chứng nhận cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế; phối hợp quản lý y tế tư nhân trên địa bàn. Để thực hiện được các nội dung phân cấp trên, các quận, huyện cần phải thành lập Phòng y tế theo quy định.

Trên cơ sở đó, Sở Tài chính đã chỉnh lại phương án phân cấp nhiệm vụ chi đã đề xuất trước đây cho phù hợp (chuyển nhiệm vụ chi cho bệnh viện huyện từ 3 huyện về Thành phố) và định mức phân bổ ngân sách xã, phường (chuyển nhiệm vụ chi cho các trạm y tế từ xã, phường về huyện, quận).

(Mới đây,Sở Y tế lại đề nghị cân nhắc thêm việc chuyển các Phòng khám đa khoa về Thành phố hay tiếp tục để ở quận, huyện sau khi thành lập Phòng y tế tại các quận, huyện).

2. Lãnh đạo Sở Giáo dục đào tạo tiếp tục có ý kiến đề  nghị vẫn giữ5 trường mầm nonđiểm cho Thành phố quản lý, nhưng các sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ đều thống nhất phương án chuyển về quận, huyện quản lý (trong dự thảo Nghị quyết dự kiến chuyển về quận, huyện)

3. Thống nhất đưa vào Nghị quyết nội dung về phân chia nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất như sau: “Giao UBND Thành phố thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố quy định cụ thể về phân chia nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất được Thành phố giao cho các quận, huyện tổ chức thực hiện”.

4. Bổ sung quy định về nguyên tắc xác định số chi cho nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản của các quận, huyện (bao gồm cả đầu tư XDCB của xã) năm đầu thời kỳ ổn định là:Thống nhất nguyên tắc xác định số chi cho nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản của các quận, huyện (bao gồm cả đầu tư XDCB của xã) năm đầu thời kỳ ổn định là: không thấp hơn bình quân dự toán phân bổ đầu năm cho đầu tư phát triển (không bao gồm từ đấu giá quyền sử dụng đất) của tất cả các nội dung phân cấp cho quận, huyện đối với từng quận, huyện trong giai đoạn 2004-2006, có ưu tiên tỷ lệ tăng cao hơn cho các huyện ngoại thành, các quận mới”.

5. Thống nhất phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư như sau: “Quận, huyện thẩm định phê duyệt các dự án có tổng mức đầu tư đến nhóm C thuộc lĩnh vực quận, huyện quản lý và thuộc nguồn vốn ngân sách của quận, huyện”.

7.Về cấp phép để ô tô: Trong đề án trình HĐND là “Thành phố cấp phép sử dụng hè phố cho xe ô tô”. Thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị vì hè đã phân cấp cho quận, huyện quản lý sử dụng và duy tu, cấp phép sử dụng tạm thời cho để xe máy, xe đạp… thìnên phân cấp đồng bộ cho quận, huyện cấp phép sử dụng tạm thời hè cho để ô tô,còn Thành phố chỉ cấp phép sử dụng đường cho để ô tô(trong dự thảo Nghị quyết dự kiến như đề xuất của Ban Kinh tế - Ngân sách)

8. Các nội dung khác trong 3 phụ lục của dự thảo Nghị quyết cơ bản giữ nguyên như UBND trình (chỉ chỉnh câu chữ và bỏ phụ lục biểu của Đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội do trùng nội dung).

9. Riêng bản dự thảo Nghị quyết viết lại như đề xuất của Ban Kinh tế - Ngân sách (cho gọn và rõ ý hơn).

Toàn bộ Dự thảo Nghị quyết (cả 3 phụ lục) sau khi hoàn thành và công văn này đã xin lại ý kiến của các sở: Nội Vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Y tế.

Trên cơ sở góp ý của 4 Sở, Ban Kinh tế - Ngân sách đã hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết lần nữa. Trong đó:

- Tiếp thu toàn bộ ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Riêng về các đoạngạch chân, để trong dự thảo là để thể hiện những nội dung chỉnh sửa, bổ sung so với dự thảo UBND trình để nhấn mạnh xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo, khi Nghị quyết ban hành chính thức sẽ bỏ hết các gạch chân này.

- Sở Nội vụ đồng ý toàn bộ Dự thảo.

- Tiếp thu ý kiến của Sở Y tế về sửa lại tên một số bệnh viện, trung tâm của Sở Y tế cho chính xác hơn (Bệnh viện Hai Bà TrưngthànhBệnh viện Thanh Nhàn; Bệnh viện Y học dân tộcthànhBệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội; Trung tâm 09thànhTrung tâm điều trị 09; TT bảo vệ bà mẹ, trẻ emthànhTT chăm sóc sức khoẻ sinh sản; TT kiểm nghiệm dược phẩmthànhTT kiểm nghiệm dược phẩm và Mỹ phẩm; TT truyền thôngthànhTT truyền thông giáo dục sức khoẻ; TT thận và lọc máuthànhTT thận và lọc máu ngoài thận; Trung tâm VCCC 115thànhTrung tâm VCCC.

Riêng đề xuất của Sở Y tế về tăng định mức phân bổ cho 1 số bệnh viện sau khi thống nhất với sở Tài chính xin được giữ nguyên (không tiếp thu).

- Tiếp thu toàn toàn bộ ý kiến Sở Tài chính.

Riêng đề xuất sửa đoạn “Xã, phường được phép là chủ đầu tư các dự án < 3 tỷ đồng thuộc ngân sách Nhà nước”Thành“Xã, thị trấn được phép là chủ đầu tư các dự án < 3 tỷ đồng thuộc ngân sách Nhà nước; phường được phép làm chủ đầu tư các dự án không lớn hơn 3 tỷ đồng thuộc ngân sách Nhà nước khi có nguồn tăng thu, thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách xã, phường”.Sau khi trao đổi thống nhất lại với sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với các Sở đề xuất quy định chung như sau: “Về thẩm quyền phê duyệt, quyết định các dự án đầu tư của xã, phường, thị trấn, giao UBND Thành phố căn cứ vào quy định của Luật và tình hình thực tế của địa phương để quy định cụ thể và báo cáo Thường trực HĐND”.

Ban Kinh tế – Ngân sách xin kính trình các đồng chí cho ý kiến để hoàn chỉnh Nghị quyết này./.

 

Nơi nhận:TM. BAN KINH TẾ - NGÂN SÁCH HĐND TP HÀ NỘI

- Như trênTRƯỞNG BAN

- Các sở:KH&ĐT, TC, Ytế, NV

- Lưu

 

 

 

 

 

Lê Văn Hoạt

 

 

 

HĐND THÀNH PHỐ HÀ NỘI                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN KINH TẾ-NGÂN SÁCH                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------                                                            ----------------------------

Hà Nội, ngày      tháng 7 năm 2006

 

 

Kính gửi: Anh Phùng Hữu Phú, Chủ tịch HĐND Thành phố

 

 

Văn phòng đã gửi xin ý kiến Thường trực HĐND và các đồng chí Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND Thành phố về Dự thảo Nghị quyết Về phân cấp một số lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ ngân sách năm 2007 (kèm theo công văn số 135/KT-NS ngày 31/7/2006 của Ban Kinh tế – Ngân sách).

Đến hết ngày 07/8/2006, Ban Kinh tế - Ngân sách nhận được ý kiến trả lời của:

-            Thường trực HĐND.

-            Đồng chí Phó chủ tịch UBND: Hoàng Mạnh Hiển.

-            Các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND Thành phố không có ý kiến trả lại.

Trên cơ sở ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, Ban Kinh tế - Ngân sách đã tiếp thu và hoàn chỉnh lần cuối Dự thảo Nghị quyết.

Riêng đề nghị của Đồng chí Giám đốc sở Y tế về việc sau khi Thành lập các Phòng Y tế ở các quận, huyện thì chuyển các Phòng khám đa khoa về Thành phố quản lý, ngoài ý kiến đã thống nhất của 4 Sở tại cuộc họp ngày 27/7, Ban Kinh tế - Ngân sách đã trao đổi thêm với Ban Văn hoá – xã hội và các đồng chí Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy thì các ý kiến đều đề nghị để Phòng khám đa khoa ở quận, huyện quản lý. Ban Kinh tế - Ngân sách để trong Dự thảo Nghị quyết là để quận, huyện quản lý.

Ban Kinh tế - Ngân sách xin trình Anh duyệt ký Dự thảo Nghị quyết Về phân cấp một số lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ ngân sách năm 2007.

(Ban xin gửi kèm các ý kiến góp ý của Thường trực HĐND và các đồng chí Phó chủ tịch UBND Thành phố)

 

TRƯỞNG BAN KINH TẾ – NGÂN SÁCH

 

Kính,

 

 

 

 

Lê Văn Hoạt

 

 

HĐND THÀNH PHỐ HÀ NỘI                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN KINH TẾ-NGÂN SÁCH                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------                                                            ----------------------------

Hà Nội, ngày      tháng    năm 2006

 

Kính gửi: Các đồng chí Giám đốc các sở: Nội Vụ, Kế hoạch và đầu

tư, Tài Chính, Y Tế.

 

Trên cơ sở thống nhất tại cuộc họp sáng ngày 27/7/2006 giữa Ban Kinh tế - Ngân sách với các sở: Nội Vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Y tế, Ban Kinh tế - Ngân sách đã hoàn chỉnh Dự thảo Nghị quyết và Dự thảo Công văn báo cáo Thường trực HĐND và UBND Thành phố về Nghị quyết “Về Phân cấp một số lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ ngân sách năm 2007”.

Ban Kinh tế - Ngân sách xin gửi các đồng chí toàn văn Dự thảo Nghị quyết trên và Dự thảo Công văn báo cáo Thường trực HĐND và UBND Thành phố về Nghị quyết này.

Đề nghị các đồng chí góp ý kiến trực tiếp vào các văn bản trên và gửi lại Ban Kinh tế - Ngân sách vào đầu giờ sáng thứ 2 (ngày 31/7/2006) để Ban tổng hợp báo cáo Thường trực HĐND, UBND Thành phố.

Xin chân thành cám ơn sự phối hợp chặt chẽ của các đồng chí.

 

TRƯỞNG BAN KINH TẾ - NGÂN SÁCH HĐND THÀNH PHỐ

 

 

Lê Văn Hoạt

 

 

 

 

 

 

HĐND THÀNH PHỐ HÀ NỘI                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN KINH TẾ-NGÂN SÁCH                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------                                                  ----------------------------

Số:        /BC-KTNSHà Nội, ngày       tháng 7 năm 2006

 

 

BÁO CÁO THẨM TRA

 

TỜ TRÌNH VÀ ĐỀ ÁN PHÂN CẤP QUẢN LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA THÀNH PHỐ - QUẬN, HUYỆN - PHƯỜNG – XÃ - THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2007-2010; TỜ TRÌNH VÀ CÁC ĐỀ ÁN VỀ VIỆC PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007-2010; ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ CHI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2007.

 

Kính gửi:   Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội

 

Thực hiện sự phân công của Thường trực HĐND và sau khi thống nhất với các Ban của HĐND Thành phố, Ban Kinh tế - Ngân sách báo cáo ý kiến thẩm tra của Ban về 3 đề án: Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội; Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010; Định mức phân bổ dự toán ngân sách và chế độ chi tiêu ngân sách Thành phố Hà Nội năm 2007 và Dự thảo nghị quyết của HĐND Thành phố về 3 đề án trên như sau:

A/ Về các tờ trình và 3 đề án:

I. Những vấn đề chung:

1. Các tờ trình và đề án: Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội; Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010; Định mức phân bổ dự toán ngân sách và chế độ chi tiêu ngân sách Thành phố Hà Nội năm 2007 là những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền ở Thành phố Hà Nội không chỉ trong giai đoạn 2007-2010, mà một số nội dung còn có ảnh hưởng trong các năm sau. Việc HĐND Thành phố bàn và thông qua các đề án này sẽ quy định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn; phân cấp mạnh và tạo sự chủ động hơn cho chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước ở mỗi cấp.

2. Cả 3 đề án đã được Thành phố chỉ đạo xây dựng tích cực; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn của UBND Thành phố với các ban HĐND và các quân, huyện. Hầu hết các nội dung được trình bày cụ thể, rõ quan điểm theo hướng tăng cường phân cấp cho các quận, huỵên, xã, phường, thị trấn và phù hợp điều kiện thực tiễn của Hà Nội.

3. Về cơ bản chúng tôi nhất trí với các nội dung trình bày trong các tờ trình và 3 đề án trên. Ban Kinh tế - Ngân sách xin nhấn mạnh và đề nghị HĐND quan tâm một số nội dung cụ thể trong từng đề án như sau:

II. Các nội dung cụ thể trong các tờ trình, đề án

1. Tờ trình và Đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội giữa Thành phố - Quận, Huyện – Xã, Phường, Thị trấn giai đoạn 2007-2010:

Đề án không đề cập toàn bộ các nội dung về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền địa phương ở Thành phố Hà Nội, mà tập trung vào một số nội dung quy định của Trung ương còn chưa rõ, hoặc đề xuất những nội dung phân cấp cho phù hợp hơn với thực tế của Hà Nội; tập trung làm rõ nhiệm vụ quản lý gắn với trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của mỗi cấp chính quyền để làm căn cứ cho phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở Hà Nội giai đoạn 2007-2010. Với yêu cầu như vậy, Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản nhất trí với các nội dung của đề án, đồng thời kiến nghị HĐND tập trung thảo luận các vấn đề còn có ý kiến khác nhau sau:

- Nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí và nội dung phân cấp quản lý đường giao thông:

Về tiêu chí phân loại: Đề án đề xuất việc phân cấp quản lý, đầu tư xây dựng, duy tu, duy trì các loại đường giao thông, nhưng không đưa ra tiêu chí phân loại cụ thể sẽ khó xác định trong thực tế. Trong khi đó quy định về phân loại đường bộ và trách nhiệm quản lý các loại đường bộ đã nêu rất rõ trong Nghị định số 186/2004/NĐ-CP lại không được sử dụng([22]).

Về nội dung phân cấp quản lý đường giao thông: Đề án đề xuất “Thành phố… đầu tư xây dựng và duy tu khai thác đường tỉnh lộ,đường đô thị, đường trục chính đô thị,đường huyện…; phân cấp cho quận quản lý đầu tư xây dựng và duy tu, khai thác đường nhánh đô thị, đường ngõ xóm thuộc quận quản lý…; phân cấp cho huyện quản lý, đầu tư xây dựng và duy tu, khai thácđường liên thôn, liên xã; phân cấp cho xã quản lýđường liên thôn trong xãvà nội bộ thôn. Quy định như vậy vừa trùng nội dung (giữa đường đô thị và đường trục chính đô thị; đường liên thôn và đường liên thôn trong xã), vừa trái với quy định về phân cấp quản lý đường bộ tại Nghị định 186/2004/NĐ-CP([23]).

- Đa số ý kiến đề nghị phân cấp cho quận, huyện cấp phép sử dụng hè làm nơi để ô tô (vì đã phân cấp cho quận, huyện quản lý sử dụng, duy tu hè).

- Một số ý kiến đề nghị Thành phố phân cấp cho quận, huyện quản lý khai thác cát.

- Về phân quản lý quy hoạch xây dựng: UBND Thành phố đã có Quyết định số 48/2006/QĐ-UB ngày 11/4/2006 quy định về phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. Tuy nhiên, những quy định về phân cấp tại Đề án và tại Quyết trên của UBND đều có những điểm chưa phù hợp với Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây. Cụ thể là:

+ Cả Nghị định và Thông tư đều quy địnhUBND huyện lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các khu chức năng của đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5([24]). Song Đề án và quyết định của UBND chỉ phân cấp cho quận, huyện phê duyệt các quy hoạch loại này đối với các đô thị có quy mô nhỏ hơn 20 ha?

+ Điểm d, tiết 1, khoản II, mục IV của Thông tư15/2005/TT-BXD quy định: “UBND cấp huyện trìnhUBND cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựngvùng huyện,quy hoạch chung xây dựng đô thị loại 3, loại 4 và loại 5; quy hoạch chung xây dựng các quận của Thành phố trực thuộc Trung ương”. Song Đề án không phân cấp nhiệm vụ này cho các quận, huyện?

2. Tờ trình và Đề án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010; Đề án định mức phân bổ dự toán và chế độ chi tiêu ngân sách Thành phố Hà Nội năm 2007

Nhìn chung các nội dung của Tờ trình và 2 đề án được trình bày cụ thể, phù hợp với quy định của Luật; bảo đảm ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi và tăng cường phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho quận, huyện, xã, phường, thị trấn; cơ bản  gắn phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi với phân cấp kinh tế - xã hội. Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của Đề án. Đồng thời kiến nghị HĐND tập trung thảo luận các vấn đề còn có ý kiến khác nhau sau:

- Trong Đề án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đề xuât “Riêng nguồn thu từ các dự án đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất được Thành phố giao các quận, huyện tổ chức thực hiện được thực hiện theo quy định riêng của Thành phố”. Nhiều ý kiến cho rằng đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách ở Thành phố hiện nay. Vì vậy dù là khoản thu khá “đặc thù”, nếu chưa có được quy định cụ thể trong Đề án thì đề nghị cũng cần có quy định về nguyên tắc trong xử lý phân chia khoản thu này giữa Thành phố và các quận, huyện để tránh cách làm tuỳ tiện.

- Đề án có đề xuất chuyển nhiệm vụ chi cho sự nghiệp giáo dục mầm non từ ngân sách xã, phường về ngân sách quận, huyện, nhưng trong phần chi sự nghiệp kinh tế vẫn quy định “Ngân sách phường được chi…sửa chữa, cải tạo nhà trẻ, lớp mẫu giáo…”. Vậy có gì chưa đồng bộ ở đây? Mặt khác theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 thì chi trợ cấp cho nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở xã, thị trấn là do ngân sách xã chi (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).

-  Đề án định mức phân bổ ngân sách đề nghị định mức phân bổ chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định (chính xác hơn là “chi mua sắm lớn tài sản cố định và sửa chữa lớn cơ sở vật chất”) cho quận, huyện bằng 5% trên tổng chi thường xuyên của 7 lĩnh vực, song không cho biết tỷ lệ chi cho nhiệm vụ này của các quận huyện những năm qua như thế nào. Do vậy, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị bổ sung thêm là quy định là “Nhưng không thấp hơn tỷ lệ này tính bình quân cho các quận, huyện trong giai đoạn 2004-2006 và có tỷ lệ tăng hợp lý cho từng quận, huyện”.

- Một số định mức trong Đề án được tính theo tiêu chí dân số, vì vậy cũng cần bổ sung quy định về dân số tính theo số liệu nào (số liệu của Cục thống kê Hà Nội hay số liệu nào; dân số đầu năm hay dân số trung bình dự kiến?).

- Đề án định mức phân bổ dự toán mới chỉ xây dựng được định mức phân bổ chi thường xuyên, chưa xây dựng được định mức phân bổ chi đầu tư. Dó đó cần đề xuất một số nguyên tắc xác định nhu cầu chi đầu tư phát triển của các quận, huyện theo các nội dung phân cấp cho quận, huyện để làm căn cứ xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia cho từng quận, huyện và số bổ sung cân đối (nếu có) cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2007.Chúng tôi đề xuất nguyên tắc xác định là lấy bình quân thực chi cho đầu tư phát triển của của tất cả các nội dung phân cấp cho quận, huyện đối với từng quận, huyện trong giai đoạn 2004-2006 là một căn cứ và tăng lên một tỷ lệ cao hơn tăng chi thường xuyên bình quân chung của quận, huyện trong thời kỳ này, có ưu tiên tỷ lệ tăng cao hơn cho các huyện ngoại thành, các quận mới (do hạ tầng có khó khăn hơn).

- Ngoài ra, có một số nội dung đề xuất phân cấp chưa thống nhất giữa 3 đề án do UBND trình HĐND cần được khẳng định lại quan điểm cuối cùng để HĐND bàn, quyết định là:

+ Hiện tại các bệnh viện huyện, các Trung tâm y tế, phòng khám đa khoa đang do các quận, huyện quản lý. Nay Đề án phân cấp quản lý kinh tế – xã hội đề nghị chuyển các bệnh viện huyện về Thành phố quản lý. Nhưng Đề án về định mức phân bổ ngân sách vẫn tính phân bổ cho huyện?

+ Đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đề nghị tiếp tục phân cấp cho huyện Sóc Sơn quản lý rừng trên địa bàn huyện. Nhưng Đề án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi lại để nhiệm vụ chi bảo vệ, phòng chống cháy rừng ở Thành phố (dù Hà Nội chỉ duy nhất Sóc Sơn có rừng).

+ Đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đề xuất để quận, huyện quản lý các trạm y tế xã, phường. Nhưng đề án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi lại đề xuất chuyển nhiệm vụ chi của y tế phường về ngân sách phường.

+ Đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội không phân cấp cho quận, huyện quản lý các trung tâm thương mại. Nhưng dự thảo Nghị quyết lại phân cấp cho quận, huyện nhiệm vụ chi hoạt động quản lý các trung tâm thương mại do quận, huyện quản lý.

+ Đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đề xuất năm 2007 mở rộng phân cấp quản lý sử dụng, duy tu, duy trì hè cho các quận khác. Nhưng dự thảo nghị quyết không đề cập nội dung này.

B. Về dự thảo nghị quyết

1. Dự thảo Nghị quyết phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; phù hợp với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế của Thủ đô và đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật chung.

2. Hình thức, bố cục Dự thảo Nghị quyết đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 55/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ. Với một nghị quyết có nhiều nội dung quy định chi tiết như nghị quyết này thì việc đưa các nội dung quy định cụ thể của mỗi đề án thành các phụ lục như dự thảo là phù hợp.

3. Nội dung dự thảo Nghị quyết nhìn chung phù hợp với nội dung các tờ trình và đề án. Tuy nhiên, cách thể hiện từng điều trong nghị quyết và phụ lục thể hiện nội dung của đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội cần phải chỉnh sửa theo đúng văn phong nghị quyết và không trùng lắp. Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị các chỉnh sửa dự thảo nghị quyết như sau:

- Tên dự thảo nghị quyết: Như chúng tôi đã trình bày, do đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội chỉ đề cập phân cấp một số nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền ở Thành phố, nên tên nghị quyết cần sửa như sau cho phù hợp: “Nghị quyết về phân cấp một số lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ ngân sách năm 2007”.

- Về các điều của nghị quyết: Do các nội dung phân cấp cụ thể trong từng đề án đã được thể hiện trong các phụ lục của nghị quyết, nên các điều của nghị quyết cần viết gọn lại như sau:

Điều 1. Thông qua các đề án của UBND Thành phố về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ ngân sách ở Thành phố Hà Nội năm 2007 với các nội dung cụ thể quy định tại các phụ lục 01, 02, 03 kèm theo nghị quyết này”.

Điều 2: Thời kỳ ổn định ngân sách là 4 năm, từ năm 2007 đến hết năm 2010.

Điều 3: Giao UBDN Thành phố báo cáo xin ý kiến các cơ quan Trung ương theo thẩm quyền về những nội dung phân cấp quản lý kinh tế - xã hội theo đặc thù của Hà Nội trước khi thực hiện; rà soát các quy định của Thành phố để phù hợp với những quy định về phân cấp và tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dan Thành phố Hà Nội khoá XIII kỳ họp thứ 6 thông qua./.

- Về các phụ lục của Nghị quyết: Đề án phân cấp quản lý kinh tế - xã hội có 2 phụ lục (1 phụ lục ở dạng lời văn và 1 phụ lục ở dạng biểu) thể hiện cùng nội dung. Do đó, đề nghị bỏ 1 phụ lục thể hiện dạng biểu. Đồng thời bỏ nội dung “Quận, huyện … được uỷ quyền thẩm định và phê duyệt các dự án nhóm C thuộc lĩnh vực quận, huyện quản lý” khỏi phụ lục của nghị quyết. Vì quyền uỷ quyền là hoàn toàn thuộc quyền của người uỷ quyền và Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Phấp lệnh Thủ đô Hà Nội đã  quy định tại điều 24 “Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội có quyền: Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND quận, huyện… quyết định đầu tư các dự án nhóm C… thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND Thành phố”.

Các nội dung khác của cả 3 phụ lục cần chỉnh sửa theo kết quả thảo luận và quyết định của HĐND về 3 đề án này.

Ban Kinh tế - Ngân sách kính trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định.

 

 

Nơi nhận:

- Như trên

- Thường trực HĐND TP

- Chủ tịch, các PCT UBND TP

- Sở KH&ĐT, Sở TC, Sở Nội vụ

- VP TU, VP HĐND, VP UBND TP

- Các thành viên Ban KTNS

- Lưu

TM. BAN KINH TẾ - NGÂN SÁCH HĐND TP HÀ NỘI

TRƯỞNG BAN

 

 

 

 

Lê Văn Hoạt

 



(1)Riêng Hồ Tây đang lập đề án sẽ tiếp tục phân cấp sau.

(2)Điều 5, NĐ 186/2004/NĐ-CP quy định về phân loại đường như sau:

- “Hệ thống đường tỉnh là các đường trục trong địa bàn 1 tỉnh hoặc 2 tỉnh gồm đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc với trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường nối quốc lộ với trung tâm hành chính của huyện”.

- “Hệ thống đường huyện là các đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cum xã”.

 

(3)Bến bãi tập trung ( bến đầu mối phục vụ toàn thành phố hoặc một khu vực ); Bến bãi tại khu dân cư phục vụ trực tiếp tại khu dân cư đó

([4])Gồm 20 di tích: Thành cổ Hà Nội, Di tích Cổ Loa, Văn miếu Quốc tử giám, Di tích Hoả Lò, Di tích cách mạng 48 Hàng Ngang – 35 Hàng Cân, Di tích 5 D Hàm Long, Di tích 90 Thợ nhuộm, Di tích Gò Đống Thây, Di tích cách mạng Pháo Đài Láng, Di tích Chùa Láng, Di tích Đền Ngọc Sơn, Di tích Vua Lê, Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ (Phú Thượng), Di tích cách mạng nhà bà An (Phú Thượng), Di tích đình Đông Thiên, Di tích chùa Hưng Ký, Di tích ô Quang Trưởng, Di tích Bích Câu đạo quán, Di tích đền Bà Kiệu, Di tích 105 Phùng Hưng.

(5)Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Trường Câm điếc Xã Đàn, Trường tiểu học Bình Minh

(6)Theo Thông tư liên bộ Nội vụ và Ytế số 11/2005/TT- LB

(1)Riêng các cơ quan Thành uỷ: Văn phòng HĐND Thành phố: Văn phòng UBND Thành phố; Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội định mức phân bổ ngân sách được tính tăng thêm 15% so với định mức phân bổ đơn vị dự toán cấp I.

([6])Bao gồm các trường tiểu học Bình Minh, Nguyễn Đình Chiểu, Xã Đàn

([7])Định mức phân bổ cho trường cao đẳng sư phạm, trung học sư phạm đã bao gồm tiền miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm.

([8])Bao gồm các trường: ĐTBD cán bộ Lê Hồng Phong, ĐTBD cán bộ giáo dục, ĐTCB đội Lê Duẩn

([9])Bao gồm cả tiền ăn bệnh nhân theo quy định

([10])Bao gồm cả tiền ăn bệnh nhân theo quy định

([11])Bao gồm cả tiền ăn cho các cháu

([12])Chi  hoạt động sự  nghiệp y tế bao gồm: chi hoạt động  nghiệp vụ, lập các dự án kêu gọi viện trợ, chi các chương trình y tế.

([13])Đối với thể thao thành tích cao: dự toán chi được xây dựng trên cơ sở chế độ chi Thành phố đã quy định và số lượng vận động viên, huấn luyện viên cần đào tạo, luyện tập của Thành phố.

([14])Chi cho các đối tượng xã hội: Được tính trên cơ sở số đối tượng và chế độ chi cho từng đối tượng theo các quy định hiện hành của nhà nước, Thành phố.

 

([15])Văn phòng quận, huyện uỷ; Văn phòng HĐND và UBND quận, huyện định mức phân bổ ngân sách được tính tăng thêm 15% so với định mức phân bổ nêu trên.

([16])Định mức trên áp dụng cho các trường mầm non công lập, ngoài ra còn được áp dụng cho việc xác định mức ngân sách hỗ trợ các trường mầm non nông thôn (kể cả trường mầm non nông thôn thuộc quận Long Biên, Hoàng Mai)

([17])Bao gồm cả chi phòng bệnh của các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

([18])Đối với những quận, huyện: Có số dân từ 150.000 đến dưới 200.000 người, định mức phân bổ ngân sách được tính theo hệ số 1,2; Có số dân dưới 150.000 định mức phân bổ ngân sách được tính theo hệ số 1,5

([19])Đối với những quận, huyện: Có số dân từ 150.000 đến dưới 200.000 người, định mức phân bổ ngân sách được tính theo hệ số 1,2; Có số dân dưới 150.000 định mức phân bổ ngân sách được tính theo hệ số 1,5

([20])Đối với chi duy trì vệ sinh môi trường: Dự toán chi được tính trên cơ sở : Nhiệm vụ chi được phân cấp; Khối lượng công việc và đơn giá theo kết quả đấu thầu.

Đối với các nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế khác được phân cấp thêm cho quận, huyện từ năm 2007: Dự toán chi được tính trên cơ sở nhiệm vụ chi, khối lượng công việc được phân cấp, chế độ chi (định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá) hoặc theo đơn giá đặt hàng, đấu thầu.

([21])7 lĩnh vực: quản lý hành chính, sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp y tế - dân số kế hoạch hoá gia đình, sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp phát thanh truyền hình, sự nghiệp thể dục thể thao, sự nghiệp đảm bảo xã hội thuộc ngân sách quận, huyện. Nếu tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ chi bình quân chung cho các nhiệm vụ này của quận, huyện thời kỳ 2004-2006 thì lấy bằng tỷ lệ chi bình quân chung cho các nhiệm vụ này của quận, huyện thời kỳ 2004-2006 và có tỷ lệ tăng hợp lý cho từng quận, huyện.

([22])Điều 5, NĐ 186/2004/NĐ-CP quy địnhvề phân loại đường như sau:

- “Hệ thống đường tỉnhlà các đường trục trong địa bàn 1 tỉnh hoặc 2 tỉnhgồmđường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc với trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường nối quốc lộ với trung tâm hành chính của huyện”.

- “Hệ thống đường huyện làcác đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cum xã”.

- “Hệ thống đường xã làcác đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, xóm hoặc đường nối giữa các xã”.

- Hệ thống dường đô thị là các đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.

 

([23])Điều 31 NĐ 186/2004/NĐ-CP quy định về phân cấp quản lý đường bộ như sau:

- “UBND cấp tỉnh quản lý các hệ thống đường tỉnh,đường đô thịtrong phạm vi địa phương”

- “UBND cấp huyện và UBND cấp xã quản lý, bảo trì và khai thác các hệ thốngđường huyện, đường xã theo quy định của UBND cấp tỉnh”

([24])trừ các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính 2 quận, huyện trở lên; các khu chức năng thuộc đô thị mới;

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 12/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc bổ sung chủng loại, số lượng máy móc, thiết bị chuyên dùng của Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En vào Phụ lục tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản ban hành kèm theo Quyết định 511/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Quyết định 12/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc bổ sung chủng loại, số lượng máy móc, thiết bị chuyên dùng của Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En vào Phụ lục tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản ban hành kèm theo Quyết định 511/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Tài chính-Ngân hàng

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi